Mô hình Chuyên lúa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 55 - 60)

Chương III KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Thực trạng hiệu quả kinh tế các mô hình sử dụng đất chủ yếu của huyện Chương Mỹ

3.3.1. Mô hình Chuyên lúa

+ Vùng phân bố: Mô hình phân bố rộng khắp trên địa bàn 32 xã, thị trấn của huyện, nhưng do ưu đãi của tự nhiên mà vùng Đồng bằng của huyện có diện tích gieo trồng nhiều nhất 4.083 ha đất canh tác.

+ Quy trình canh tác:

- Vụ xuân (từ tháng 01 đến tháng 5)

Mạ Xuân được gieo trên nền đất cứng và che phủ nilon đúng kỹ thuật để phòng rét. Thời gian làm đất, lấy nước và thời vụ theo lịch gieo cấy của phòng Kinh tế huyện. Lúa xuân được cấy từ ngày 01 đến ngày 05 tháng 2 với mật độ 50 +- 5 khóm /m2.

- Vụ mùa (từ tháng 6 đến tháng 9)

Mạ mùa được gieo vào khoảng thời gian từ 15 đến 25 tháng 6 và xuống cấy từ ngày 05 đến ngày 15 tháng 7. Kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh theo hướng dẫn của cán bộ khuyến nông và Hợp tác xã nông nghiệp.

+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm

Sản phẩm của mô hình hộ gia đình sử dụng phần lớn, một phần nhỏ được bán ra thị trường qua những người buôn đưa đi các chợ trong huyện.

3.3.1.2. Chi phí sản xuất của mô hình

Kết quả tổng hợp các chỉ tiêu về chi phí sản xuất và thu nhập của mô hình Chuyên Lúa được nêu tại Bảng 3.5 và phụ lục số 01 và 02 của đề tài.

Bảng 3.5: Tổng hợp các chỉ tiêu chủ yếu của mô hình Chuyên lúa

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng Ghi chú

I CHI PHÍ SẢN XUẤT 1.000 đồng/ha 34.896

1 Chi phí vật chất 1.000 đồng/ha 24.365

2 Chi phí lao động thuê ngoài 1.000 đồng/ha 1.474

3 Dịch vụ mua ngoài 1.000 đồng/ha 7.718

4 Các chi phí khác 1.000 đồng/ha 1.339

II Lao động sử dụng Công/ha 444

1 Lao động gia đình Công/ha 431

2 Lao động thuê ngoài Công/ha 13

III THU NHẬP 1.000 đồng/ha 80.057

1 Doanh thu 1.000 đồng/ha 80.057

(Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra) Là mô hình truyền thống, kỹ thuật chăm sóc phần nhiều có từ kinh nghiệm sản xuất của nông hộ kết hợp với hướng dẫn của cán bộ khuyến nông nên trong những năm qua trên địa bàn các hộ đã giảm được lượng phân bón, thuốc trừ sâu, giống để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên việc áp dụng những giống cây lúa có năng suất, chất lượng cao triển khai còn chậm. Bên cạnh đó do nhận thức chưa đầy đủ về kỹ thuật trồng và chăm sóc nên dẫn tới một số hộ mặc dù sử dụng các yếu tố đầu vào lớn nhưng năng suất chưa cao.

3.3.1.3. Hiệu quả sản xuất của mô hình

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình 1 tính cho 1 ha đất canh tác được tính toán trên Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng của mô hình Chuyên lúa

TT Chỉ tiêu ĐVT Giá trị Ghi chú

I Chỉ tiêu tính cho 1 ha đất canh tác

1 GTSX/1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 80.057 2 CPTG/1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 32.083 3 GTGT/ 1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 47.974 4 TNHH/ 1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 46.500

5 LN/ 1 ha đất canh tác 1.000 đồng/ha 45.161

II Chỉ tiêu tính cho 1.000 đ CPSX

1 GTSX/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 2.495

2 GTGT/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 1.495

3 TNHH/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 1.449

4 LN/ 1.000đ CPSX đ/1000 đ 1.408

III Chỉ tiêu tính cho 1 công lao động

1 GTSX/1 công lao động 1.000 đ/Công 180

2 GTGT/ 1 công lao động 1.000 đ/Công 108

3 TNHH/1 công lao động 1.000 đ/Công 105

4 LN/1 công lao động 1.000 đ/Công 102

(Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra)

Hình 3.2. Mô hình Chuyên Lúa – xã Đông Phương Yên

Ảnh hưởng của một số nhân tố đến Hiệu quả kinh tế của mô hình Kết quả cha ̣y mô hình qua phần mềm STATA như sau:

. reg lny lnx1 lnx2 lnx3

Source | SS df MS Number of obs = 30 ---+--- F( 3, 26) = 48.26 Model | .097754165 3 .032584722 Prob > F = 0.0000 Residual | .017555202 26 .0006752 R-squared = 0.8478 ---+--- Adj R-squared = 0.8302 Total | .115309368 29 .003976185 Root MSE = .02598 --- Lny | Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval]

---+--- lnx1 | .0210446 .0305331 2.69 0.049 .0138063 .0417171 lnx2 | .1052406 .1475027 3.71 0.048 .0884368 .1979555 lnx3 | .4779405 .0398419 12.00 0.000 .3960443 .5598367 _ cons | 2.343782 .4341146 6.55 0.000 1.951446 3.736117 ---

Dựa vào bảng kết quả trên ta có phương trình hồi quy:

LnY = 2,344 + 0,02*LnX1 + 0,105*LnX2 + 0,478*LnX3

- R2 = 0.8478 cho thấy trong 100% sự biến động của Giá trị gia tăng đạt được thì có 84,78% biến động là do số công lao động sử dụng, mức chi phí vật chất và diện tích canh tác, còn 15,22% là do các yếu tố ngẫu nhiên và các yếu tố khác không có trong mô hình.

- Nhận thấy Prob > F = 0.0000 << 0.05 nên mô hình trên có ý nghĩa thống kê - Nhận thấy P>|t| của tất cả các biến độc lập đều nhỏ hơn 0,05 chứng tỏ các tham số của mô hình đều có ý nghĩa thống kê

- Điểm xuất phát của mô hình b = 2,344 cho thấy các nhân tố khác làm tăng Giá trị gia tăng đạt được Y là 2,344 = 220,8(ng.đồng)

- Mức chi phí vật chất X3 có ảnh hưởng lớn nhất tới Giá trị gia tăng đạt được trên 1ha, tiếp đó là số công lao động sử dụng X2 và ảnh hưởng ít nhất là diện tích đất canh tác X1

Như vâ ̣y, giải pháp quan tro ̣ng nhất để nâng cao chỉ tiêu GTGT/1 ha canh tác ở mô hình này là: Tăng cường đầu tư thêm các chi phí vâ ̣t chất về phân bón, giống, thuốc bảo vê ̣ thực vâ ̣t … và tăng cường sử du ̣ng lao đô ̣ng trong quá trình canh tác.

3.3.1.4. Kết quả phân tích SWOT cho mô hình Chuyên Lúa Điểm Mạnh

- Đất đai màu mỡ thuận lợi canh tác cây lúa.

- Hệ thống giao thông nội đồng, hệ thống tưới, tiêu tương đối hoàn thiện.

- Gần thị các thị trường lớn Hà Đông, Mỹ Đức, khu vực trung tâm Hà Nội … - Người dân cần cù, chịu khó, dám làm, có kinh nghiệm canh tác.

- Được hỗ trợ của nhà nước về Thuỷ lợi phí và Thuế sử dụng đất …

Cơ hội - Dễ tiếp cận với nguồn giống tốt.

- Là sản phẩm thiết yếu và giá lương thực tăng.

- Giao thông vận tải thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hoá.

- Khả năng tiếp cận với các tiến bộ khoa học kỹ thuật canh tác mới là rất cao.

Điểm Yếu

- Mật độ cơ giới hoá trong sản xuất còn thấp.

- Ruộng đất manh mún.

- Ít lao động có trình độ chuyên môn.

- Sản xuất ở quy mô hộ, nhỏ lẻ.

- Áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất còn chậm.

- Chưa có định hướng sản xuất hàng hoá theo quy mô lớn

Thách Thức - Chi phí đầu vào cho sản xuất ngày càng tăng.

- Do quá trình đô thị hoá dẫn đến diện tích canh tác ngày càng bị thu hẹp.

- Dịch bệnh có xu hướng diễn biến phức tạp khó phòng trừ.

- Thời tiết diễn biến bất thường.

- Khó có thể dồn điền, đổi thửa trong nông hộ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 55 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)