Hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 23 - 28)

1.2. Cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp

1.2.3. Hiệu quả kinh tế mô hình sử dụng đất nông nghiệp

Khái niệm hiệu quả sử dụng đất

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất, nó liên quan trực tiếp tới nền sản xuất hàng hoá dịch vụ và với tất cả phạm trù, quy luật kinh tế khác. Mặt khác Hiệu quả kinh tế cũng là một phạm trù kinh tế phản ánh chất lượng của các hoạt động kinh tế nó phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Ta có thể hiểu Hiệu quả sử dụng đất là mối quan hệ giữa các kết quả đạt được so với các chi phí nguồn lực bỏ ra trong quá trình sử dụng đất.

Trong sản xuất nông nghiệp hiệu quả sử dụng đất còn được hiểu là toàn bộ các lợi ích (trực tiếp và gián tiếp, trước mắt và lâu dài của cá nhân hộ và cộng đồng) thu được từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi diễn ra trên một đơn vị diện tích đất sử dụng.

Hiệu quả sử dụng đất là mối quan tâm hàng đầu trong điều kiện diện tích đất đai sử dụng trong sản xuất nông nghiệp đang ngày càng bị thu hẹp.

Nội dung hiệu quả sử dụng đất

Từ những quan điểm trên, hiệu quả sử dụng đất được xem dưới ba góc độ:

Hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và hiệu quả về mặt môi trường sinh thái.

- Hiệu quả kinh tế của sử dụng đất: Là kết quả hay lợi ích thu được từ hoạt động trồng trọt và hoạt động chăn nuôi diễn ra trên 1 đơn vị diện tích đất sử dụng.

Các kết quả thu được bao gồm: số lượng sản phẩm sản xuất ra, giá trị sản phẩm, lợi nhuận …

- Hiệu quả xã hội của việc sử dụng đất trong nông nghiệp: Là các tác động của hoạt động canh tác trên đất tới các vấn đề xã hội ở địa phương như tác động tới nhận thức và trình độ canh tác của người dân, vấn đề việc làm, thu nhập và đời sống, văn hoá tinh thần, điều kiện sinh hoạt.

- Hiệu quả về mặt môi trường, sinh thái của việc sử dụng đất trong nông nghiệp: Là việc các hoạt động canh tác của con người tới độ che phủ của cây trồng, mức xói mòn, khả năng giữ đất, giữ nước của đất, đa dạng sinh học trong môi trường sống…

Trong đề tài tác giả chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất.

Bản chất hiệu quả sử dụng đất

Bản chất đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng đất: Là sự tính toán, phân tích, xem xét mối quan hệ giữa phần thu được của mô hình (vật chất và phi vật chất) từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi diễn ra trên đất tính trên một đơn vị diện tích đất sử dụng và các yếu tố tác động tới mối quan hệ trên.

Hiệu quả sử dụng đất trong nông nghiệp là xem xét phần thu được từ các hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác, cũng như các tác động của hoạt động trồng trọt và chăn nuôi tới các vấn đề xã hội ở địa phương.

Hoạt động trồng trọt và chăn nuôi diễn ra trên diện tích đất canh tác có thể là các hoạt động riêng lẻ như trồng trọt hoặc chăn nuôi, hoặc trồng trọt kết hợp với chăn nuôi theo các mô hình chuyên canh hoặc các mô hình kết hợp. Trong nông nghiệp, do đối tượng cây trồng, vật nuôi hết sức phong phú, kèm theo điều kiện đất đai ở các vùng khác nhau, nên các mô hình chuyên canh hoặc kết hợp cũng rất đa dạng. Tuỳ từng mục tiêu cụ thể, khi đánh giá hiệu quả sử dụng đất chúng ta lựa chọn các mô hình điểm cho phù hợp.

1.2.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng đất

Nhóm các chỉ tiêu thể hiện kết quả và chi phí sản xuất + Giá trị sản xuất (GO)

Giá trị sản xuất (Gross Outputs) là toàn bộ sản phẩm vật chất và dịch vụ sản xuất được trong một đơn vị thời gian.

GO = (Qi x Pi)

Trong đó: Qi là sản lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ Pi là giá bán của một đơn vị sản phẩm i + Chi phí trung gian (IC)

Chi phí trung gian (Intermediate Costs) là toàn bộ các khoản chi phí về vật chất cho các hoạt động kinh tế, bao gồm các khoản chi phí về nguyên nhiên vật liệu, giống, phân bón, dịch vụ mua ngoài…

IC = (Cj x Pj)

Trong đó: Cj là lượng tiêu hao vật chất loại j Pj là giá của một đơn vị vật chất loại j + Giá trị gia tăng (VA)

Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị được sáng tạo ra của chủ thể kinh tế trong một thời kỳ nhất định.

Giá trị gia tăng VA được xác định trên cơ sở lấy tổng doanh thu trừ đi các khoản chi phí trung gian.

VA = GO – IC + Thu nhập hỗn hợp (MI)

Thu nhập hỗn hợp (Mix Income) là phần thu nhập của người sản xuất gồm cả công lao động của họ và lợi nhuận đạt được trong một thời kỳ nhất định.

Thu nhập hỗn hợp MI có thể được xác định thông qua các chỉ tiêu sau đây:

MI = VA – ( A+T+Lt)

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định T là các khoản thuế phải nộp

Lt là chi phí thuê mướn lao động bên ngoài + Lợi nhuận P

Lợi nhuận (Profits) là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi toàn bộ các chi phí sản xuất kinh doanh và nộp thuế cho ngân sách.

P = GO – Z – T

Trong đó: GO là tổng giá trị sản xuất (doanh thu) đạt được Z là tổng chi phí SXKD của sp (gồm cả VC và LĐ) T là các khoản thuế phải nộp

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực + Nhóm chỉ tiêu tính cho một đơn vị chi phí trung gian

Nhóm chỉ tiêu này cho biết bỏ một ngàn đồng vào chi phí sản xuất kinh doanh sẽ đem lại bao nhiêu đồng giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận cho người sản xuất.

- Giá trị gia tăng trên một đơn vị chi phí trung gian E1 = VA 1000

IC x  (đ/1000đ)

- Thu nhập hỗn hợp trên một đơn vị chi phí trung gian

E2 = MI 1000

IC x  (đ/1000đ)

- Lợi nhuận trên một đơn vị chi phí trung gian E3 = P 1000

IC x  (đ/1000đ)

+ Nhóm chỉ tiêu tính cho một công lao động

Nhóm chỉ tiêu này cho biết một công lao động sẽ làm ra bao nhiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận.

- Giá trị gia tăng trên một công lao động (VA/Ld) E4 =

Ld

VA (đ/1cônglđ)

- Thu nhập hỗn hợp trên một công lao động (MI/Ld) E5 =

Ld

MI (đ/1cônglđ)

- Lợi nhuận trên một công lao động (P/Ld) E6 =

Ld

P (đ/1cônglđ)

Nhóm các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng diện tích đất canh tác

Nhóm chỉ tiêu này cho biết mỗi một ha đất canh tác sẽ đem lại bao nhiêu giá trị gia tăng, thu nhập hỗn hợp và lợi nhuận cho người sản xuất.

- Giá trị sản xuất trên một ha đất canh tác (GO/ha):

E7 =

S

GO (đ/ha)

Trong đó: S là diện tích đất canh tác của chủ thể - Giá trị gia tăng trên một ha đất canh tác (VA/ha)

E8 =

VA

S (đ/ha)

- Thu nhập hỗn hợp trên một ha đất canh tác (MI/ha) E9 = MI

S (đ/ha)

- Lợi nhuận đạt được trên một ha đất canh tác (P/ha) E10 =

P

S (đ/ha)

Một số chỉ tiêu khác

Trong sản xuất nông nghiệp có hoạt động trồng cây lâu năm, có hoạt động đầu tư thu hồi vốn trong thời gian lớn hơn 1 năm. Đối với hoạt động nói trên, ngoài các chỉ tiêu hiện vật hiệu quả hiện vật và giá trị, cần phải sử dụng thêm các chỉ tiêu hiệu quả đầu tư dài hạn.

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng (NPV – Net Present Value):

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nâng cao hiệu quả các mô hình sử dụng đất trên địa bàn huyện chương mỹ hà nội (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)