Chương II MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
2.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tác giả nghiên cứu theo phương pháp duy vật biện chứng, xem xét sự vận động khách quan, khoa học. Ngoài ra tác giả còn sử dụng các phương pháp cụ thể sau:
2.4.1. Phương pháp kế thừa
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của khu vực nghiên cứu.
- Các số liệu thống kê có liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài.
- Các kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố.
- Các báo cáo, các quyết định, kế hoạch, niên giám thống kê … 2.4.2. Phương pháp khảo sát thực tiễn
Phương pháp đánh giá nông thôn RRA: Là phương pháp tìm hiểu về địa phương được thực hiện bởi một nhóm liên ngành trong thời gian ngắn và dựa trên các thông tin thu thập trước, quan sát trực tiếp và phỏng vấn khi cần thiết trong trường hợp có những câu hỏi không thể xác định trước đó.
Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân PRA: Là phương pháp tổng hợp của các phương pháp như quan sát thực địa, điều tra phỏng vấn các hộ nông dân, tổ chức thảo luận nhóm…
Để thu thập thông tin cho đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất và phân tích các nhân tố ảnh hưởng để đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp các bước công việc cần được thực hiện theo trình tự sau:
Sơ đồ 2.1: Các bước công việc thực hiện thu thập dữ liệu điều tra
Thu thập dữ liệu liên quan đến mô hình: Việc thu thập dữ liệu về các mô hình trong nông nghiệp thường rất khó khăn. Có thể xuất phát từ các hướng sau: Thu thập từ các báo cáo về điển hình kinh tế của địa phương, thu thập số liệu của các mô hình tương tự đã diễn ra và được công bố rộng rãi; Đến tham quan trực tiếp mô hình, phỏng vấn trực tiếp chủ mô hình, tiến hành điều tra mẫu, phỏng vấn nhóm.
Chọn mô hình
điểm
Thu thập thông tin, dữ liệu
Tổng hợp
thông tin Xây dựng hệ thống
bảng số liệu để phân tích, đánh giá
Sơ đồ 2.2: Phương pháp thu thập dữ liệu cho đánh giá mô hình
Chọn điểm nghiên cứu: Căn cứ đặc điểm địa hình của huyện cùng nguồn số liệu thu thập từ Chi cục thống kê huyện Chương Mỹ, phòng Kinh tế huyện tác giả đã xây dựng bảng số liệu phục vụ công tác lựa chọn mô hình điều tra cụ thể như sau:
PHƯƠNG PHÁP
THU THẬP DỮ
LIỆU
Quan sát thực tế Đánh giá
nhanh Đánh giá
theo nhóm về
sự thay đổi (trình
độ canh tác của chủ mô hình)
Điều tra hộ triển khai mô hình
- Quan sát theo chủ đề
- Lập bảng liệt kê các chỉ tiêu quan sát
- Do cán bộ nghiên cứu và các cán bộ có chuyên môn thực hiện.
- Chọn ngẫu nhiên hộ trong vùng có mô hình - Hỏi về các tác động của mô hình tới hộ (trình độ canh tác của hộ, khả năng nhân rộng của mô hình)
- Nội dung điều tra:
+ Cách thức triển khai mô hình;
+ Kết quả thu được;
+ Cá tác động của mô hình đến thu thập, trình độ canh tác của hộ.
- Các bước triển khai:
+ Chọn hộ có mô hình phù hợp;
+ Xây dựng Bảng mẫu điều tra;
+ Tiến hành phỏng vấn;
+ Kiểm tra lại kết quả phỏng vấn;
+ Tổng hợp kết quả phỏng vấn;
Bảng 2.1. Diện tích gieo trồng các mô hình sử dụng đất huyện Chương Mỹ Đơn vị tính: ha.
TT Mô hình sử dụng đất Vùng bán sơn địa Vùng ven sông Đáy Vùng Đồng bằng
1 Chuyên Lúa 2.355 2.187 4.083
2 2 Màu – 1 Lúa 312 82 395
3 Chuyên Ngô 166 210 38
4 Chuyên Rau 94 218 98
5 Cây ăn quả 502 42
6 Trồng hoa 50
7 Mô hình khác 312 16 67
Cộng 3.741 2.763 4.723
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện) Sau khi tổng hợp kết quả của từng vùng, dựa vào tính đại diện của các mô hình sử dụng đất mà tác giả đã lựa chọn các mô hình sử dụng đất sau để nghiên cứu trong đề tài:
- Mô hình sử dụng đất chuyên Lúa tại vùng đồng bằng.
- Mô hình sử dụng đất 2 Màu – 1 Lúa tại vùng đồng bằng.
- Mô hình sử dụng đất chuyên Ngô tại vùng bãi ven sông Đáy.
- Mô hình sử dụng đất chuyên Rau tại vùng bãi ven sông Đáy.
- Mô hình sử dụng đất trồng Hoa tại vùng bãi ven sông Đáy.
- Mô hình sử dụng đất trồng Cây ăn quả tại vùng Bán sơn địa.
Chọn xã để điều tra khảo sát các mô hình sử dụng đất: Tác giả lựa chọn 4 xã để tiến hành nghiên cứu dựa trên cơ sở phân vùng của huyện, bên cạnh đó việc lựa chọn còn phải đảm bảo các mô hình sử dụng đất trong xã mang tính phổ biến. Các
mô hình sử dụng trên địa bàn các xã phải mang lại hiệu quả kinh tế cho hộ gia đình và có khả năng nhân rộng trên địa bàn huyện. Xã được tác giải lựa chọn để khảo sát là: Đông Phương Yên, Lam Điền, Thuỵ Hương và Trần Phú.
Bảng 2.2. Tổng hợp diện tích các mô hình sử dụng đất trên các phân vùng Đơn vị tính: ha Xã
Mô hình
Trần Phú Lam Điền Thuỵ Hương Đông Phương Yên DT
trồng
% DT vùng
DT trồng
% DT vùng
DT trồng
% DT vùng
DT trồng
% DT vùng
Chuyên Lúa 298,7 7,31
2 Màu – 1 Lúa 57,96 14,6
Chuyên Ngô 72,4 34,4
Chuyên Rau 38,6 17,7
Trồng Hoa 9,1 18,2
Cây ăn quả 75,1 14,9
(Nguồn: Phòng kinh tế huyện)
Lựa chọn hộ gia đình để khảo sát
- Hộ gia đình được lựa chọn ngẫu nhiên nhưng phải là hộ có mô hình sử dụng đất là 1 trong 6 mô hình trên.
- Việc lựa chọn hộ gia đình khảo sát đảm bảo tiêu chí có cả hộ giàu và hộ nghèo, hộ trung bình.
- Số hộ lựa chọn để điều tra khảo sát: mỗi mô hình lựa chọn 30 hộ gia đình.
2.4.3. Phương pháp phân tích kinh tế
- Hàm sản xuất cobb douglas: Là một hàm Bảng thị ảnh hưởng của mô ̣t số
yếu tố sản xuất sử du ̣ng đến kết quả sản xuất.
Hàm Cobb – Douglas có da ̣ng:
Y = X11. X22. X33… Xmm
Trong đó: X1, X2, X3, … Xm là các biến giải thích.
là tham số
1, 2, 3, … m là các tham số ứng với các biến giải thích Xi
Hàm Y nêu trên là hàm phi tuyến đối với các biến giải thích Xi và phi tuyến đối với các tham số i. Bằng phép biến đổi logarit có thể chuyển về dạng hàm tuyến tính đối với các tham số:
Ln Y = Ln + 1Ln X1 + 2LnX2 + 3LnX3 + … + mLnXm
Trong hàm này, có thể thấy ichính là hệ số co dãn của Y đối với các biến giải thích Xi. Trong đề tài này tác giả sử du ̣ng hàm Cobb – Douglas để mô tả ảnh hưởng của mô ̣t số yếu tố sản xuất đến hiê ̣u quả kinh tế của mô hình sử du ̣ng đất như sau :
Y = X11. X22. X33
Ln Y = Ln + 1Ln X1 + 2LnX2 + 3LnX3
Trong đó: Y Giá tri ̣ gia tăng đa ̣t được trên 1 ha canh tác (đ/ha).
X1 Diện tích canh tác của hô ̣ điều tra (ha).
X2 Số lượng lao đô ̣ng sử du ̣ng cho mô hình (công/ha).
X3 Chi phí vâ ̣t chất cho mô hình (đ/ha).
Trên cơ sở số liê ̣u điều tra 30 hô ̣ gia đình đang áp du ̣ng từng mô hình sử
dụng đất cu ̣ thể tác giả đã sử du ̣ng phần mềm STATA để xây dựng mô hình hồi quy để xác đi ̣nh ảnh hưởng của từng nhân tố nêu trên đến chỉ hiê ̣u quả sử du ̣ng đất của mỗi mô hình.
- Phân tích SWOT (Strengthes: Điểm mạnh; Weaknesses: Điểm yếu;
Opportunities: Cơ hội; Threats: Thách thức): là việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức đối với một tổ chức hay cá nhân. Trong đề tài tác giả cùng với các hộ điều tra cùng phân tích để lập bảng phân tích SWOT cho từng mô hình.
2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu
Xây dựng hệ thống bảng số liệu
Sau khi đã thu thập được dữ liệu từ các nguồn khác nhau, tiến hành xây dựng bảng số liệu cho mô hình. Khi xây dựng bảng số liệu cần lưu ý đến các yếu tố giá ở các thời điểm khác nhau phải được quy về một mức giá ở một thời điểm nhất định, có thể quy đổi các đơn vị của địa phương ra đơn vị chuẩn như: Thước, sào thành m2 hoặc ha; thùng thành kg, tạ. Mỗi đối tượng cây trồng vật nuôi khác nhau đòi hỏi đầu tư, chăm sóc, chi phí khác nhau, vì vậy nên xây dựng bảng số liệu cho từng loại cây, con sau đó tổng hợp lại.
Nội dung đánh giá hiệu quả mô hình sử dụng đất
Nội dung đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất được phản ánh hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của mô hình được triển khai, thể hiện trong sơ đồ sau:
Sơ đồ 2.3: Nội dung đánh giá hiệu quả các mô hình sử dụng đất NỘI DUNG
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
ĐẤT
Hiệu quả kinh tế
Chỉ tiêu hiện vật: - Năng suất Chỉ tiêu giá trị:
- Giá trị sản xuất tính trên một đơn vị diện tích đất canh tác, một đơn vị diện tích đất gieo trồng.
- Giá trị gia tăng tính trên diện tích đất canh tác, diện tích đất gieo trồng.
- Giá trị sản phẩm hàng hoá tính trên diện tích đất canh tác, diện tích đất gieo trồng.
- Thu nhập hỗn hợp tính trên diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng.
- Lợi nhận tính trên diện tích đất canh tác, diện tích gieo trồng.
Chỉ tiêu hiệu quả đầu tư của mô hình (đối với mô hình đầu tư dài hạn).
- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV.
- Tỷ lệ hoàn vốn IRR.
- Nâng cao trình độ canh tác của hộ; giải quyết việc làm; tăng thu nhập; giảm thiểu ô nhiễm.
Hiệu quả xã hội
Trong đề tài tác giả chỉ tập trung đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất, chưa đánh giá hiệu quả về mặt xã hội. Nội dung các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình sử dụng đất được tác giả trình bày trong mục 1.2.3.2 của luận văn.
Chương III