Nội dung công tác tổ chức Công an xã, thị trấn

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 36)

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN

1.3. Nội dung tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn

1.3.2. Nội dung công tác tổ chức Công an xã, thị trấn

1.3.2.1. Xây dựng, kiện toàn tổ chức, bộ máy của Công an xã, thị trấn Theo quy định của Pháp lệnh số: 06/2008/PL-UNTVQH12 lực lƣợng CAXTT là lực lƣợng vũ trang bán chuyên trách, là công cụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước ở xã, thị trấn có trách nhiệm tham mưu cho cấp uỷ Đảng và UBND xã về công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở; làm nòng cốt xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ Quốc, thực hiện các biện pháp công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và các vi phạm khác theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trên địa bàn xã. Vì thế, về tổ chức của CAX, gồm các chức danh: Trưởng CAXTT, Phó CAXTT và CAV.

Tuy nhiên, trên thực tế, việc bố trí lực lƣợng CAXTT theo Pháp lệnh số: 06/2008/PL-UNTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc Hội của công an các tỉnh, thành phố là không thống nhất. Một số tỉnh, thành phố bố trí: 1 trưởng, 1 đến 2 phó, CAV thường trực ở xã và CAV ở thôn, làng, bản, ấp;

một số địa phương không bố trí CAV thường trực ở xã. Hầu hết các địa phương Trưởng CAXTT là bán chính quy, nhưng có địa phương (như thành phố Hồ Chí Minh, Bạc Liêu...) ở các xã phức tạp về ANTT, xã đô thị hoá và ở các thị trấn lại bố trí Trưởng CAXTT là lượng công an chính quy. Đối với chức danh cấp phó, ở các xã đang trong quá trình đô thị hoá; xã phức tạp về an ninh, trật tự; xã biên giới hải đảo và xã có đông dân (trên 10 nghìn người), hầu hết các địa phương bố trí 2 Phó CAXTT. Có một số ít địa phương bố trí chức danh tƣ pháp kiêm Phó CAXTT.

Về CAV, ngoài bố trí CAV theo địa bàn thôn, làng, bản, ấp theo quy định của Pháp lệnh số: 06/2008/PL-UNTVQH12; phần lớn địa phương còn có lực lượng thường trực tại trụ sở CAXTT (xã ít là 3 đến 5 đồng chí, xã nhiều là 7 đến 12 đồng chí). Các địa phương còn lại tuy không tổ chức riêng lực lượng thường trực, mà CAV ngoài nhiệm vụ phụ trách địa bàn còn phải luân phiên thường trực tại trụ sở CAXTT.

Nhƣ vậy, để thống nhất mô hình tổ chức công an trong toàn quốc, bảo đảm tính chính quy, tính đặc thù của lực lƣợng này, trên cơ sở của Pháp lệnh số: 06/2008/PL-UNTVQH12 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan đến xây dựng lực lƣợng CAXTT cần tiếp tục nghiên cứu để có định hướng thống nhất về mô hình tổ chức, nâng cao sức chiến đấu của CAXTT.

Qua thực tiễn hoạt động của CAXTT trong những năm gần đây, yêu cầu bảo đảm ANTT trong tình hình hiện nay, trên cơ sở các quy định của pháp luật hiện hành, đặc biệt là căn cứ vào các quy định của Luật Công an nhân dân, CAXTT có mô hình, cơ cấu tổ chức nhƣ sau:

- CAXTT gồm Trưởng CAXTT, 1 đến 2 Phó CAXTT và CAV (CAV thường trực và CAV ở thôn, làng, bản ấp).

- Trưởng CAXTT là công chức cấp xã, là Đảng uỷ viên và là Uỷ viên UBND xã, được đào tạo chương trình trung cấp nghiệp vụ công an trở lên.

+ Ở mỗi xã, thị trấn có ít nhất 1 Phó CAXTT. Những xã trên 10.000 dân;

xã phức tạp về địa lý; xã phức tạp về ANTT; xã giáp ranh với đô thị, xã biên giới, hải đảo thì phải có 2 Phó CAXTT. Phó CAXTT phải là công chức cấp xã, là đảng viên và cũng phải đƣợc đào tạo trung cấp nghiệp vụ công an trở lên.

+ CAV bố trí 2 lực lƣợng: Lực lƣợng phụ trách thôn, tổ dân phố, mỗi CAV phụ trách từ 1 đến 2 thôn hoặc tổ dân phố. CAV phụ trách thôn và tổ dân phố (ở thị trấn) là người làm công tác nắm tình hình, đấu tranh giải quyết những vi phạm nhỏ ở cơ sở, giúp cấp uỷ, trưởng thôn, tổ trưởng dân phố làm

tốt công tác vận động quần chúng tham gia phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng lực lƣợng tự quản, tự phòng, tự bảo vệ của thôn, tổ dân phố đƣợc phân công phụ trách. Lực lƣợng chuyên trách thực hiện nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và các vi phạm khác, thường trực tại trụ sở CAXTT và theo sự phân công của Trưởng, Phó CAXTT thực hiện những nhiệm vụ cụ thể về phòng chống tội phạm, tai, tệ nạn xã hội.

- Việc định biên số lượng Công an ở mỗi xã do Trưởng Công an huyện đề xuất, sau khi hiệp y với UBND cùng cấp đề nghị Giám đốc Công an tỉnh báo cáo UBND cùng cấp duyệt và quyết định.

- Tiêu chuẩn tuyển dụng vào lực lƣợng CAXTT nhƣ tiêu chuẩn tuyển dụng vào lực lƣợng Công an chính quy và phải chú trọng là đƣợc dân tín nhiệm, có khả năng làm công tác vận động quần chúng.

- Về bổ nhiệm, miễn nhiệm lực lƣợng CAXTT

+ Trưởng và Phó CAXTT do Trưởng Công an huyện, thị xã phối hợp với Thường trực cấp uỷ, thường trực UBND cấp xã lựa chọn, thẩm tra lý lịch tƣ pháp, đánh giá về phẩm chất năng lực và làm hồ sơ gồm lý lịch, đơn xin vào lực lƣợng CAXTT, thẩm tra lý lịch theo quy định của ngành Công an, các giấy tờ khác nhƣ bằng tốt nghiệp văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, giấy khám sức khoẻ... Sau khi hoàn thành hồ sơ, Trưởng Công an huyện có tờ trình đề nghị Chủ tịch UBND cùng cấp quyết định bổ nhiệm.

+ CAV do Trưởng CAXTT lựa chọn, sau khi báo cáo hiệp y với cấp uỷ, chính quyền cùng cấp làm hồ sơ như Trưởng, Phó CAXTT và có tờ trình Trưởng Công an cấp huyện ký quyết định bổ nhiệm.

+ Cấp có thẩm quyền bổ nhiệm đồng thời cũng là cấp có thẩm quyền miễn nhiệm đối với CAXTT.

- Đối với những xã, thị trấn cần bố trí lực lƣợng chính quy giữ chức Trưởng CAXTT hoặc cả Trưởng, Phó CAXTT và một số CAV thì Giám đốc

Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ƣơng xem xét quyết định và báo cáo Bộ Công an quyết định tổ chức như Công an phường.

1.3.2.2. Trang bị phương tiện, bảo đảm các điều kiện làm việc, chính sách đãi ngộ đối với lực lượng Công an xã, thị trấn

Là lực lƣợng vũ trang bán chuyên trách, với chức năng thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về ANTT và đấu tranh phòng chống tội phạm ở địa phương, vì vậy CAXTT cần được trang cấp đầy đủ trang phục, phù hiệu, biển hiệu, số hiệu, được trang bị công cụ hỗ trợ, vũ khí, phương tiện làm việc, hồ sơ tài liệu trong khi thi hành nhiệm vụ.

Căn cứ vào tính chất công tác gắn liền với nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của bản thân và gia đình cần có chính sách đãi ngộ có sức thu hút xứng đáng với công sức mà CAXTT phải thực hiện. Ngoài ra căn cứ vào khả năng ngân sách của địa phương và tình hình đời sống ở mỗi nơi, mà xem xét, quyết định chế độ bồi dƣỡng hợp lý, tạo điều kiện cho CAXTT yên tâm công tác. Để bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của Trưởng CAXTT, Phó Trưởng CAX và CAV được tham gia đóng bảo hiểm xã hội và khi đến tuổi nghỉ việc, có thời gian công tác đủ 15 năm trở lên hoặc mất thu nhập do ốm đau, tai nạn sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Nhà nước.

CAXTT trong khi thực hiện nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự hoặc bảo vệ tài sản tập thể, tài sản Nhà nước, tính mạng tài sản hợp pháp của nhân dân mà bị thương, bị hy sinh được xem xét công nhận là thương binh, liệt sỹ hoặc bị đối tƣợng trả thù, uy hiếp tính mạng, phá hoại tài sản của gia đình sẽ được xem xét hỗ trợ thêm ngoài khoản bồi thường của đối tượng theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, CAXTT được hưởng chế độ công tác phí như công chức cấp xã; khi bị ốm đau đƣợc đến các cơ sở y tế và đƣợc xét cấp tiền thuốc, chế độ

bồi dưỡng theo quy định; được xét khen thưởng định kỳ hoặc đột xuất theo quy định khi có thành tích xuất sắc trong công tác chiến đấu, Trưởng, Phó CAXTT có đủ điều kiện theo quy định của Bộ Công an, khi có nhu cầu đƣợc xem xét để tuyển dụng vào lực lƣợng chính quy.

1.3.2.3. Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng Công an xã, thị trấn có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

CAXTT ngoài các tiêu chuẩn về độ tuổi, lý lịch, phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, sức khoẻ, trình độ văn hoá cần thiết, sự tín nhiệm của nhân dân thì phải có năng lực và hiểu biết nhất định về pháp luật. Đây là yêu cầu bắt buộc. Theo quy định của pháp luật, để thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm của mình, khi thi hành công vụ CAXTT có quyền hạn [4].

- Kiểm tra đôn đốc các cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế đóng trên địa bàn xã và công dân trong xã thực hiện các quy định của pháp luật và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Quyết định của Uỷ ban nhân dân về an ninh, trật tự, an toàn xã hội; kiến nghị lên cơ quan có thẩm quyền xem xét, xử lý những hành vi vi phạm pháp luật;

- Trong khi tuần tra, canh gác được kiểm tra giấy tờ, hàng hoá, phương tiện đối với người có dấu hiệu phạm tội hoặc vi phạm hành chính trên địa bàn xã theo quy định của pháp luật;

- Thực hiện các biện pháp quản lý hành chính và các quyết định xử lý vi phạm hành chính về an ninh, trật tự, an toàn xã hội theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của Công an cấp trên;

- Trong trường hợp đuổi bắt người phạm tội quả tang, người đang có lệnh truy nã, cấp cứu người bị nạn, được huy động người và phương tiện giao thông của công dân trên địa bàn xã

Khi thực hiện các quyền hạn nêu trên liên quan trực tiếp đến hoạt động bình thường, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân. Vì vậy, đòi hỏi CAXTT

phải nắm vững và thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Chính vì vậy, sau khi tuyển chọn, CAXTT cần phải đƣợc đào tạo để có một trình độ chuyên môn nhất định và hàng năm phải đƣợc bồi dƣỡng nghiệp vụ để cập nhật, nâng cao kiến thức pháp luật, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ.

Đối chiếu với các quy định về đào tạo công chức cấp xã, thì Trưởng CAXTT phải đƣợc đào tạo trung cấp nghiệp vụ công an trở lên đối với vùng đồng bằng; sơ cấp nghiệp vụ công an trở lên đối với vùng sâu, vùng xa, miền núi. Đối với Phó CAXTT và CAV đƣợc bồi dƣỡng, tập huấn nghiệp vụ theo chương trình cơ bản của Bộ Công an.

Hiện nay, đã có 63/63 tỉnh, thành phố trong cả nước phối hợp với các trường Trung cấp An ninh nhân dân 1, Trung cấp An ninh nhân dân 2, Trung cấp Cảnh sát nhân dân 1, Trung cấp Cảnh sát nhân dân 2 mở 189 lớp, cấp bằng sơ cấp, trung cấp công an nhân dân cho 8.993 Trưởng CAXTT.

1.3.2.4. Công tác quản lý, hướng dẫn hoạt động của lực lượng Công an xã, thị trấn

CAXTT đƣợc xác định là cấp công an cơ sở, nhƣng đồng thời lại là một bộ phận chuyên môn của UBND xã. Để phát huy hiệu quả hoạt động của lực lượng này công tác quản lý hướng dẫn có một vai trò quan trọng. Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy Bộ Công an, nhiệm vụ quản lý hướng dẫn CAXTT Bộ giao cho Cục Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở Bộ, Phòng xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở Công an tỉnh, thành phố và đội Xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT ở cấp huyện là đơn vị có chức năng chủ trì về xây dựng, quản lý, hướng dẫn lực lượng CAXTT. Các đơn vị có chức năng liên quan thuộc các Tổng cục, Vụ, Cục của bộ là đơn vị phối hợp [5].

Đơn vị đƣợc giao trách nhiệm chủ trì về xây dựng lực lƣợng CAXTT

cần chủ động phối hợp với các đơn vị có chức năng liên quan trong và ngoài ngành nghiên cứu, tham mưu, đề xuất với lãnh đạo Bộ ban hành các văn bản quy định về công tác phối hợp xây dựng lực lƣợng CAXTT, quy định về nguyên tắc, chế độ công tác, lề lối làm việc, chế độ hồ sơ, công tác xây dựng lực lượng, thi đua khen thưởng, kỷ luật,... của CAXTT nhằm sớm hoàn thiện hệ thống văn bản chỉ đạo có tính nguyên tắc của Bộ Công an trong công tác xây dựng, quản lý lực lƣợng CAXTT thống nhất trong toàn quốc.

Kết luận chương 1

Qua sự phân tích Chương I đã cho chúng ta thấy rằng: CAXTT hình thành và phát triển cùng với việc xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng. Vì vậy, lực lƣợng CAXTT có vị trí vai trò rất quan trọng, là lực lƣợng chiến lƣợc, là công cụ chuyên chính, trọng yếu của cấp uỷ, chính quyền cơ sở; là lực lƣợng chủ công, chính yếu và trực tiếp thực hiện chức năng phòng chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật và tệ nạn xã hội ở cơ sở để bảo đảm an ninh trật tự, luôn luôn đƣợc xác định và thực sự là lực lƣợng nòng cốt đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở và làm nòng cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc. Lực lƣợng CAXTT đã có nhiều đóng góp quan trọng trong việc giữ vững ổn định an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội ở cơ sở góp phần vào thắng lợi chung của cách mạng Việt Nam. Xuất phát từ vị trí, tầm quan trọng của lực lƣợng CAXTT, đòi hỏi sự quan tâm đầu tƣ đồng bộ của cả hệ thống chính trị từ Trung ƣơng đến cơ sở, đặc biệt là ngành Công an để lực lƣợng CAXTT ngày càng lớn mạnh: Thống nhất về mô hình tổ chức, được trang bị đầy đủ về phương tiện, điều kiện làm việc, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng và đƣợc đào tạo huấn luyện, hướng dẫn, bồi dưỡng về nghiệp vụ … để lực lượng CAXTT có đủ khả năng hoàn thành nhiệm vụ bảo đảm an ninh trật tự ở cơ sở.

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)