Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN Ở THANH HÓA HIỆN NAY
3.3. Các giải pháp về tổ chức và hoạt động của Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa
3.3.6. Trang bị phương tiện phù hợp, thiết thực, bảo đảm điều kiện làm việc và chính sách, chế độ đãi ngộ đối với lực lƣợng Công an xã, thị trấn
Hoạt động (lao động) của CAXTT là hoạt động có tính chất đặc thù.
Ngoài sự đòi hỏi cao về cường độ, thời gian hoạt động, CAXTT là lực lượng đối mặt hàng ngày với nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của bản thân và gia đình. Vì vậy, cần phải có chính sách đãi ngộ phù hợp thì mới có thể thu hút và bảo đảm để họ yên tâm công tác.
Hiện nay Trụ sở nơi làm việc riêng của Công an xã, thị trấn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chƣa thực hiện theo Pháp lệnh Công an xã. Cơ bản đang phụ thuộc kinh phí của địa phương (cấp cơ sở) do Ủy ban nhân dân cấp xã bố trớ phòng làm việc cho Công an xã. Toàn tỉnh có: 38/607 đơn vị Công an xã, thị trấn có trụ sở làm việc riêng; có: 498/607 đơn vị Công an xã, thị trấn có
phòng làm việc riêng nhƣng trong công sở Ủy ban nhân dân xã; có: 71/607 đơn vị Công an xã, thị trấn chƣa có phòng làm việc, đang bố trí làm việc chung với các ban, ngành, đoàn thể khác [Bảng 3.2, 3.3]; [9].
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trích từ nguồn quỹ An ninh - Quốc phòng để hỗ trợ kinh phí thường xuyên cho hoạt động của Công an xã, đồng thời hỗ trợ kinh phí sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng… của Công an xã, thị trấn hàng năm. Chế độ lương và phụ cấp hàng tháng của lực lượng Công an xã, thị trấn toàn tỉnh được hưởng theo quy định. Trưởng Công an xã, thị trấn hưởng theo hệ công chức cấp xã, có bằng Trung cấp nghiệp vụ Công an xếp hộ số lương từ 2,65 đến 2,85. Có bằng sơ cấp nghiệp vụ Công an và bằng chuyên môn khác xếp hệ số lương 1,18.
Phó trưởng Công an xã, thị trấn hưởng hệ số : 1,0
Công an viên hưởng hệ số: 0,6
Bảo vệ thôn, bản, phố: 0,3
Theo quy định, Trưởng CAX, Phó Trưởng CAX và CAV được tham gia đóng bảo hiểm xã hội và BHYT, tuy nhiên hiện nay ở Thanh Hóa mới chỉ có Trưởng Công an xã, thị trấn được thực hiện theo quy định công chức cấp xã. Phó trưởng Công an xã và Công an viên chưa được tham gia đóng bảo hiểm xã hội và y tế (mới có 1 số Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trích kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương để hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và y tế cho Phó trưởng Công an xã và Công an viên. Trong đó: có 35 đ/c Phó trưởng Công an xã, 13 đ/c Công an viên được mua bảo hiểm xã hội; có 295 đ/c Phó trưởng Công an xã và 810 đ/c Công an viên đƣợc mua bảo hiểm y tế) [Bảng 3.4]; [9].
Việc điều chỉnh nâng bậc lương đối với các đồng chí Trưởng Công an xã, thị trấn có đủ thời gian công tác từ 60 tháng trở lên đã đƣợc thực hiện, đến nay đã có 153 đ/c Trưởng Công an xã, thị trấn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên. Tuy nhiên, có một số huyện việc thực hiện trợ cấp một lần cho các
đồng chí Trưởng Công an xã, Phó trưởng Công an xã và Công an viên có thời gian công tác liên tục từ đủ 15 năm trở lên nghỉ việc vỡ lý do chính đáng việc thực hiện đang còn gặp nhiều khó khăn, bất cập, chƣa đƣợc giải quyết.
Điểm mới của Thanh Hóa giúp lực lƣợng CA cơ sở có điều kiện, kinh phí hoạt động đó là: Xã hội hoá về tổ chức lực lƣợng công an xã và CAV theo đề án 375 của UBND tỉnh. Theo đó, tỉnh Thanh Hóa thành lập ở mỗi thôn một tổ bảo vệ ANTT, do 1 CAV làm Tổ trưởng, có từ 1 đến 2 Tổ phó là đại diện lực lƣợng thanh niên và lực lƣợng bảo vệ đồng điền. Giải pháp này cho phép chính quyền cơ sở sử dụng kinh phí tự cân đối trong nguồn kinh phí phục vụ cho ANTT để chi cho các CAV (Tổ trưởng bảo vệ ANTT) và các tổ phó là lực lƣợng hỗ trợ đắc lực cho CAV ở thôn, bản thực hiện công tác đảm bảo ANTT tại cơ sở.
Thành lập nhiều tổ ANXH ở mỗi thôn để tự quản về ANTT. Tổ ANXH đƣợc thành lập theo địa bàn dân cƣ, từ 10 hộ trở lên sống liền kề nhau, bố trí thành một tổ. Mỗi tổ có 1 Tổ trưởng và 1 đến 2 Tổ phó, đại diện các gia đình là tổ viên, do Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập. Với cách làm này, các thành viên trong tổ tự quản đóng góp kinh phí một cách tự nguyện, theo sự thống nhất trong từng thôn, giúp các CAV và Tổ ANXH có kinh phí hoạt động. Đây là giải pháp cơ bản, thấm sâu trong nhân dân, vừa huy động trực tiếp sức dân vào công tác ANXH, vừa giải quyết đƣợc một phần chính sách, đời sống và tạo điều kiện cho lực lƣợng làm công tác ANTT ở thôn, bản.
Đối với các địa bàn có nhiều doanh nghiệp hoạt động, chính quyền xã, thị trấn đƣa các doanh nghiệp tham gia các tổ ANXH hoặc tổ bảo vệ ANTT của thôn để họ có trách nhiệm đảm bảo ANTT ngay trong doanh nghiệp của mình, có trách nhiệm về ANTT trong khu dân cƣ, đồng thời họ có điều kiện hỗ trợ kinh phí cho lực lƣợng đƣợc phân công lo về công tác ANTT, trong đó có CAV. Đây là nguồn kinh phí khá lớn, ổn định để lực lƣợng chân rết của CAXTT hoạt động một cách thuận lợi, lâu dài.