Dự báo tình hình có liên quan và phương hướng xây dựng lực lƣợng Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa trong thời gian tới

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 75)

Chương 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG AN XÃ, THỊ TRẤN Ở THANH HÓA HIỆN NAY

3.2. Dự báo tình hình có liên quan và phương hướng xây dựng lực lƣợng Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa trong thời gian tới

Bên cạnh yêu cầu tăng cường đảm bảo ANTT trong giai đoạn hiện nay, tình hình an ninh chính trị trong những năm tới còn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp mới:

- Trên tuyến 192km biên giới Việt - Lào còn phải đối phó với những

diễn biến xấu do các tổ chức Phỉ hoạt động ở một số vùng thuộc tỉnh Hủa Phăn, Xiêng Khoảng (Lào) với mục đích thành lập "Vương quốc Mông" theo sự chỉ đạo của thế lực phản động ở nước ngoài, đứng đầu là Vàng Pao đang cư trú tại Mỹ. Tình hình này tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng của đồng bào trong các dân tộc thiểu số sống dọc biên giới Việt - Lào, nhất là trong vùng người Mông sinh sống. Khi có biến động ở phía ngoại biên hoặc khi lực lƣợng an ninh Lào truy quét các hang ổ của các tổ chức Phỉ, tỉnh Thanh Hóa sẽ bị hậu quả là các đối tƣợng Phỉ dạt sang ẩn nấp trong các khu vực địa hình hiểm trở thuộc các huyện Quan Sơn, Mường Lát, Lang Chánh, Thường Xuân, Quan Hoá. Chúng sẽ gây dựng cơ sở trong người dân tộc ở các vùng này, đồng thời kích động, tuyên truyền, lôi kéo người Mông vượt biên trái phép sang Lào với luận điệu "Theo Vương quốc Mông sẽ có cuộc sống sung sướng". Tình hình này kéo theo rất nhiều diễn biến phức tạp khác về ANTT mà lực lƣợng công an, trong đó trực tiếp là công an xã phải đối phó.

- Trên tuyến 102km bờ biển, đáng chú ý nhất là khả năng va chạm giữa tàu thuyền đánh cá của ngƣ dân các huyện Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Quảng Xương, Tĩnh Gia với tàu thuyền của người Trung Quốc, dẫn đến diễn biến xấu trong quan hệ Việt - Trung và gây hoang mang dao động trong bộ phận ngƣ dân Thanh Hóa (các năm 2011, 2012 đều đã xảy ra tình hình này). Tình trạng sử dụng chất nổ để khai thác hải sản trên biển có thể gia tăng cũng đang là mối nguy cơ đe doạ sự ổn định về ANTT trên biển, đòi hỏi lực lƣợng công an phải chủ động có biện pháp phòng ngừa có hiệu quả.

- Trong các khu vực tôn giáo, nhất là vùng công giáo và các tụ điểm của đạo Tin lành thuộc các huyện Nga Sơn, Tĩnh Gia, Thọ Xuân, Quảng Xương, Thành phố Thanh Hóa, Thị xã Sầm Sơn vẫn tiềm ẩn khả năng giáo hội đòi lại đất đai có nguồn gốc tôn giáo và khả năng truyền đạo Tin lành trái phép.

Tình hình này, nếu không có biện pháp vận động, thuyết phục và cách giải quyết tốt, rất dễ xảy ra xung đột giữa tôn giáo với chính quyền cơ sở, dẫn đến gây rối, đột xuất, bất ngờ và nguy hiểm hơn là các thế lực thù địch lợi dụng tình hình phức tạp để kích động, gây mất ổn định về chính trị.

- Ở các vùng nông thôn, đô thị đều tiềm ẩn các yếu tố mất ổn định do tranh chấp trong nội bộ nhân dân, nhất là trong vấn đề đất đai và có thể xảy ra căng thẳng giữa một phận nhân dân với chính quyền cơ sở trong các khu vực cần giải phóng mặt bằng, xây dựng khu công nghiệp hoặc mở rộng các tuyến giao thông. (Năm 2013 có khoảng trên 60 điểm tiềm ẩn khả năng này).

- Trong điều kiện hội nhập quốc tế và xu thế phân cực về điều kiện kinh tế trong xã hội, các loại tội phạm sẽ hoạt động với nhiều thủ đoạn, loại hình, hành vi phức tạp hơn, các loại tội phạm nghiêm trọng như: Cướp, cướp giật, giết người, đốt tài sản chưa có khả năng loại trừ, do tỉnh Thanh Hóa vẫn còn tồn tại khoảng trên 3.000 đối tƣợng hình sự và khoảng 3.000 đối tƣợng nghiện hút đang cƣ trú ở tất cả các khu dân cƣ [8]. Sự tác động của bọn tội phạm quốc tế, tác động của phim ảnh trong điều kiện thông tin nhƣ hiện nay đang tiềm ẩn khả năng phải đối phó với nhiều loại tội phạm mới mà lực lƣợng công an chƣa có kinh nghiệm phòng ngừa, đấu tranh.

Cùng với hoạt động của các loại tội phạm hình sự, các hoạt động xâm hại tài sản của Nhà nước, của các doanh nghiệp trong tỉnh cũng là vấn đề đáng quan tâm trong những năm tới.

Các khả năng tiềm ẩn về an ninh, trật tự trong tỉnh Thanh Hóa diễn biến ở mức độ nào, phụ thuộc rất nhiều vào các nỗ lực phòng ngừa, đấu tranh của lực lƣợng công an, nhất là lực lƣợng CAXTT.

Tình hình đó đòi hỏi việc xây dựng lực lƣợng CAXTT cần đƣợc đặt trên những quan điểm và định hướng sau đây:

1) Quá trình xây dựng, củng cố lực lượng Công an xã, thị trấn cần phải được đặt dưới sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng, sự quản lý điều hành của các cấp chính quyền và sự hướng dẫn, chỉ đạo của công an các cấp

Đây là quan điểm chỉ đạo mang tính nguyên tắc trong xây dựng lực lƣợng CAXTT.

Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã khẳng định:

Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng hợp của khối đại đoàn kết toàn dân, của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh của lực lƣợng và thế trận quốc phòng toàn dân với sức mạnh của lực lƣợng và thế trận an ninh nhân dân; xây dựng Quân đội, công an tinh nhuệ, chính quy, hiện đại gắn với coi trọng xây dựng lực lƣợng dân quân, tự vệ và công an, bảo vệ cơ sở [11].

Đảm bảo cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, chính quyền đối với xây dựng lực lượng CAXTT được thể hiện thông qua tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác xây dựng đảng, nâng cao chất lƣợng và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên trong lực lƣợng CAXTT.

Cơ chế lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp uỷ đảng, chính quyền đƣợc cụ thể hoá bằng những chủ trương, biện pháp cụ thể là thường trực Đảng uỷ phải thường xuyên nghe tình hình và chỉ đạo chủ trương tổ chức thực hiện; Bí thư hoặc Phó bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch UBND thường xuyên sinh hoạt với CAXTT; chú trọng tuyển chọn những đảng viên trung kiên tham gia lực lƣợng CAXTT; thành lập Chi bộ CAXTT trực thuộc Đảng bộ. Đối với sự quản lý, điều hành của UBND xã là cần phải thực sự đầu tƣ một cách cụ thể, thiết thực nhằm đảm bảo điều kiện cần thiết cho CAXTT tổ chức thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự, lấy việc đảm bảo sự ổn định về an ninh, trật tự là điều kiện, là tiền đề để phát triển kinh tế, văn hoá xã hội; chú trọng việc

thống nhất cao giữa chính quyền cơ sở với cơ quan Công an cấp trên trong việc quản lý điều hành lực lƣợng CAXTT.

Đảm bảo sự lãnh đạo, chỉ đạo của Công an cấp trên đối với CAXTT là chủ trương xây dựng lực lượng, tham mưu để các cơ quan chức năng đề ra chính sách, chế độ đãi ngộ phải ngang tầm với nhiệm vụ của CAXTT. Công an huyện phải phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Cấp uỷ, chính quyền cơ sở để đánh giá toàn diện về CAXTT.

2) Xây dựng tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công an xã, thị trấn gắn liền với việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động và củng cố chính quyền cơ sở

CAXTT là một bộ phận của hệ chống chính quyền ở cơ sở và có quan hệ chặt chẽ với các bộ phận khác trong hệ thống, chịu sự lãnh đạo của cấp uỷ và sự quản lý của chính quyền cơ sở. Vì vậy, việc xây dựng lực lƣợng CAXTT phải gắn liền với việc nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của cả hệ thống.

Hệ thống chính trị cơ sở ở xã của nước ta hiện nay bao gồm các tổ chức Đảng, chính quyền (HĐND và UBND), MTTQ và các đoàn thể quần chúng, trong đó chính quyền là trụ cột của hệ thống chính trị, là cấp chính quyền nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy hành chính nhà nước. Chính quyền xã là cơ sở, là công cụ sắc bén của nhân dân để thực hiện quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, là nơi tổ chức thực hiện và đưa các chủ trương, chính sách, pháp luật vào cuộc sống. Năng lực và hiệu quả hoạt động của chính quyền xã tác động trực tiếp đến việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân, bảo đảm cho khối đại đoàn kết toàn dân đƣợc thiết lập ngay từ cơ sở, bảo đảm cho sự phát triển, sự bình yên của đất nước và cuộc sống yên ổn của nhân dân. Công tác bảo đảm ANTT trên địa bàn xã luôn gắn liền công tác xây dựng chính quyền.

Xây dựng chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh, hệ thống chính trị cơ sở đƣợc nâng cao chất lƣợng hoạt động thì ANTT đƣợc giữ vững, đi vào nề nếp

kỷ cương và ngược lại. Vì vậy, từ nhiệm vụ chung về xây dựng bộ máy tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể cơ sở, đảng uỷ và UBND xã phải quan tâm đúng mức nhiệm vụ xây dựng lực lƣợng CAXTT, là lực lƣợng nòng cốt cho phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.

Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng lần thứ IV (khoá XI) về đổi mới và nâng cao chất lượng của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn đã chỉ ra những yếu kém, bất cập của hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn là:

Tình trạng tham nhũng, quan liêu, mất đoàn kết nội bộ, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân xảy ra ở nhiều nơi, có những nơi nghiêm trọng; chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận trong hệ thống chính trị chƣa đƣợc xác định rành mạch, trách nhiệm không rõ, nội dung và phương thức hoạt động chậm đổi mới, còn nhiều biểu hiện của cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp; đội ngũ cán bộ cơ sở ít đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng, chính sách đối với cán bộ cơ sở còn chắp vá [12].

Những yếu kém, bất cập trên là do sự thiếu dứt khoát trong phân cấp, thiếu rành mạch về chức năng, nhiệm vụ, cồng kềnh về tổ chức, chậm đổi mới về phương thức, chồng chéo về hoạt động, hạn chế việc phát huy sức mạnh của từng bộ phận và của cả hệ thống chính trị từ trung ƣơng đến cơ sở; các cấp, các ngành chƣa nhận thức đúng vai trò, vị trí của cơ sở; quan liêu, không sát cơ sở, sát nhân dân, không kịp thời bàn định chủ trương, chính sách để củng cố, tăng cường các tổ chức và đội ngũ cán bộ cơ sở. Phương thức hoạt động còn nặng về phổ biến chủ trương từ trên xuống bằng hội họp và giấy tờ.

Trong thời gian dài, thiếu quan tâm xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở cả về tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng và chế độ đãi ngộ.

Để nâng cao chất lƣợng hiệu quả của hoạt động, khắc phục những tồn tại yếu kém đã nêu trên cần xác định rõ chức năng, nhiệm vụ mối quan hệ

phối hợp của từng tổ chức, bộ phận trong hệ thống, đổi mới nội dung và phương thức hoạt động hướng vào phục vụ dân, sát với dân, được dân tin cậy.

Thực hành, phát huy dân chủ thực sự trong nội bộ các tổ chức của hệ thống chính trị ở cơ sở theo nguyên tắc tập trung dân chủ nâng cao kỷ luật, kỷ cương theo pháp luật. Xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có năng lực tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước gắn chăm lo công tác đào tạo, bồi dƣỡng giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở.

Chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị cũng nhƣ phong trào quần chúng ở cơ sở phụ thuộc chất lƣợng đội ngũ cán bộ. Để xây dựng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn có năng lực và phẩm chất đáp ứng đƣợc yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới cần quy định tiêu chuẩn cán bộ công chức xã trên cơ sở đó quy hoạch, tuyển chọn, bồi dƣỡng, sử dụng và có chính sách, chế độ đồng bộ, phù hợp với tính chất hoạt động của từng loại cán bộ cơ sở.

3) Xây dựng mô hình tổ chức Công an xã bao gồm cả các hình thức tổ chức tự quản về an ninh trật tự ở cơ sở

Lực lƣợng CAXTT là nòng cốt trong công tác bảo vệ ANCT và trật tự an toàn xã hội ở cơ sở. So với lực lƣợng công an chính quy thì lực lƣợng CAXTT (bán chuyên trách) ở Thanh Hóa có số lƣợng gấp gần 2 lần (7.636/4.600). Trên thực tế, ở mỗi xã có 1 Trưởng Công an xã, 1 đến 2 Phó trưởng Công an xã và một số công an viên là quá máng so với địa bàn và tình hình phải giải quyết hàng ngày ở xã, chƣa kể khi có tình hình phức tạp cần tập trung lực lƣợng thì số lƣợng này không thể đáp ứng đƣợc, nếu nhƣ không tính đến một hệ thống tổ chức rộng khắp để lo việc đảm bảo ANTT từ cơ sở.

Do vậy, xây dựng lực lƣợng CAXTT (lực lƣợng nòng cốt) ở Thanh Hóa cần tổ chức thực hiện nghiêm túc, có kết quả Chỉ thị số 10 và đề án 375

của UBND tỉnh về việc củng cố Ban chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở. Theo đề án này, ở mỗi xã thành lập một Ban chỉ đạo về công tác ANTT do Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, Trưởng Công an xã làm Phó trưởng ban thường trực và Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc làm Phó trưởng ban để huy động các ngành, các giới, các thành phần xã hội ở cơ sở vào các công việc nhằm giữ gìn ANTT tại các thôn, bản [20].

Ban chỉ đạo ANTT cấp xã do UBND huyện ra quyết định thành lập, có nhiệm vụ tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng các phương án, kế hoạch triển khai và tổ chức thực hiện mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ về công tác đảm bảo ANTT trên địa bàn; đôn đốc, hướng dẫn các ngành, các đoàn thể, các cơ quan đóng trên địa bàn trong việc thực hiện kế hoạch công tác đảm bảo ANTT; tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân trong xã, thị trấn chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các quy định, quy ước của địa phương, tích cực tham gia phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, vận động quần chúng tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ những người vi phạm pháp luật tại địa bàn.

Tại mỗi thôn, bản, khu phố thành lập một tổ bảo vệ ANTT do 1 đồng chí công an viên làm Tổ trưởng và có 2 Tổ phó. Tổ bảo vệ ANTT do Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập trên cơ sở tín nhiệm của nhân dân trong thôn bản, có nhiệm vụ thường trực bảo vệ ANTT ở thôn bản; nắm tình hình ANTT, kịp thời báo cáo Trưởng thôn, CAXTT; tuyên truyền vận động người dân trong thôn bản chấp hành pháp luật và quản lý, giáo dục người vi phạm pháp luật; phát hiện những mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân để tổ chức hoà giải kịp thời, ngăn chặn xảy ra phạm tội; tổ chức tuần tra canh gác bảo vệ thôn bản, phát hiện tình hình gây mất ANTT để ngăn chặn. Hệ thống chân rết của Tổ bảo vệ ANTT thôn là các Tổ ANXH là tổ chức quần chúng tự quản gồm nhiều hộ sống gần nhau để cùng nhau thực hiện đường lối, chính sách,

pháp luật của Đảng, Nhà nước, các quy định, quy tắc, quy ước về ANTT, là tổ chức hạt nhân trong phong trào bảo vệ ANTT ở khu dân cƣ.

Mỗi Tổ ANXH có 1 Tổ trưởng, 1 đến 2 Tổ phó và thành viên là đại diện các hộ gia đình trong tổ, do Chủ tịch UBND xã ra quyết định thành lập, trên cơ sở nhân dân trong tổ bầu ra. Hiện nay, ở Thanh Hóa có 77.919 Tổ trưởng, Tổ phó ANXH [Bảng 3.1].

Với hệ thống tổ chức này, ở mỗi xã, thị trấn có một lực lƣợng đông đảo, đƣợc tổ chức chặt chẽ, chỉ đạo thống nhất, chuyên lo việc đảm bảo ANTT ở từng nhóm dân cƣ trong thôn, bản. Theo cách làm này, trong toàn tỉnh Thanh Hóa có 101.870 người làm công tác ANTT bao gồm: cấp xã 11.948 (kể cả 5.979 CAV ở thôn bản đƣợc cơ cấu vào Ban chỉ đạo ANTT xã, thị trấn); cấp thôn 17.979; khu dân cƣ 77.919 [Bảng 3.1]. Đây là lực lƣợng hùng hậu, bám sát cơ sở, giúp cho CAXTT thực hiện tất cả các công việc về ANTT một cách khép kín địa bàn, có trách nhiệm, mang lại hiệu quả cao [21].

Do vậy, cùng với xây dựng lực lƣợng CAXTT, nhất thiết phải xây dựng và duy trì hoạt động của các tổ chức, các mô hình làm công tác ANTT ở cơ sở.

4) Tổ chức và hoạt động của lực lượng Công an xã, thị trấn phải tính toán hợp lý trong mối quan hệ, phối hợp hoạt động với lực lượng Công an phụ trách xã về an ninh trật tự

Do tính chất quan trọng đặc biệt của công tác đảm bảo ANTT ở cơ sở và thực trạng về trình độ, khả năng đáp ứng tình hình của lực lƣợng CAXTT, Bộ Công an ban hành Quyết định số 1561 về quy chế tổ chức, hoạt động của lực lƣợng Công an phụ trách xã về ANTT nhằm hỗ trợ toàn diện cho lực lƣợng CAXTT trong công tác đảm bảo ANTT trên từng địa bàn.

Theo Quy chế 1561, Công an các huyện, thị, thành phố phải tăng cường lực lượng chính quy xuống các xã để hướng dẫn CAXTT về nghiệp vụ, giúp CAXTT về các thủ tục, phương án, kế hoạch công tác nhằm đảm bảo tốt

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 63 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)