Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG
2.2. Tổ chức và hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Công an xã, thị trấn ở Thanh Hóa
2.2.1. Thực trạng tổ chức của lực lượng Công an xã, thị trấn
Thực hiện Pháp lệnh số: 06/2008/PL-UNTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và Thông tư số 12/TT-BCA, ngày 08/4/2010 của Bộ Công an tính đến nay, lực lƣợng CAXTT trong toàn tỉnh có 7.636 đồng chí, bao gồm:
- Cấp Trưởng Công an xã, thị trấn
Có 598 đồng chí, trong đó đảng viên 595 đ/c chiếm 99,50%, 554 đ/c là Đảng uỷ viên (92,64%); 373 đ/c là công chức; 8 đ/c tham gia HĐND, 397 đ/c là uỷ viên UBND xã.
Về trình độ văn hoá: 02 đ/c tốt nghiệp Trung học cơ sở (0,33%); 596 đ/c tốt nghiệp PTTH (99,67%).
Về trình độ chuyên môn: 49 đ/c tốt nghiệp đại học (8,19%); 09 đ/c tốt nghiệp Cao đẳng (1,51%); 421 đ/c tốt nghiệp Trung cấp (70,40%)
Về trình độ chính trị: Trung cấp 459 đ/c (76,76%); sơ cấp 120 đ/c (20,07%);
Về trình độ nghiệp vụ: Sơ cấp 17 đ/c (2,84%); trung cấp 468 đ/c (78,26%);
- Phó Trưởng Công an xã, thị trấn
Có 1.176 đồng chí, đảng viên chiếm 1.082 đ/c, trong đó 15 đ/c tham gia cấp uỷ; 19 đ/c kiêm tƣ pháp xã, 30 đ/c tốt nghiệp đại học, 12 đ/c tốt nghiệp cao đẳng, 369 trung cấp, 118 sơ cấp. Về trình độ chính trị: Trung cấp 284 đ/c;
sơ cấp 336 đ/c;
- Công an viên
Có 5.862 đồng chí, trong đó 2.290 đảng viên, 3.189 đ/c kiêm phó thôn;
có 20 đ/c tốt nghiệp đại học, 07 đ/c tốt nghiệp cao đẳng, 148 đ/c tốt nghiệp trung cấp; 2.620 đ/c tốt nghiệp PTTH; 3.010 đ/c tốt nghiệp THCS; 106 đ/c tốt nghiệp tiểu học. Trình độ chính trị: 128 trung cấp; 408 sơ cấp [Bảng 2.2]; [9].
Từ năm 2006 (trước khi Quốc hội ban hành Pháp lệnh Công an xã) trên cơ sở Nghị định số 40/NĐ-CP của Chính Phủ, quán triệt Nghị quyết 08 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam về chiến lƣợc ANQG trong tình hình mới; Nghị định 08 của Chính phủ về toàn dân bảo vệ ANTQ; Nghị quyết số 03 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác ANTT, Tỉnh uỷ, UBND, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tập trung chỉ đạo cao độ công tác đảm bảo ANTT và xây dựng lực lƣợng công an tại cơ sở:
- Ngày 28/7/2006, Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hóa ra Nghị quyết số 01/NQ-TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đổi với phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ.
- Năm 2006, Công an tỉnh Thanh Hóa có đề án bố trí lực lƣợng CAXTT.
- Ngày 31/1/2007, Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 167/2007/QĐ- UBND về việc điều chỉnh mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn, bản, phố.
Trong đó, Phó CAXTT đƣợc nâng mức phụ cấp hàng tháng từ 230.000 đồng lên 300.000 đồng; điều chỉnh mức phụ cấp của CAV từ 110.000 đồng lên 165.000 đồng/tháng.
- Ngày 19/3/2008, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 10/CT- UBND về phát động phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ, xây dựng khu dân cƣ an toàn về ANTT.
- Ngày 14/2/2008 Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 375/QĐ- UBND phê duyệt đề án "Củng cố tổ chức Ban chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở".
- Ngày 30/4/2008 Ban Chỉ đạo 138 Thanh Hóa ra Kế hoạch số 13/KH- BCĐ triển khai thực hiện đề án 375 và Chỉ thị số 10. Trong đó quy định ở mỗi thôn, bản hưởng 1/2 định xuất phụ cấp của CAV.
- Ngày 15/5/2008 Công an tỉnh Thanh Hóa có Kế hoạch số 60/KH- PV11 về xây dựng khu dân cƣ an toàn về ANTT.
- Ngày 14/2/2008, Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 378/QĐ- UBND quy định mô hình tổ chức làm công tác ANTT ở xã, phường, thôn bản.
- Ngày 15/8/2008, Công an tỉnh Thanh Hóa có phương án tăng cường lực lƣợng Cảnh sát khu vực, Công an phụ trách xã, thị trấn toàn tỉnh.
- Năm 2005 UBND tỉnh có đề án về công tác đào tạo Trưởng, Phó CAXTT. Theo đó, Trưởng Công an các xã thuộc miền núi sẽ được đào tạo trình độ sơ cấp công an (thời gian 1 năm); Trưởng Công an các xã thuộc các huyện miền xuôi đƣợc đào tạo trình độ trung học CAND (thời gian 2 năm).
Từ năm 2006 – 2014 Công an tỉnh đã phối hợp với Sở Nội vụ, Trường Cao đẳng An ninh nhân dân I và Trường Cao đẳng Cảnh sát nhân dân của Bộ Công an đào tạo 01 lớp trình độ Sơ cấp với 99 đ/c, 07 lớp trình độ Trung cấp với tổng số 922 đ/c (trong đó Trưởng Công an xã 467 đ/c, Phó trưởng Công an xã 433 đ/c, nguồn quy hoạch Trưởng Công an xã 175 đ/c. Đã đào tạo xong 01 lớp Sơ cấp và 05 lớp Trung cấp, hiện nay còn 02 lớp Trung cấp đang đào tạo). Từ 2007 đến 2013, Công an tỉnh Thanh Hóa tổ chức tập huấn nghiệp vụ theo chương trình quy định của Bộ Công an cho 5.200 lượt Trưởng, Phó Công an xã và 18.779 lƣợt CAV [8].
Căn cứ các Chỉ thị, Nghị quyết của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thanh Hóa, hướng dẫn của các ngành công an, quân đội, nội vụ về công tác ANTT và xây dựng lực lƣợng CAXTT, cấp uỷ, chính quyền các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đều có các kế hoạch, chương trình thực hiện đồng bộ, có hiệu quả.
Nhằm nâng cao nhận thức và để cấp uỷ, chính quyền, các ngành, đoàn thể nắm vững các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CAXTT và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về CAXTT nhất là Pháp lệnh số: 06/2008/PL-UBTVQH12 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (Pháp lệnh CAX) và Thông tư số 12/TT-BCA về CAXTT, UBND tỉnh đã ra chỉ thị, kế hoạch triển khai thực hiện. Ngay sau khi Pháp lệnh Công an xã đƣợc ban hành và thực hiện kế hoạch số 17/KH- BCA(V19) ngày 23/02/2009 của Bộ Công an về việc tổ chức triển khai, thi hành pháp lệnh Công an xã trong lực lƣợng Công an nhân dân. Công an tỉnh Thanh Hóa đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ra kế hoạch số 20/2009/KH-UBND ngày 17/03/2009 triển khai cho các ban ngành trong toàn tỉnh về nội dung Pháp lệnh Công an xã và các văn bản có liên quan.
Thực hiện Pháp lệnh Công an xã và Nghị định 73/2009/NĐ-CP ngày 07/09/2009 của Chính phủ, Thông tƣ số 12/2010/TT-BCA của BCA, Công an tỉnh có kế hoạch số 152/KH-PV11(PV28) ngày 28/10/2009 hướng dẫn chỉ đạo Công an các phòng, ban, trại tạm giam, Công an các huyện, thị xã, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai cho lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ và lực lƣợng Công an xã về Pháp lệnh Công an xã, Nghị định 73 của Chính phủ và các văn bản có liên quan. Lãnh đạo các phòng ban nghiệp vụ Công an tỉnh xuống các đơn vị để chỉ đạo, triển khai, phân công trách nhiệm cụ thể cho các ban, ngành, đoàn thể trong việc triển khai thực. Cấp uỷ, chính quyền các cấp đã quan tâm chỉ đạo công tác tuyên truyền Pháp lệnh Công an xã và Thông tƣ số 08/TT/BCA trên các phương tiện thông tin đại chúng như đài truyền hình, đài
phát thanh, báo chí và hệ thống loa truyền thanh các cấp để nhân dân hiểu về lực lƣợng CAXTT cùng cấp uỷ, chính quyền xây dựng lực lƣợng CAXTT và giúp đỡ, tham gia cùng lực lƣợng CAXTT bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.
Với vai trò tham mưu, hướng dẫn, Công an tỉnh, Công an các huyện, thị, thành phố đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện Pháp lệnh Công an xã và Thông tƣ số 12/TT-BCA. Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị chức năng phối hợp với Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức khảo sát, đánh giá toàn diện về tổ chức bộ máy, chế độ chính sách, trang bị của lực lƣợng CAXTT. Trên cơ sở đã xây dựng đề án "Củng cố, kiện toàn lực lƣợng CAXTT theo Pháp lệnh CAX trình HĐND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định về tổ chức, chế độ chính sách, trang bị cho lực lƣợng CAXTT. Chính nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ và chính quyền các cấp, cùng với công tác tham mưu tích cực của các cấp công an, chỉ sau một năm triển khai, thực hiện Pháp lệnh CAX của Quốc Hội về CAXTT, lực lƣợng CAXTT trong toàn tỉnh đã đƣợc củng cố, kiện toàn theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ và Bộ Công an. Đối với công an cấp huyện, thị, thành phố, cấp trên trực tiếp của công an cấp xã đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong tuyển chọn nhân sự, làm thủ tục bổ nhiệm các chức danh theo quy định của pháp luật đảm bảo đƣợc tính dân chủ, công bằng, xây dựng đƣợc một lực lƣợng CAXTT trẻ, khoẻ, có năng lực và trách nhiệm. Đồng thời, công an các huyện, thị, thành phố đã tăng cường công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của CAXTT; lập và thường xuyên bổ sung hồ sơ cán bộ để theo dõi từng cá nhân CAXTT. Vì vậy, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của lực lƣợng này trong toàn tỉnh không ngừng nâng cao, vững về chuyên môn nghiệp vụ, tốt về phẩm chất đạo đức và vững vàng về phẩm chất chính trị, thực hiện tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự ở cơ sở, xứng đáng là lực lƣợng nòng
cốt trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng thế trận an ninh nhân dân vững chắc ở từng địa phương.
2.2.2. Một số kết quả nổi bật của lực lượng Công an xã, thị trấn khi thực hiện đề án của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa và Pháp lệnh Công an xã
Với chủ đề “Từng người, từng nhà, từng cơ quan, đơn vị, trường học hay làm nhiều việc tốt về ANTT”, Ban chỉ đạo 138 tỉnh đã biên soạn, phát hành “Danh mục những việc làm tốt về ANTT” và biểu mẫu đăng ký, cam kết làm việc tốt về ANTT gửi đến từng cơ quan, đơn vị, thôn, bản, khu phố và hộ gia đình để hướng dẫn, triển khai thực hiện. Thành phần đăng ký, cam kết bao gồm: Các thôn, bản, khu phố; Tổ bảo vệ dân phố, Tổ bảo vệ ANTT, Tổ ANXH; các cơ quan, doanh nghiệp, trường học, hộ gia đình, học sinh, sinh viên và các trường hợp cá biệt khác
Nội dung đăng ký, cam kết làm nhiều việc tốt đƣợc thực hiện với 16 loại việc theo “danh mục” đã hướng dẫn như: Chấp hành chính sách, pháp luật; phát hiện tố giác tội phạm, tệ nạn xã hội; giáo dục, giúp đỡ người lầm lỗi, người nghiện ma túy để cải tạo và cai nghiện; tham gia giữ gìn ANTT và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cƣ... Trong đó, chú trọng việc cam kết thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật và của địa phương về công tác đảm bảo ANTT đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về ANTT, chủ phương tiện vận tải; các gia đình và cá nhân có biểu hiện vi phạm về trật tự, an toàn xã hội; người nghiện ma túy và người phạm tội thuộc diện quản lý, giáo dục tại xã, phường, thị trấn…
Qua công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn thực hiện, 100%
các thôn, bản, khu phố, Tổ bảo vệ dân phố, Tổ bảo vệ ANTT, Tổ ANXH và 7.342 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, 1.104.050 lượt hộ gia đình, 2.053.914 lƣợt cá nhân đã đăng ký và làm đƣợc nhiều việc tốt về
ANTT, trong đó có 4.706 người phạm tội thuộc diện quản lý giáo dục tại xã, phường, thị trấn đã cam kết sữa chữa lỗi lầm, tái hoà nhập cộng đồng, không vi phạm pháp luật [21].
Thông qua "Hòm thư tố giác tội phạm", “Đường dây nóng” và trực tiếp phản ánh, quần chúng đã phát hiện cung cấp gần 30.000 tin có giá trị, giúp lực lƣợng công an điều tra, xử lý gần 9.000 vụ việc liên quan đến ANTT; truy bắt và vận động 1.874 đối tƣợng truy nã ra đầu thú… Trong phong trào làm nhiều việc tốt đã có hàng trăm tấm gương dũng cảm, trách nhiệm của quần chúng tham gia bắt giữ tội phạm, ngăn chặn các hành vi phạm tội đƣợc các cấp chính quyền và Công an tỉnh khen thưởng [21].
Có thể khẳng định, phong trào đăng ký, cam kết làm nhiều việc tốt về ANTT là việc làm sáng tạo, đƣợc triển khai trên cả diện rộng và các đối tƣợng trọng điểm nên đã đem lại hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống tội phạm ở địa bàn cơ sở. Nội dung của phong trào có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, phát huy được tinh thần trách nhiệm, ý thức tự nguyện, tự giác của mọi người, mọi nhà tích cực phòng ngừa, phát hiện, tố giác tội phạm; cảm hóa, giáo dục người vi phạm pháp luật, tham gia giữ gìn ANTT, xây dựng cuộc sống bình yên tại địa bàn dân cƣ.
Trong 5 năm thực hiện Đề án và Chỉ thị, các đơn vị, địa phương và đoàn thể quần chúng trong tỉnh đã xây dựng và duy trì hoạt động có hiệu quả trên 50 mô hình quần chúng tự quản về ANTT. Nội dung các mô hình đều đƣợc nghiên cứu xây dựng và hoạt động phù hợp với yêu cầu thực tiễn và tính chất đặc thù của từng địa phương, đơn vị; trong đó có nhiều mô hình sáng tạo và hiệu quả, nhƣ: mô hình “Khu dân cƣ không có tội phạm và tệ nạn xã hội”
do Mặt trận Tổ quốc chủ trì; “Quản lý giáo dục con em trong gia đình không phạm tội và tệ nạn xã hội” của Hội Phụ nữ; “Câu lạc bộ Thanh niên phòng, chống tội phạm”, “Tuổi trẻ với pháp luật”, “Đội Thanh niên xung kích” của
Đoàn Thanh niên; mô hình “1+2” và “Tổ cứu hộ tai nạn giao thông” của Hội Cựu chiến binh; “Đội cờ đỏ”, “Cổng trường tự quản” của các nhà trường;
“Đoạn đường tự quản”, “Ngõ phố tự quản” của các đoàn thể và khu dân cư;
“Tự quản đường biên cột mốc” ở các xã biên giới; “Dòng họ tự quản về ANTT” ở huyện Nông Cống; “Tổ thuyền tự quản” ở huyện Hậu Lộc; “Doanh nhân với ANTT” trên địa bàn huyện Nga Sơn; “Xây dựng đô thị văn minh, công dân thân thiện” ở TP Thanh Hóa; “Người bảo vệ kiểu mẫu” ở Công ty Cổ phần Xi măng Bỉm Sơn. v.v... Một số mô hình tuy mới đƣợc triển khai xây dựng, song đã phát huy tác dụng, hiệu quả thiết thực nhƣ: “Dân tự phòng, dân tự quản, dân tự giác tham gia giữ gìn ANTT” ở Thị xã Bỉm Sơn; “Khu phố bình yên, cơ quan an toàn, gia đình hạnh phúc” ở Phường Đông Sơn (TP Thanh Hóa); “Dòng họ Nguyễn Hữu hƣng thịnh, hiếu học - cuộc sống bình yên” ở xã Thiệu Vân (TP Thanh Hóa); “Kinh doanh du lịch với ANTT” ở Phường Bắc Sơn (Thị xã Sầm Sơn); “Taxi Mai Linh Thanh Hóa với văn hóa giao thông và an toàn về ANTT”.v.v...
Từ năm 2008 đến nay, lực lƣợng công an và chính quyền các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đã chỉ đạo giải quyết trên 51.451 vụ việc liên quan đến ANTT. Tổ chức hoà giải trên 2 vạn mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ nhân dân; chủ động tham mưu và giải quyết tốt trên 900 vụ việc phức tạp về ANTT, không để kéo dài và phát sinh thành "điểm nóng". Trong đó có nhiều vụ việc phức tạp trên lĩnh vực tranh chấp đất đai, khiếu kiện đền bù giải phóng mặt bằng, xây dựng các dự án kinh tế trọng điểm đã đƣợc giải quyết tốt tại các địa bàn: Phường Trường Thi (TP Thanh Hóa); xã Hoằng Lý (huyện Hoằng Hóa); xã Quảng Tân (huyện Quảng Xương); xã Tĩnh Hải (huyện Tĩnh Gia); Chợ Bỉm Sơn (thị xã Bỉm Sơn).v.v. [21]
Ngoài việc chỉ đạo, giải quyết các tình hình, vụ việc phức tạp về ANTT ở cơ sở, Công an tỉnh đã tập trung lực lƣợng, biện pháp nghiệp vụ mở các đợt
cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm, vận động thu hồi vũ khí, vật liệu nổ, đảm bảo TTATGT và công tác phòng chống pháo nổ, đảm bảo ANTT dịp Tết Nguyên đán. Kết quả, đã phát hiện, điều tra, xử lý 6.312 vụ (tỷ lệ 77,8%); triệt phá 828 ổ, nhóm tội phạm, bắt 3.285 đối tƣợng hoạt động chuyên nghiệp, trong đó có hàng chục băng, nhóm tội phạm sử dụng vũ khí, hung khí nguy hiểm, hoạt động "tín dụng đen", đòi nợ thuê, cƣỡng đoạt tài sản; triệt xoá 452 tụ điểm hình sự, 584 tụ điểm ma tuý, 840 tụ điểm tệ nạn xã hội. Qua đó đã góp phần ổn định trật tự xã hội, tạo lòng tin và là chỗ dựa vững chắc để quần chúng tích cực phát hiện, đấu tranh chống tội phạm và tham gia giữ gìn ANTT trên địa bàn [21].
Cùng với nhiệm vụ giữ gìn ANTT, lực lƣợng CAXTT đã chủ động phát hiện, tham mưu đề xuất giải quyết những tồn tại, yếu kém, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Trong đó, đã củng cố kiện toàn 7.533 chi bộ thôn, bản hoạt động yếu kém, có biểu hiện mất đoàn kết; làm tốt công tác phát triển đảng viên mới, xoá các bản trắng đảng viên ở các bản người Mông; tiến hành kiện toàn và duy trì hoạt động các tổ chức đoàn thể Mặt trận Tổ quốc, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên ở xã, phường, thị trấn và khu dân cƣ; bổ sung, thay thế 4.069 cán bộ thôn, bản, khu phố. Qua đó đã giúp phần xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, phát huy đƣợc sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền, vai trò nòng cốt của các đoàn thể và đội ngũ cán bộ cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác đảm bảo ANTT ở địa bàn dân cƣ.
Trong những năm qua, lực lƣợng Công an xã, thị trấn đã trực tiếp đấu tranh, khám phá, xử lý nhiều vụ việc vi phạm pháp luật ở cơ sở, góp phần cùng với Công an các huyện, thị xã, thành phố làm tốt nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn toàn tỉnh; chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cơ sở nhiều biện pháp phòng ngừa, đấu tranh phòng chống tội phạm và