Công tác tổ chức, xây dựng lực lƣợng Công an xã, thị trấn ở

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 59)

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG

2.3. Công tác tổ chức, xây dựng lực lƣợng Công an xã, thị trấn ở

Về lực lƣợng chuyên trách làm công tác VĐQC tại Phòng Xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thuộc Công an tỉnh (Phòng PV28): Tính đến tháng 5/2014, Phòng PV28 có 28 CBCS (so với biên chế ấn định năm 2014 còn thiếu 04 CBCS), trong đó lãnh đạo phòng là 04 đồng chí, còn lại 24 CBCS đƣợc bố trí ở 04 đội công tác, gồm Đội Tổng hợp (5 CBCS), Đội Hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở xã, phường, thị trấn (08 CBCS), Đội Hướng dẫn xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ quan, doanh nghiệp (06 CBCS), Đội Dân vận (05 CBCS). Về trình độ, Đại học là 18 đồng chí (= 64,29%), cao đẳng là 01 đồng chí (=3,57%), Trung cấp là 09 đồng chí (= 32,14%). Về độ tuổi, trong độ tuổi từ 20-35 tuổi có 12 đồng chí (= 42,86%), từ 35-45 tuổi có 04 đồng chí (= 14,29%), trên 45 tuổi có 12 đồng chí (=42,86%). Về cơ bản, CBCS của đơn vị đều yên tâm công tác, trình độ chuyên môn đảm bảo; nhiều đồng chí gắn bó lâu năm, có kinh nghiệm trong công tác VĐQC, am hiểu địa bàn phụ trách, hoàn thành tốt nhiệm vụ, yêu cầu đề ra [9].

Về tổ chức lực lƣợng làm công tác VĐQC chuyên trách ở Công an các huyện, thị xã, thành phố: Trong thực hiện các đợt cao điểm VĐQC xây dựng khu dân cƣ an toàn về ANTT, Công an các huyện, thị xã, thành phố (nơi có 03 đồng chí lãnh đạo cấp phó) đều phân công 01 đồng chí chuyên trách chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Riêng Công an các huyện mới có 02 đồng chí cấp phó, Giám đốc phân công, điều động bổ sung các đồng chí Phó Trưởng phòng nghiệp vụ (thuộc đơn vị có 03 phó phòng) về trực tiếp chuyên trách thực hiện kế hoạch VĐQC xây dựng khu dân cƣ an toàn về ANTT. Từ năm 2010, sau khi có chủ trương của Bộ Công an về bố trí thêm cơ cấu 01 Phó trưởng Công an huyện trực tiếp phụ trách xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ đối

với một số địa bàn trọng điểm, Công an tỉnh Thanh Hóa đã lựa chọn và bổ nhiệm được 13 đồng chí Phó trưởng Công an huyện từ nguồn cán bộ trẻ (chủ yếu tuổi đời dưới 40 tuổi). Các đồng chí lãnh đạo mới đảm nhận công tác đã nhanh chóng tiếp cận địa bàn, nắm bắt nhiệm vụ được giao, khẩn trương chỉ đạo các mặt công tác xây dựng khu dân cƣ an toàn về ANTT theo Kế hoạch năm của Công an tỉnh. Trọng tâm là tham mưu cho UBND xã, phường, thị trấn rà soát, củng cố lại BCĐ ANTT, trực tiếp tham gia tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ cho Tổ bảo vệ ANTT thôn, bản, khu phố, tổ chức sinh hoạt các Tổ ANXH tại các khu dân cƣ theo quy định để tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác, đấu tranh với các loại tội phạm, tự giác đăng ký và thực hiện các việc tốt về ANTT... Tham mưu cho chính quyền cơ sở chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể tổ chức cơ chế giám sát việc đăng ký và thực hiện việc tốt về ANTT trong nhân dân.

Về tổ chức lực lƣợng chuyên trách ở cấp đội: Tính đến tháng 5/2014, Công an cấp huyện trên địa bàn tỉnh có 25/27 đơn vị đã thành lập Đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT với tổng số 293 CBCS (Công an Thị xã Bỉm Sơn chỉ bố trí 02 CBCS thuộc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH quản lý 02 xã trên địa bàn; Công an Thị xã Sầm Sơn chỉ bố trí 01 CBCS thuộc Đội Cảnh sát quản lý hành chính về TTXH quản lý 01 xã trên địa bàn; Riêng Công an Thành phố Thanh Hóa bố trí thành lập Đội xây dựng phong trào và quản lý Bảo vệ dân phố). Về trình độ chuyên môn: Đại học, cao đẳng là 162 đồng chí (=55,29 %), Trung cấp là 118 đồng chí (= 40,27%); Sơ học là 13 đồng chí (=4,44%). Tổng số cán bộ chỉ huy Đội xây dựng phong trào và phụ trách xã về ANTT của 25/27 đơn vị là 57 đồng chí, trong đó Đội trưởng là 21 đồng chí (so với yêu cầu thực tế còn thiếu 04 đồng chí); Phó đội trưởng là 36 đồng chí (so với yêu cầu thực tế còn thiếu 08 đồng chí). Đây chính là lực lƣợng chủ công, trực tiếp tổ chức thực hiện công tác VĐQC xây

dựng khu dân cƣ an toàn về ANTT ở địa bàn các xã, thị trấn phụ trách. Lực lượng này thường xuyên bám địa bàn, bám dân cùng với các lực lượng nòng cốt ở cơ sở trực tiếp tham gia xây dựng khu dân cƣ an toàn về ANTT, góp phần đảm bảo tốt ANTT tại từng khu dân cƣ [Bảng 2.4]; [9].

Để đánh giá hoạt động của các đơn vị CAXTT và của từng CAXTT, định kỳ 6 tháng, 1 năm gắn với đánh giá việc thực hiện các phong trào thi đua trong CAXTT, nhất là trong việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh - CAND vì nước quên thân, vì dân phục vụ”, diễn đàn “Công an lắng nghe ý kiến nhân dân”, thông qua phối hợp thực hiện các Nghị quyết liên tịch bảo vệ an ninh, trật tự các ban ngành, đoàn thể, đã đóng góp nhiều ý kiến tham gia xây dựng lực lƣợng CAXTT tạo nên sự gần gũi, gắn kết chặt chẽ nhân dân, đoàn kết cùng nhau xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở ngày càng vững mạnh. Lực lƣợng CAXTT cũng đã triển khai thực hiện tốt cuộc vận động xây dựng chỉnh đốn Đảng, phong trào học tập, thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy Công an nhân dân, thực hiện Chỉ thị của Bộ Công an về tăng cường công tác dân vận trong lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới, phát động các đợt thi đua chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của Đảng, Nhà nước, ngày truyền thống lực lượng CAXTT hàng năm (10/10). Qua đó lực lượng CAXTT ngày càng trưởng thành về mọi mặt đáp ứng yêu cầu công tác đảm bảo an ninh, trật tự ở cơ sở.

Về công tác tham mưu và làm nòng cốt trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ Quốc ở cơ sở: Hầu hết CAXTT hàng năm đều xây dựng chương trình công tác bảo vệ an ninh, trật tự và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trên địa bàn và đƣợc cấp uỷ, chính quyền thông qua, chỉ đạo các ban, ngành cùng tham gia. Đồng thời CAXTT còn tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền ra nghị quyết về công tác an ninh, trật tự của địa phương mình.

Trong quá trình thực hiện, CAXTT thường xuyên theo dõi, nắm tình hình kết

quả và tham mưu kịp thời cho cấp uỷ và chính quyền sơ kết, tổng kết định kỳ rút ra những bài học để chỉ đạo tiếp theo.

Thực hiện Nghị quyết số 09/NQ-CP của Chính phủ, Chương trình quốc gia phòng chống tội phạm, phòng chống ma tuý, các nghị quyết liên ngành,.

lực lượng CAXTT đã chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền cơ sở chỉ đạo tổ chức thực hiện. Do đó đã huy động đƣợc đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đã có bước phát triển mới, phong phú đa dạng cả về hình thức, nội dung, biện pháp, cả ở địa bàn miền xuôi và miền núi, cả ở trong nội bộ cơ quan, doanh nghiệp và cả vùng dân tộc, tôn giáo... vận động đƣợc nhiều đối tƣợng phạm tội lẩn trốn ra tự thú đã góp phần ngăn chặn, kiềm chế hoạt động của bọn tội phạm, giữ vững an ninh, trật tự, phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị của từng địa phương.

Thanh Hóa - nơi khởi xướng phong trào vận động toàn dân quản lý, cảm hoá, giáo dục giúp đỡ người lầm lỗi tại cộng đồng dân cư mang tính xã hội và tính nhân văn sâu sắc, được các địa phương vận dụng có hiệu quả.

Hiện nay, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, UBND, toàn tỉnh đang tiếp tục duy trì và đẩy mạnh các phong trào tự quản về ANTT ở thôn, bản, khu phố, tiến hành rà soát, đánh giá cụ thể từng phong trào tự quản ở các xã, phường, thị trấn, thôn bản, khu phố để có biện pháp cụ thể. Những địa bàn đã có mô hình và đang phát huy hiệu quả thì Trưởng các thôn, bản, khu phố, Tổ trưởng Tổ bảo vệ ANTT thôn, Tổ trưởng tổ ANXH thống nhất với các đoàn thể địa phương như: MTTQ, Hội CCB, phụ nữ, đoàn thanh niên… để duy trì và thúc đẩy; những địa bàn phong trào yếu hoặc có mô hình tự quản, nhƣng hoạt động kém hiệu quả thì căn cứ tình hình thực tế để tiến hành củng cố, xây dựng mới cho phù hợp. Các huyện tổ chức tham khảo, học tập kinh nghiệm một số mô hình trên địa bàn tỉnh nhƣ: "Dòng họ tự quản", "Quản lý,

giáo dục trẻ em vi phạm pháp luật", "Phong trào ba không", "Hội viên nông dân sản xuất giỏi tích cực tham gia phòng chống tội phạm", "Tổ phụ nữ không có chồng, con nghiện ma tuý và mắc tệ nạn xã hội", "Câu lạc bộ phòng chống tệ nạn xã hội", "Phòng chống buôn bán phụ nữ, trẻ em", "Tổ cứu hộ, cứu nạn các vụ tai nạn giao thông"…

UBND các huyện, thị, thành phố tập trung xây dựng và triển khai các phương án, kế hoạch công tác giải quyết dứt điểm những vấn đề phức tạp về ANTT đang nổi lên ở địa phương, nhằm ổn định tình hình và hỗ trợ cho các phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ ở cơ sở.

Tổ chức rà soát, đánh giá tình hình ANTT ở từng xã, phường, thị trấn, thôn bản, khu phố để tập trung giải quyết theo hướng:

- Những địa bàn đang có các vấn đề phức tạp về an ninh, trật tự nhƣ:

Mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện… phải có biện pháp chỉ đạo giải quyết dứt điểm, kịp thời nhằm ổn định tình hình, không để phát sinh phức tạp.

- Những địa bàn lâu nay đang nổi cộm về tội phạm và tệ nạn xã hội nhƣ: Ma tuý, cờ bạc, số đề, mại dâm, trộm cắp, đánh nhau thì kịp thời có kế hoạch tổ chức đấu tranh, loại trừ, triệt xoá.

- Tiếp tục thúc đẩy, duy trì có hiệu quả cuộc vận động "Vì bình yên cuộc sống, từng người, từng nhà, từng cơ quan, đơn vị hãy làm nhiều việc tốt về ANTT".

Đồng thời với các mặt công tác cơ bản, tỉnh Thanh Hóa chủ trương phát hiện những tồn tại, yếu kém để tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết, củng cố cơ sở chính trị ở khu dân cƣ.

Bên cạnh những ƣu điểm nhƣ đã nêu, tổ chức và hoạt động của CAXTT cũng còn bộc lộ nhiều tồn tại, thiếu sót, cụ thể là:

Các quy định của pháp luật về CAXTT tuy ra đời rất sớm nhƣng chƣa hoàn thiện, thiếu cụ thể, không đồng bộ và hiệu lực pháp lý chƣa cao, thiếu

thống nhất trong thi hành. Ra đời từ những ngày đầu thành lập nhà nước nhƣng các quy định về tổ chức và hoạt động của CAXTT chủ yếu là văn bản của Bộ Công an. Đến năm 2008, Quốc hội mới ban hành Pháp lệnh CAX, năm 2009, Chính Phủ có Nghị định 73/2009/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh CAX, BCA có Thông tƣ số 12/2010/TT-BCA quy định cụ thể thi hành một số điều của Pháp lệnh CAX và Nghị định số 73/2009/NĐ-CP, qua đó quy định toàn diện, cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của CAXTT. Tuy thời gian thực hiện chƣa lâu nhƣng đã bộc lộ nhiều điểm không phù hợp về tổ chức, bộ máy và không linh hoạt, dẫn đến tổ chức, nhân sự CAXTT thường xuyên không ổn định… Công tác đào tạo, huấn luyện và cơ chế cấp kinh phí cho đào tạo huấn luyện còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Cơ chế theo dõi, hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng tổ chức và hoạt động của CAXTT của ngành công an còn chồng chéo, phân tán và còn nhiều bất cập. Công tác tham mưu cho lãnh đạo chỉ đạo xây dựng tổ chức, hoạt động của CAXTT còn phân tán và thiếu thống nhất.

Nhận thức và trách nhiệm của cấp uỷ, chính quyền và Công an ở một số nơi, một đôi lúc về vị trí, vai trò của lực lƣợng CAXTT chƣa đƣợc đầy đủ, chƣa đƣợc quan tâm đúng mức. Điều này đƣợc thể hiện rõ nhất về trách nhiệm là trong việc lựa chọn, bố trí, sắp xếp nhân sự, trong việc trang bị, thực hiện chính sách, chế độ cho CAXTT, trong việc đào tạo, bồi dƣỡng, hướng dẫn, chỉ đạo hoạt động... dẫn tới chất lượng, hiệu quả hoạt động của CAXTT không cao.

Trong các hoạt động nghiệp vụ, nhìn chung CAXTT còn chƣa chủ động trong việc nắm tình hình địa bàn, tình hình đối tƣợng nên đã hạn chế đến chất lượng tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền chỉ đạo công tác đảm bảo an ninh, trật tự. Công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc đƣợc xác định là công tác trọng tâm, hàng đầu, nhƣng nhiều CAXTT còn lúng

túng, bị động từ khâu tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền về chủ trương, biện pháp, kế hoạch, nội dung xây dựng phong trào, xây dựng nhân rộng điển hình tiên tiến, cũng nhƣ phối hợp các ban, ngành, đoàn thể ở xã để tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, vận động quần chúng thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự. Do đó, còn rất nhiều xã, thị trấn, chất lƣợng hoạt động của Ban Công an cũng nhƣ chất lƣợng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ còn hạn chế.

Thống kê từ năm 2008 đến năm 2013, hàng năm có từ 190 đến 234 Ban CAXTT xếp loại trung bình (chiếm từ 31,30% đến 38,17% tổng số Ban CAXTT); có từ 107 đến 194 xã, thị trấn có phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ thuộc loại trung bình và yếu (chiếm từ 17,63% đến 31,65% tổng số xã, thị trấn) [bảng 2.5, 2.6]. Công tác xây dựng củng cố duy trì hoạt động của các tổ chức quần chúng làm nhiệm vụ an ninh, trật tự ở cơ sở còn nặng hình thức, không sát thực tế. Hoạt động của CAXTT còn mang tính chất hành chính đơn thuần, chỉ nặng công tác tuần tra, kiểm soát, giải quyết các vụ việc cụ thể, không chú tâm đúng mức đến xây dựng các kế hoạch, phương án bảo đảm an ninh, trật tự toàn diện ở địa bàn.

Một bộ phận CAXTT hạn chế về trình độ chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ, pháp luật và thiếu rèn luyện tu dƣỡng về phẩm chất, đạo đức, tác phong, lề lối làm việc... dẫn đến tha hoá, biến chất, vi phạm pháp luật vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, gây mất niềm tin đối với nhân dân và cấp uỷ, chính quyền cơ sở [Bảng 2.7].

Kết luận chương 2

Từ kết quả thực tiễn nêu trên chúng ta thấy rằng, trong những năm qua cấp uỷ, chính quyền các ban ngành cấp tỉnh cũng như các địa phương trong tỉnh đã thực sự quan tâm chỉ đạo, đào tạo bồi dƣỡng nghiệp vụ, ổn định tổ chức, tạo điều kiện để lực lƣợng CAXTT hoạt động có hiệu quả. Hệ thống tổ chức chính trị, các tổ chức quần chúng tại các địa bàn cơ sở vững mạnh, hoạt

động tốt, làm tốt công tác đảm bảo an ninh, trật tự góp phần tích cực hỗ trợ lực lƣợng CAXTT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đƣợc giao. Kết quả thực hiện đề án 375 của UBND tỉnh Thanh Hóa về “Củng cố tổ chức Ban chỉ đạo ANTT và các mô hình tự quản về ANTT tại cơ sở” và thực hiện Pháp lệnh CAX đã thực sự đem lại sự bình yên cho mỗi xóm làng, thôn bản, khu phố của tỉnh Thanh Hóa.

Công tác củng cố, kiện toàn lực lƣợng CAXTT đƣợc các cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, đƣợc coi là công tác then chốt của toàn Đảng, toàn dân, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm giúp lực lƣợng CAXTT hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao. Việc tuyển chọn và bổ nhiệm chức danh Trưởng CAXTT, Phó CAXTT và CAV được quan tâm cả về lý lịch, năng lực, phẩm chất đạo đức và sự tín nhiệm của nhân dân. UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh đã có nhiều hình thức sáng tạo để tuyển chọn đƣợc đội ngũ đội ngũ CAXTT trẻ, khoẻ, có phẩm chất, năng lực và trách nhiệm đối với công việc đƣợc giao. Cùng với việc củng cố, kiện toàn lực lƣợng về tổ chức; cấp uỷ, chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác huấn luyện, bồi dưỡng về nghiệp vụ, trang bị về phương tiện, điều kiện làm việc cho lực lƣợng CAXTT.

Tuy nhiên, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc là một trong những phong trào cách mạng rộng lớn và là một biện pháp quan trọng của lực lƣợng Công an, mặt khác tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Do vậy, lực lƣợng CAXTT cần phải đƣợc củng cố, hoàn thiện hơn nữa cả về tổ chức bộ máy, chất lƣợng, hiệu quả hoạt động mới đủ khả năng đáp ứng yêu cầu đặt ra trong tình hình mới.

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 51 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)