Thực trạng chính quyền cơ sở xã, thị trấn

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)

Chương 2: THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG

2.1. Thực trạng chính quyền cơ sở xã, thị trấn

Thanh Hóa hiện nay có 27 đơn vị hành chính: 01 thành phố cấp I, 02 thị xã và 24 huyện, trong đó có 6 huyện ven biển, 11 huyện miền núi; có gần 7.000 hộ ở 607 xã, thị trấn, với hơn 85% lao động ở nông thôn.

Trong những năm trước đây, Thanh Hóa là địa phương có nhiều phức tạp trong an ninh nông thôn. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do chất lƣợng đội ngũ cán bộ cơ sở chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, một số cán bộ trong hệ thống chính quyền cơ sở quan liêu, tham nhũng, vi phạm dân chủ, cuộc sống xa hoa, làm cho quần chúng nhân dân bất bình, chỉ trích. Một bộ phận nhân dân từ bất bình, đã coi thường kỷ cương, pháp luật, cực đoan trong đấu tranh để kẻ xấu và bọn tội phạm kích động hoạt động manh động bạo lực, làm tình hình trở nên phức tạp. Từ năm 2003 trở về trước, Thanh Hóa có 74 xã có mâu thuẫn phức tạp, nhiều nơi tạo thành "điểm nóng", các cấp uỷ Đảng, chính quyền trong tỉnh đó tập trung chỉ đạo giải quyết từ những năm 2008 đến 2013 tình hình mới cơ bản ổn định.

Trong những năm qua, nhất là sau khi có Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX về "Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở xã, phường, thị trấn", Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều chủ trương, giải pháp nhằm từng bước nâng cao trình độ, năng lực cho cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn.

Đến nay có trên 85,2% cán bộ cơ sở khu vực đồng bằng và trên 50% cán bộ cơ sở ở các huyện miền núi đã đƣợc chuẩn hoá. Nhìn chung, chất lƣợng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã hiện nay đã được nâng lên, bước đầu đáp ứng

yêu cầu nhiệm vụ, giúp phần phát triển kinh tế - xã hội, ổn định an ninh chính trị tại cơ sở.

Về số lƣợng: Tổng số cán bộ, công chức cấp xã hiện có 11.425 người, trong đó: Cán bộ chuyên trách: 6.356 người; Công chức cấp xã (07 chức danh gồm: Văn phòng, văn hoá, tƣ pháp, kế toán, địa chính, xã đội trưởng, trưởng công an): 5.065 người [17].

Về chất lƣợng:

- Đối với cán bộ chuyên trách:

+ Trình độ văn hoá: Tiểu học 0,3%; THCS 26,76%; THPT 72,92%

+ Trình độ chuyên môn: Sơ cấp 8,45%; trung cấp 26,07%; cao đẳng 6,04%; đại học 5,38%; chƣa qua đào tạo 54,06%

+ Trình độ chính trị: Sơ cấp 16,10%; trung cấp 71,54%; cao cấp 1,23%; cử nhân 0,35%; chƣa qua đào tạo 10,79%.

+ Trình độ quản lý nhà nước: Trung cấp 26,31%; cử nhân 0,09%;

đã qua bồi dƣỡng 31,31%; chƣa qua đào tạo, bồi dƣỡng 42,29%

- Đối với công chức cấp xã:

+ Trình độ văn hoá: Tiểu học 1,05%; THCS 12,80%; THPT 86,15%

+ Trình độ chuyên môn: Sơ cấp 12,07%; trung cấp 61,13%;

cao đẳng 3,89%; đại học 2,66%; chƣa qua đào tạo 17,24%

+ Trình độ chính trị: Sơ cấp 20,36%; trung cấp 32,69%; cao cấp 0,24%; cử nhân 0,16%; chƣa qua đào tạo 46,56%.

+ Trình độ quản lý nhà nước: Trung cấp 17,06%; cử nhân 0,06%; đã qua bồi dƣỡng 18,45%; chƣa qua đào tạo, bồi dƣỡng 64,43% [17].

Hoạt động của HĐND, UBND cấp xã có nhiều chuyển biến theo hướng đổi mới, bám sát và cụ thể hoá các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước tại địa phương, đã tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế, nâng

cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, thực hiện tốt chính sách xã hội, chính sách hậu phương quân đội, đảm bảo vững chắc an ninh chính trị ở cơ sở.

Trong 5 năm gần đây, số xã, thị trấn đạt vững mạnh toàn diện không ngừng tăng lên, diện các xã trung bình thu hẹp lại, không còn xã yếu [Bảng 2.1]. Năm 2013, mặc dự gặp nhiều thiên tai nhưng tổng sản lượng lương thực đạt cao, dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm đƣợc phòng chống có hiệu quả, toàn tỉnh xây mới đƣợc 190 nhà văn hoá thôn, nâng tổng số nhà văn hoá thôn, bản, khu phố lên 4.548/6.010 thôn, bản và khu phố.

Không khí dân chủ trong sinh hoạt Đảng và hoạt động của HĐND, UBND, các đoàn thể nhân dân không ngừng đƣợc mở rộng. Quá trình cải cách hành chính gắn với thực hiện dân chủ đã và đang được duy trì thường xuyên và trở thành nhiệm vụ trọng tâm để thực hiện quyền làm chủ của người lao động ở xã, phường, thị trấn. Hương ước, quy ước của các địa phương được bổ sung, chỉnh sửa, từng bước đi vào cuộc sống, là công cụ hỗ trợ pháp luật, tạo điều kiện để nhân dân chấp hành chủ trương của đảng, pháp luật của Nhà nước, đề cao tự quản trong cộng đồng dân cư. Chính quyền các cấp, nhất là cấp xã đã công khai dân chủ đƣa ra nhân dân bàn bạc các vấn đề kinh tế, xã hội ở địa phương, tạo điều kiện để nhân dân tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội, tiếp thu ý kiến nhân dân trong việc xây dựng và củng cố chính quyền. Công tác giám sát của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể đối với hoạt động của chính quyền đƣợc phát huy, nhiều nội dung, hình thức giám sát có hiệu quả, nhất là giám sát các chương trình dự án phát triển tế - xã hội, các chương trình dự án xoá đói, giảm nghèo ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc miền núi.

Chính quyền cơ sở đã quan tâm nhiều hơn đến việc đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, công sở làm việc, nhà họp thôn, thực hiện quy định tiếp dân, tập trung giải quyết những khiếu kiện của nhân dân, nhất là ở những khu vực

thuộc diện đền bù, giải phóng mặt bằng xây dựng khu công nghiệp, xây dựng đô thị. Năm 2013 các xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã tiếp 4.688 lượt công dân, tiếp nhận và xử lý 1.304 đơn thƣ khiếu nại, tố cáo của công dân, đã giải quyết 91,5% số đơn thƣ thuộc thẩm quyền [8].

Từ những cố gắng của các cấp chính quyền, nhất là chính quyền cơ sở, tình hình nông nghiệp và nông thôn Thanh Hóa đang có bước khởi sắc. Đời sống nhân dân từng bước được cải thiện, một bộ phận nông dân trở nên khá giả, diện đói nghèo được thu hẹp dần, giao lưu văn hoá được mở rộng và phát triển, tốc độ đô thị hoá tăng nhanh. Bộ mặt nông thôn đang thay đổi theo hướng tiến bộ, gia đình, dòng họ, làng, bản, xóm, thôn đang dần khôi phục những nét đẹp truyền thống của dân tộc.

Tuy nhiên, trước yêu cầu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, thị trấn vẫn còn thể hiện nhiều yếu kém, chƣa đƣợc chuẩn hoá đồng bộ, chất lƣợng còn thấp, thiếu nguồn kế cận cho công chức chuyên môn. Đặc biệt đội ngũ cán bộ chuyên trách, ngoài lý luận chính trị phần lớn chƣa đƣợc đào tạo về chuyên môn, tin học.

Vai trò lãnh đạo của một số cấp uỷ Đảng ở cơ sở chƣa đƣợc phát huy đầy đủ, năng lực quản lý, điều hành của chính quyền có mặt chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Việc triển khai pháp lệnh thực hiện dân chủ ở phường, xã, thị trấn chưa đồng bộ, có nơi còn mang tính hình thức. Tiến độ thực hiện cải cách hành chính tiến độ chậm, chƣa đạt yêu cầu.

Một số địa phương chưa xây dựng được quy chế hoạt động giữa HĐND, UBND với MTTQ và các đoàn thể, sự phối hợp giữa chính quyền với MTTQ và các đoàn thể thiếu chặt chẽ.

Mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân và những khiếu nại, tố cáo của nhân dân nhất là khiếu kiện liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng có lúc,có

nơi chƣa đƣợc giải quyết kịp thời, thoả đáng. Một số cán bộ cơ sở khi giải quyết công việc với nhân dân còn gây phiền hà, hách dịch, cửa quyền, tiêu cực, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, vi phạm quy định trong quản lý kinh tế gây bức xúc trong dƣ luận. Công tác thực hành tiết kiệm và đấu tranh chống tham nhũng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tuy có đƣợc quan tâm chỉ đạo nhƣng kết quả còn hạn chế. Việc thu phí và lệ phí trong nông thôn nhiều nơi còn tuỳ tiện, không đúng quy định đó tác động trực tiếp đến tâm tƣ của quần chúng, làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với chính quyền và một số cơ quan chức năng.

Một phần của tài liệu LVTS 2014 tổ chức và hoạt động của công an xã, thị trấn qua thực tiễn tỉnh thanh hóa (Trang 36 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)