1.3. Cơ sở thực tiễn của Công tác BT GPMB
1.3.2. Tình hình giải phóng mặt bằng ở một số địa phương trong nước
1.3.2.1. Thành phố Hà Nội:
Trước yêu cầu xây dựng Thủ đô trong thời kỳ CNH, HĐH, khối lượng các dự án xây dựng đô thị và công nghiệp ngày càng lớn đặt ra cho công tác GPMB của Thành phố Hà Nội một nhiệm vụ hết sức nặng nề, khó khăn và phức tạp. Đến hết tháng 10 năm 2005, trên địa bàn thành phố đang triển khai khoảng 450 dự án liên
quan đến công tác GPMB, với diện tích đất thu hồi là 3.150 ha liên quan đến 62.894 hộ gia đình, trong đó 408 dự án đủ điều kiện tổ chức GPMB với 2.196 ha và khoảng 43.696 hộ. Đây thực sự là khối lượng công việc không nhỏ mà Thành phố Hà Nội đang phải giải quyết sao cho vừa đảm bảo tiến độ của dự án, các mục tiêu đề ra và ổn định đời sống nhân dân trong các khu vực phải giải toả di dời. Tuy nhiên để hoàn thành công tác GPMB trên địa bàn Thành phố Hà Nội không phải là một việc dễ dàng. Bởi nhiều khu vực quy hoạch chi tiết đã được công bố, cắm mốc nhưng việc triển khai dự án kéo dài, gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước. Nhiều quy hoạch đường gắn liền với tuyến phố mới được triển khai nhưng gặp rất nhiều khó khăn như đường Kim Liên - Ô chợ dừa, đường Láng Hạ - Thanh Xuân. Nguyên nhân chính là do các khiếu kiện với mục đích tồn tại nhà cửa tại chỗ để hưởng lợi khi Nhà nước đầu tư mở rộng đường.
Chính sách bồi thường cũng là nguyên nhân gây trở ngại cho công tác GPMB.
Việc chậm điều chỉnh giá các loại đất (Hội đồng hành từ năm 1997) và quy định bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất (Hội đồng hành năm 1998) không còn phù hợp với thực tế, phương pháp và cách thức tiến hành xác định giá bồi thường theo Thông tư 145/TT của Thủ tướng Chính phủ còn nhiều bất cập, phụ thuộc vào thực tế của thị trường dẫn đến phải thay đổi giá bồi thường nhiều lần trong thời gian ngắn như dự án đường Vật Lý - đê Bưởi, nút Ngã Tư Sở gây chậm trễ khi triển khai dự án và tâm lý chần chừ, yêu sách để đợi điều chỉnh giá của những người bị di dời.
Theo số liệu thống kê, đến thời điểm hiện nay các dự án mới đảm bảo 40 đến 50% quỹ nhà đất TĐC. riêng năm 2005 nhu cầu cần 10.000 căn hộ và lô đất nhưng thực tế khả năng mới đáp ứng được 5.800 căn hộ, lô đất. Tình trạng thiếu quỹ quỹ đất TĐC vẫn chưa được giải quyết, dựa kiến còn mất cân đối. Hầu hết các chủ dự án không chuẩn bị được quỹ nhà, quỹ đất TĐC cho dự án của mình. Nhiều dựa án phải dãn tiến độ do không có nhà, đất đai TĐC như dự án thoát nước giai đoạn I, các dự án do Hội đồng quản lý các dự án trọng điểm phát triển đô thị Hà Nội làm chủ dự án. Năm 2009 Thành phố còn phải thực hiện bàn giao 95 dự án với diện tích 454 ha, số tiền chi trả là 709,6 tỷ đồng, liên quan đến 1.096 hộ dân và phải bố trí TĐC cho 956 hộ.
Công tác GPMB khi Nhà nước thu hồi đất để phát triển kinh tế xã hội trên địa
bàn thành phố Hà Nội đang được thực hiện với nỗ lực cao hơn và giải pháp mới với phương châm quyết liệt hơn. Nhờ vậy công tác GPMB đã ghóp phần quan trọng vào quá trình CNH, HĐH Thủ đô Hà Nội, nâng cao văn minh đô thị [31].
1.3.2.2. Thành phố Hải Phòng
Tại Hải Phòng, cùng với sự phát triển của đất nước, các dự án đầu tư có sử dụng đất tại thời điểm này bắt đầu gia tăng. Trong quá trình thực hiện, UBND Thành phố và các ngành chức năng vừa làm vừa nghiên cứu để hoàn thiện chính sách trên cơ sở đảm bảo quyền lợi chính đáng của người bị thu hồi đất, tuân thủ các chính sách của Nhà nước và quy định của pháp luật. Trong thời gian qua, công tác bồi thường GPMB đã được các ngành, các cấp thực hiện tuy còn nhiều vướng mắc, song phần nào cũng giải quyết được vấn đề bàn giao mặt bằng cho các dự án. Trong thời gian từ 15/11/2002 đến 21/8/2004, ngành địa chính đã cùng với các ngành có liên quan tổ chức kiểm kê, lập phương án bồi thường cho 125 dự án trong đó đã chi trả xong tiền bồi thường cho 90 dự án với diện tích đất 855 ha, kinh phí bồi thường 200,06 tỷ đồng, hoàn thành phương án bồi thường trình UBND thành phố phê duyệt cho dự án với diện tích 200,10 ha, giá trị bồi thường 85 tỷ đồng. Đang triển khai kiểm kê, lập phương án bồi thường cho 41 dự án với diện tích chiếm đất là 955,69 ha. Các thị xã, quận, thị xã đã kiểm kê, lập phương án bồi thường cho 106 dự án, đã chi trả xong tiền bồi thường cho 79 dự án, còn 27 dự án đang tiến hành kiểm kê lập phương án bồi thường và trình phê duyệt ( thị xã An Hải 20 dự án, thị xã Kiến Thuỵ 5 dự án, thị xã Thuỷ Nguyên 9 dự án, quận Ngô Quyền 15 dự án, quận Hồng Bàng 20 dự án, quận Kiến An 30 dự án và Thị xã Đồ Sơn 7 dự án) [31].
1.3.3.3. Tình hình giải phóng mặt bằng ở thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn.
Theo thống kê trong năm 2011, trên toàn địa bàn thành phố Lạng Sơn có tất cả là 36 dự án đã và đang thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để bàn giao mặt bằng thi công công trình; tổ chức chi trả kinh phí bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho 16 dự án với tổng số tiền là 28.090.850.233 đồng các dự án:
Trường mầm non Liên cơ; Trạm quan sát động đất GPS; Khu đô thị Phú Lộc 4; Cải tạo lưới điện IVO; Quốc lộc 4B; Cải tạo và nâng cấp đường Trần Đảng Ninh; Kè bảo vệ sông kỳ cùng…
Công tác xét giao đất TĐC cho 123 trường hợp thuộc các dự án: Trường THPT Lạng Sơn; Khu đô thị Phú Lộc 4; Kè bảo vệ sông kỳ cùng…Đa số các hộ dân sau khi nhận bồi thường và bố trí tái định cư có cuộc sống khá hơn, nhà cửa khang trang hơn. Ngoài ra, Thành phố đang áp dụng các chính sách xã hội và lập kế hoạch đào tạo dạy nghề để hỗ trợ cho các hộ dân chưa có việc làm và có cuộc sống khó khăn.
Trong quá trình thực hiện chính sách, pháp luật về bồi thường, giải phóng mặt bằng và giải quyết việc làm cho người dân có đất bị thu hồi, thành phố Lạng Sơn đã gặp một số khó khăn trở ngại trước những đòi hỏi quyền lợi bức xúc của nhân dân nhưng đều được xem xét giải quyết có lý có tình, đảm bảo các nguyên tắc công khai, dân chủ, công bằng xã hội và đúng pháp luật, không để xảy ra tình trạng phải cưỡng chế, tình hình nhân dân ổn định. Cụ thể như các dự án sau: Dự án khu đô thị Phú Lộc 1, 2, 3, 4 ; Dự án Nam Hoàng Đồng; dự án Khu liên doanh Quốc tế Lạng Sơn; Dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh; Dự án Tái định cư Khối 2 phường Vĩnh Trại…
Ngoài ra một số dự án kinh doanh do chủ đầu tư tự thoả thuận chuyển nhượng quyền sử dụng đất với giá cao, gây ảnh hưởng rất lớn đến các dự án công ích; một số hộ dân tìm nhiều cách đối phó nhằm nâng cao chi phí bồi thường; Bản đồ hiện trạng vị trí phục vụ cho công tác bồi thường còn nhiều sai sót, một số trường hợp không đúng với hiện trạng thực tế dẫn đến sai sót khi lập hồ sơ bồi thường; một số cán bộ chưa được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước, quản lý chính trị, thiếu kinh nghiệm về công tác dân vận; số lượng cán bộ địa chính xã còn thiếu, chưa đáp ứng thời gian hoàn thành các công việc liên quan đến bồi thường...
Khi Luật Đất đai năm 2003 ban hành, tất cả các chính sách về bồi thường đều phải thay đổi, Chính phủ đã ban hành Nghị định 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và TĐC khi Nhà nước thu hồi đất; - Nghị định 69/2009/NĐ- CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư.
Đến khi có Luật Đất đai năm 2013, tất cả các chính sách về bồi thường lại tiếp tục thay đổi, Chính phủ đã ban hành Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2016 quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Được sự quan tâm của tỉnh, sự phối hợp thường xuyên, kịp thời của các cơ quan, ban ngành liên quan, sự đồng tình ủng hộ của nhân dân cùng với chính sách về bồi thường, tái định cư ngày càng hoàn thiện và phù hợp hơn với điều kiện thực tiễn, công tác lập, thẩm định, phê duyệt phương án, trình tự thủ tục, các loại mẫu biểu đã từng bước được chuẩn hoá nên thành phố Lạng Sơn đã nỗ lực thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng đảm bảo theo đúng tiến độ để bàn giao cho chủ đầu tư thi công nhiều công trình phục vụ lợi ích công cộng, đóng góp chung đến sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Lạng Sơn. [29]