Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.5. Đề xuất một số giải pháp
a. Chính sách bồi thường thiệt hại về đất
- Việc bồi thường GPMB đối với đất nông nghiệp, lâm nghiệp cần xem xét và phân hạng cụ thể tại thời điểm thu hồi.
- Việc bồi thường thiệt hại về đất ở bằng cách giao đất ở khu TĐC nên xem xét theo quy hoạch và định mức đất ở, có như vậy mới đảm bảo về quy hoạch-kiến trúc khi lập dự án cũng như xác định được nhu cầu đất TĐC được dẽ dàng hơn.
- Cần thiệt lập cơ quan nghiên cứu và quản lý thị trường BĐS, việc quản lý thị trường này thể hiện chức năng quản lý của Nhà nước vừa sử dụng là công cụ để Nhà nước điều tiết lại chính thị trường đó theo cách định hướng chiến lược của Nhà nước. Trong công tác quản lý đất đai BT-GPMB, việc quản lý thị trường BĐS có tác dụng cức kỳ to lớn, đó là xác định được chính xác giá trị tài sản đặc biệt là đất đai khi Nhà nước thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo Luật Đất đai và các quy định của bộ Luật dân sự (tiền sử dụng đất, tính các loại thuế thu từ đất, bồi thường thiệt hại từ đất…);
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế xác định giá đất cụ thể để thực hiện bồi thường cho các dự án sát với giá chuyển nhượng trong điều kiện bình thường nhằm bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất.
b. Bồi thường thiệt hại về tài sản trên đất bị thu hồi
Về cơ bản chính sách bồi thường thiệt hại về tài sản như hiện nay đã được phần lớn người dân ủng hộ và chấp thuận. Tuy nhiên, kết quả điều tra cho thấy giá bồi thường vẫn còn thấp so với giá thị trường tại thời điểm thu hồi. Vì vậy cần phải
sớm hoàn thiện hơn công tác định giá tài sản trên đất.
Việc bồi thường thiệt hại về tài sản cần tính theo mức thiệt hại thực tế, được xem xét bằng giá trị xây dựng mới. Cần thường xuyên xác định lại đơn giá bồi thường tài sản trên đất bị thu hồi sao cho sát với giá thị trường.
c. Chính sách hỗ trợ và ổn định cuộc sống
Không chỉ dừng lại ở việc bố trí nơi ở mới, mà cần lưu ý các giải pháp khôi phục cuộc sống cũng như tạo điều kiện cho người bị thu hồi đất có nguồn thu nhập mới, đây là vấn đề cần được quan tâm. Điều này không chỉ là trách nhiệm của chủ đầu tư dự án mà còn là trách nhiệm của cả chính quyền địa phương.
Để ổn định đời sống và phát triển sản xuất cho người dân phải di chuyển là một nhu cầu tất yếu khách quan. Đảm bảo cho người dân bị thu hồi đất có một cuộc sống tốt hơn hoặc ít nhất cũng bằng trước lúc di chuyển, mặt khác như là một biện pháp hữu hiệu nhằm ngăn ngừa những hậu quả xấu về kinh tế, xã hội, môi trường mà quá tình tái định cư có thể đem lại. Vì vậy cần có những chính sách, hỗ trợ cuộc sống cho họ như:
- Hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế : Phát triển các làng nghề truyền thống, xây dựng các công trình dịch vụ nhỏ phục vụ cộng đồng dân cư.
- Hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề: Người dân có thể được hỗ trợ bằng tiền hoặc bằng đào tạo trong các trường, trung tâm dạy nghề để được làm việc trong các dự án thu hồi trên đất của họ.
3.5.2. Các giải pháp cụ thể
a. Sự quan tâm thống nhất chỉ đạo sát sao của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, các ngành đoàn thể của thành phố trong công tác bồi thường GPMB là hết sức quan trọng, đặc biệt là việc tổ chức triển khai thực hiện của cấp xã, phường, thị trấn và thôn bản. Đây là lực lượng gần gũi bám sát nhất đối với các đối tượng được BT- GPMB, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
b. Kiên trì giáo dục, thuyết phục nhân dân và vận động sự quan tâm hỗ trợ chính đáng của doanh nghiệp với các hộ dân trong công tác bồi thường GPMB là cần thiết, đặc biệt là việc quan tâm giải quyết việc làm cho người lao động. Đối với những đối tượng đã bồi thường thỏa đáng, đúng chính sách và thuyết phục nhiều
lần mà không được thì cũng phải có biện pháp xử lý kiên quyết theo pháp luật (có thể dùng biện pháp cưỡng chế để thực hiện).
c. Công tác bồi thường GPMB là việc khó khăn, vì vậy khi trực tiếp, tiếp xúc với nhân dân để tuyên truyền chủ trương chính sách, pháp luật cần phải được cân nhắc kỹ càng, chính xác, thống nhất, điều gì đã hứa với nhân dân thì phải thực hiện cho bằng được, để tạo niềm tin sự đồng tình ủng hộ của nhân dân. Muốn thực hiện được việc này thuận lợi thì khâu chuẩn bị phải luôn được cụ thể, chu đáo và công phu.
d. Khi thực hiện việc phân cấp cho các thị xã, thị xã và thành phố, các đơn vị thành lập tổ công tác bao gồm có các thành phần tỉnh và địa phương để thường trực giải quyết mọi vướng mắc trong công tác bồi thường, đồng thời cũng giai quyết kịp thời những tình huống phát sinh, tránh tình trạng một số doanh nghiệp tự ý đi vào nhà dân để trả tiền bồi thường, gây mất trật tự khu vực.
e. Vai trò của cán bộ, Đảng viên trong Chi bộ Đảng, các tổ chức quần chúng chiếm vị trí quan trọng đến hiệu quả của công tác bồi thường GPMB. Thực tế cho thấy nơi nào cán bộ, Đảng viên đoàn kết, thống nhất, có trách nhiệm nhiệt tình, năng lực tốt, thì nơi đó việc bồi thường GPMB đạt kết quả rất cao.
g. Cần quan tâm, chỉ đạo quyết liệt hơn nữa việc giải quyết lao động việc làm, xây dựng hạ tầng, khu đô thị - dịch vụ, vệ sinh môi trường, kinh phí hỗ trợ xây dựng hạ tầng, công trình phúc lợi ở các xã, phường và thị trấn nơi phải thu hồi nhiều đất.
h. Công tác quy hoạch, tái định cư phải đi trước một bước. Có làm được như vậy thì hiệu quả trong công tác bồi thường GPMB mới đạt kết quả cao.
i. Khắc phục tình trạng “dự án treo”, đất đã được thu hồi nhưng không triển khai dự án theo tiến độ, hoặc chủ đầu tư nhận đất nhưng không triển khai xây dựng dẫn đến dân mất đất không có việc làm, doanh nghiệp không thu hút được lao động vào làm việc.
j. Lựa chọn những cán bộ đủ phẩmchất đạo đức; luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm người cán bộ trong công việc đảm hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.