CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ triết học “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Quảng Nam hiện nay” (Trang 31 - 36)

SINH VIÊN Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI GIÁO DỤC GIÁ TRỊ ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN Ở QUẢNG NAM HIỆN NAY

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Nam là tỉnh ven biển, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Diện tích tự nhiên hơn 10.406 km2 với 18 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 2 thành phố, 1 thị xã và 15 huyện với 247 xã/phường/thị trấn.

Thành phố Tam Kỳ là trung tâm hành chính của Tỉnh.

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hình thành ba vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và ven biển; bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia Thu Bồn, Tam Kỳ có mối quan hệ bền chặt về kinh tế, xã hội và môi trường sinh thái đa dạng với các hệ sinh thái đồi núi, đồng bằng, ven biển. Quảng Nam là tỉnh có cả miền núi, trung du, đồng bằng, đô thị, vùng cát ven biển và hải đảo.

Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình, chỉ có 2 mùa là mùa khô và mùa mưa, ít chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc. Nhiệt độ trung bình năm 20 – 210C, không có sự cách biệt lớn giữa các tháng trong năm. Lượng mưa trung bình 2.000 – 2.500 mm nhưng phân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơn đồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 – 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm; mùa mưa trùng

với mùa bão, nên các cơn bão nên các cơn bão đổ vào miền Trung thường gây ra lở đất, lũ quét ở các huyện Nam Trà My, Bắc Trà My, Tây Giang, Đông Giang, Nam Giang và ngập lụt ở các huyện đồng bằng. Do địa hình đồi dốc và lượng mưa lớn nên mạng lưới sông ngòi của tỉnh Quảng Nam khá dày đặc.

Chính những nét đặc trưng về điều kiện tự nhiên lại là cơ sở cho sự hình thành nền văn hóa vô cùng đặc sắc của người dân Quảng Nam, nó là bản sắc riêng là cái hồn của con người xứ Quảng.

2.1.2. Điều kiện kinh tế

Sau hai mươi năm tái lập tỉnh (1997 - 2016) nền kinh tế đã có nhiều đổi thay, đạt nhiều thành tựu nổi bật. Tăng trưởng kinh tế 11%/ năm; GPDR/

người 54tr VNĐ gấp 20 lần so với năm 1997. Vốn đầu tư tăng 21%, lực lượng sản xuất các thành phần kinh tế phát triển khá nhanh, số lượng các cơ sở kinh tế, hành chính sự nghiệp tăng gấp hàng chục lần; vốn đầu tư phát triển được huy động ngày càng lớn, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng nông thôn phát triển đáng kể; đã đầu tư hình thành các vùng trọng điểm kinh tế với các khu, cụm công nghiệp; khu đô thị mới, khu du lịch; nâng cấp và mở rộng các đô thị; kinh tế nông nghiệp, nông thôn chuyển dịch tích cực (Công nghiệp và dịch vụ chiếm 85%, Nông – Lâm - Ngư Nghiệp 15%). Miền núi được đầu tư hạ tầng và cải thiện đáng kể về kinh tế và giảm nghèo nhất là đầu tư công nghiệp, du lịch, xuất khẩu trên địa bàn tỉnh phát triển nhanh cả về qui mô và tốc độ, đã thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch rõ nét cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Quảng Nam có 13 khu công nghiệp, đặc biệt khu kinh tế mở Chu Lai đã được thành lập từ năm 2003 (QĐ 108 của Thủ tướng Chính phủ) và khu kinh tế Cửa khẩu Nam Giang vừa được thành lập năm 2006 (QĐ 211 của Thủ tướng Chính phủ) tạo động lực để Quảng Nam tăng tốc và cất cánh. Việc hình

thành các khu, cụm công nghiệp, khu kinh tế mở Chu Lai cùng với quá trình phát triển kinh tế nhằm đưa tỉnh trở thành tỉnh công nghiệp trước năm 2020 sẽ đẩy nhanh quá trình đô thị hóa.

Trong một nền kinh tế có nhiều chuyển đổi, tồn tại nhiều thành phần kinh tế đan xen như hiện nay có ảnh hướng không nhỏ đến đời sống tinh thần, trong đó có đạo đức sinh viên. Một mặt, nó tạo điều kiện hình thành và thúc đẩy những giá trị, quan niệm đạo đức phù hợp với tình hình mới như tự ý thức cá nhân năng động và sáng tạo, ý chí phấn đấu học tập, lập thân, lập nghiệp ở sinh viên. Mặt khác, sự tồn tại của những hiện tượng tiêu cực hay còn gọi là

"mặt trái của kinh tế thị trường", gây ra những hành vi và quan niệm đạo đức lệch lạc ở một bộ phận sinh viên như cá nhân thực dụng, chạy theo tiền tài, danh vọng, lấy đồng tiền làm thước đo giá trị, coi trọng giá trị vật chất, coi trọng lợi ích trước mắt.

2.1.3. Ảnh hưởng của môi trường văn hóa – xã hội

Văn hóa Quảng Nam được chọn lọc, kế thừa và phát huy các yếu tố bên ngoài, kết hợp với văn hóa nội sinh bản địa tạo ra những giá trị văn hóa vừa có cội nguồn từ nền văn hóa Việt Nam, vừa có sắc thái địa phương với những giá trị đặc trưng riêng. Con người xứ Quảng đã biết kế thừa và phát triển “tô điểm” được đặc tính văn hóa riêng biệt của người Quảng Nam.

Một vùng đất đã đi qua chặng đường hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam - với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam - được hình thành từ khá sớm và được biết đến là “đất văn hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết bao nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước, nơi lưu giữ những công trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thế giới công nhận.

Vùng văn hóa Quảng Nam được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa

miền Trung. Địa hình nằm ở chính trung điểm đất nước theo trục Bắc - Nam, đây là nơi giao hòa của những sắc thái văn hóa giữa hai miền và giao lưu văn hóa với bên ngoài, điều này góp phần làm cho Quảng Nam giàu truyền thống và độc đáo về bản sắc văn hóa …

Nói đến vùng đất Quảng Nam chúng ta không thể không biết đến phố cổ, đến Chùa Cầu, đến những món ăn đặc trưng của vùng đất này cùng với những món ăn nổi tiêng như cao lầu, mỳ quảng … tất cả làm nên một địa danh nổi tiếng khắp nơi không chỉ trong nước mà còn vang xa ra bên ngoài thế giới.

Văn hóa Quảng Nam cũng như bao nền văn hóa khác, tức cũng được cấu tạo bởi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Văn hóa vật chất bao gồm: ăn, ở, mặc, đi lại … Văn hóa tinh thần gồm: các nghi thức thờ tự, cũng bái, lễ hội, ca hát, nhảy múa …

Đến với Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận, phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn với những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn là cả một quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng lưu dấu một thời huy hoàng của các vị vua Chăm. Có thể nói, đền tháp Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của lịch sử kiến trúc cổ Chămpa. Cho đến nay, qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, kỹ thuật nung gạch, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chàm vẫn còn là một ẩn số. Điều này góp phần tăng thêm vẻ huyền bí cho những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn khi du khách đến thăm.

Đô thị cổ Hội An - nơi “hội thủy, hội nhân và hội tụ văn hóa”, nơi tụ cư, hỗ cư và hợp cư của nhiều sắc thái văn hóa của người Việt, người Hoa, người Nhật Bản và người châu Âu … từ thế kỷ XVI. Hội An là một trong số rất ít những đô thị được bảo tồn tương đối nguyên vẹn với một tổng thể kiến trúc

phong phú, đa dạng.

Quảng Nam cũng là nơi lưu giữ hàng trăm công trình kiến trúc Việt cổ như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở,… có niên đại cách đây 300 - 500 năm. Các di tích này không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật là còn có ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện sự phát triển lâu đời của một vùng văn hóa đàng Trong.Những kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chàm Khương Mỹ, Chiên Đàn, Bàng An, Phật viện Đồng Dương...là những nơi ghi lại dấu ấn rực rỡ của nền văn hóa Sa Huỳnh, Champa, Đại Việt.

Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương nặng nghĩa tình này. Đây chính là tài sản vô giá, là niềm tự hào của cộng đồng các dân tộc Quảng Nam.

Lễ hội ở Quảng Nam hết sức phong phú và đa dạng. Các lễ hội của người dân miền núi, miền biển, lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo,… tất cả đều mang yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, được tổ chức đều đặn hàng năm để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; để ngợi ca những bậc tiền nhân; hướng về cội nguồn, truyền thống của dân tộc và thể hiện khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ của con người nơi đây…Tiêu biểu như lễ hội Bà Thu Bồn (12 tháng 2 âm lịch): bà vốn là một nữ thần Chăm mà người Việt vẫn thờ cúng và kính cẩn gọi là Bồ Bồ phu nhân; lễ tế cá Ông tại những làng có đền, miếu thờ "Ông": người Chăm và người Việt ở miền Trung từ lâu đã xem "Ông" (cá voi) là ân nhân của dân chài và những tàu thuyền gặp nạn trên biển; sau phần tế lễ luôn luôn có hát bả trạo, hát bội, hát hò khoan …

Quảng Nam còn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm, hàng ngàn năm, nghề và làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần không thể tách rời lịch

sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này.

Là một tỉnh với quy mô dân số trung bình, nhưng cơ cấu dân số trẻ và đa phần trong độ tuổi lao động sẽ đặt ra nhu cầu lớn về tiêu dùng và hưởng thụ văn hoá, nhất là các hoạt động văn hoá công cộng, các loại hình văn hoá, nghệ thuật mới, các hoạt động thể thao. Quảng Nam đang trong quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ sẽ tác động lớn đến sự phân bố dân cư nông thôn-thành thị.

Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với lực lượng lao động dồi dào sẽ làm tăng mức độ di động dân số trong nội tỉnh cũng như ngoại tỉnh. Quá trình di động dân số (nội tỉnh và ngoại tỉnh) sẽ làm tăng mức độ giao thoa văn hóa.

Tuy nhiên, sự du nhập, giao thoa văn hoá và lối sống từ bên ngoài vào đã và đang tác động đến những hành vi, quan niệm đạo đức, lối sống của con người Quảng Nam, trong đó có sinh viên. Một mặt, họ tiếp nhận được những giá trị phù hợp từ những nền văn hoá khác, mặt khác, họ cũng thu nhận cả những quan niệm, lối sống hoặc đã bị chính những nước nơi chúng xuất hiện từ bỏ hoặc không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ triết học “Giáo dục giá trị đạo đức truyền thống cho sinh viên ở Quảng Nam hiện nay” (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(100 trang)
w