CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG
1.1. Vận động theo nhạc trong hoạt động giáo dục ở trường Mầm non
1.1.4. Phương pháp dạy học vận động theo nhạc cho trẻ
Phương pháp dạy trẻ vận động theo nhạc thường được xây dựng trên cơ sở những nghiên cứu về đặc điểm tâm sinh lý, khả năng tiếp thu của trẻ và lý luận dạy học hiện đại. Mặt khác còn căn cứ vào đặc trƣng của nghệ thuật múa và vận động theo nhạc, những nguyên tắc, luật động trong múa. Tuy nhiên, việc sử dụng các phương pháp, biện pháp hỗ trợ còn tùy vào sự cân nhắc, lựa chọn của giáo viên sao cho giờ học đạt hiệu quả.
15
Phương pháp làm mẫu
Phương pháp làm mẫu có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình dạy trẻ vận động theo nhạc. Các động tác, thƣ thế vận động không thể chỉ nói mà trẻ có thể học đƣợc, nhất là đối với trẻ lứa tuổi Mầm non. Do đặc điểm tƣ duy trực quan hình tƣợng và cảm thụ của trẻ, đòi hỏi cô phải làm mẫu nhiều lần và chính xác.
Trong thực tế, đã có nhiều động tác, mặc dù không khó lắm, nhƣng khi cô hướng dẫn cho trẻ, trẻ vẫn không thể làm theo được. Song nếu cô làm mẫu nhiều lần, trong những hoàn cảnh khác nhau thì trẻ lại làm đƣợc động tác ấy.
Vì vậy, cô cần theo dõi, nắm bắt mức độ nhận biết của trẻ và củng cố nhiều lần để trẻ có thể nhận biết, nhớ lâu hơn các động tác vận động.
Khi làm mẫu, cô phải thực hiện rõ ràng, đúng tính chất, tạo dáng có đường nét đẹp. Cô không nên yêu cầu trẻ làm đẹp như cô. Hình mẫu của cô giúp trẻ có thể dễ dàng thực hiện, nhớ lâu hơn và nhận biết đƣợc đúng mạch xúc cảm của các động tác trong bài vận động, qua đó trẻ cũng đƣợc tiếp cận với cái đẹp của múa, góp phần phát triển thẩm mỹ cho trẻ.
Phương pháp dùng lời
Phương pháp dùng lời không phải là phương pháp chủ yếu, nhưng cũng có vai trò quan trọng trong quá trình hướng dẫn trẻ múa và vận động theo nhạc. Đồng thời, đây cũng là phương pháp có vai trò hỗ trợ cho các phương pháp khác như phương pháp thực hành luyện tập hay phương pháp kiểm tra, đánh giá. Chính vì vậy, khi sử dụng lời nói trong dạy học âm nhạc cần phải có sự chuẩn bị kỹ, dùng lời đúng lúc, đúng chỗ.
Khi cô làm mẫu hoặc sau khi làm mẫu, cô dùng lời giải thích những yêu cầu, chi tiết và đặc điểm của động tác, bài vận động. Ngay trong khi luyện tập, cô vẫn phải nói với trẻ về những yêu cầu, chi tiết của động tác hoặc âm nhạc. Thường gần đến chỗ trẻ chưa làm được, cô phải nhắc trước để trẻ có phản ứng kịp thời và làm đúng động tác vận động.
16
Ngoài ra, phương pháp dùng lời còn dùng để động viên, khuyến khích trẻ, gợi mở để giúp trẻ tưởng tượng khi làm động tác và tạo cảm xúc cho trẻ khi vận động.
Phương pháp bắt chước và luyện tập
Nếu làm mẫu và dùng lời là tiền đề, chất xúc tác để trẻ thực hiện các động tác vận động thì bắt chước và luyện tập là phương pháp trọng tâm trong quá trình nắm bắt và thuộc bài vận động. Trẻ ở lứa tuổi Mầm non thường có thói quen bắt chước, dựa vào đặc điểm này, giáo viên phải tạo điều kiện để trẻ có cơ hội được bắt chước. Cô nên cho trẻ được làm theo cô từ đầu đến cuối bài vận động ngắn, đơn giản, hoặc làm từng đoạn rồi làm từng động tác riêng lẻ đối với những động tác khó. Bên cạnh đó, cô giáo cũng nên cho trẻ luyện tập thường xuyên, làm đi, làm lại nhiều lần. Khi trẻ đã nắm được khái quát các động tác, cô cần chú ý đến những gì trẻ chƣa thực hiện đƣợc theo yêu cầu để luyện tập thêm cho trẻ.
Trước khi luyện tập bài vận động theo nhạc, trẻ cần phải biết bài hát, bản nhạc đó. Nếu là những bài trẻ chƣa học hát, cô phải cho trẻ nghe nhiều lần hoặc là cô giáo dạy trẻ thuộc lời của bài hát đó. Khi tập, cô dùng lời giải thích rõ lời ca này làm động tác gì và động tác này đến lời ca, nhạc điệu nào thì dừng, chuyển động tác khác…
Cô phải tổ chức, luyện tập nhiều lần mới hình thành, định hình đƣợc động tác ở trẻ.
Cô cần lưu ý, những bài luyện tập không phải là đòi hỏi trẻ thuộc, nhớ chính xác, mà điều quan trọng hơn đó là trẻ vận động phải có cảm xúc, đúng với tính chất âm nhạc, đúng nhịp. Trẻ có thể làm không hoàn toàn đúng động tác của cô, cô không nên áp đặt, yêu cầu trẻ làm theo 1 cách máy móc, dập khuôn.
17
Phương pháp thường xuyên tiếp xúc
Đối với trẻ, thường xuyên được tiếp xúc với vận động theo nhạc có hiệu quả tốt về mặt giáo dục. Do vậy, không nên chỉ bó hẹp hoạt động vận động trong giờ dạy học âm nhạc. Trẻ cần phải đƣợc xem vận động, tự vận động trong mọi sinh hoạt hàng ngày như xem băng hình, các chương trình văn nghệ, các nghệ sỹ biểu diễn hoặc xem cô múa, vận động theo nhạc. Vì vậy, cô cần phải mạnh dạn, tự tin và nhiệt tình, say mê múa, vận động theo nhạc.
Một số phương tiện dạy học
Để có thể dạy trẻ vận động theo nhạc và múa ở trường Mầm non đạt hiệu quả cao thì giáo viên cần phải kết hợp với 1 số phương tiện nhất định nhƣ là:
- Gương soi: Trong mỗi lớp học nên có 1 cái gương to để khi trẻ múa, vận động theo nhạc trẻ có thể soi vào. Trước hết, nó giúp cho trẻ có khoái cảm tự thưởng thức, tự ngắm mình. Sau nữa là trẻ có thể điều chỉnh động tác, tư thế.
Đồng thời, qua đó cô giải thích động tác, sửa chữa cho trẻ đƣợc cụ thể, trẻ dễ dàng nhận ra đƣợc lỗi sai của mình hơn.
- Giọng hát, đàn, máy nghe, băng đĩa: Vận động theo nhạc không thể thiếu âm nhạc. Vì vậy giọng hát của cô và trẻ là 1 trong những phương tiện để hỗ trợ cho vận động đƣợc đúng nhịp. Nhƣng vừa hát, vừa vận động thì dễ mệt và hạn chế khả năng cô dùng lời để hướng dẫn trẻ. Do đó, cô nên kết hợp với đàn, băng đĩa và máy nghe để làm tăng hiệu quả hoạt động vận động theo nhạc. Song cần chú ý, khi bắt đầu tập thì cô và trẻ cần phải hát. Khi trẻ đã nắm được khái quát bài vận động theo nhạc thì cô mới sử dụng các phương tiện khác.
- Đạo cụ: Cô giáo nên dùng thêm 1 sô đạo cụ nhƣ: Đồ chơi, quạt, cờ, hoa, khăn, trống, vòng, và những trang phục đơn giản, phù hợp với bài vận động theo nhạc để làm tăng hiệu quả biểu hiện nội dung cho bài vận động. Nếu có
18
thêm đạo cụ và trang phục, trẻ sẽ thêm hứng thú với hoạt động múa hơn rất nhiều.