Nội dung chương trình dạy học vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mần Non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG VẬN ĐỘNG

1.2. Hoạt động vận động theo nhạc trong giờ âm nhạc tại trường Mầm non Hoa

1.2.2. Nội dung chương trình dạy học vận động theo nhạc cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mần Non Hoa Sen - Vĩnh Yên - Vĩnh Phúc

Căn cứ vào mục đích và nội dung giáo dục âm nhạc của Vụ Giáo dục Mầm non theo “Thông tư số 17/2009/TT - BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo Ban hành Chương trình Giáo dục mầm non hướng dẫn giáo viên Mầm non thực hiện các tiết dạy giáo dục âm nhạc có nội dung trọng tâm cố định, nhằm triển khai hết các dạng hoạt động âm nhạc: Ca hát, vận động theo nhạc, nghe hát, trò chơi âm nhạc. Về nội dung chương trình giáo dục âm nhạc, trường Mầm non Hoa Sen thực hiện theo quy định của Vụ giáo dục mầm non, Bộ Giáo dục - Đào tạo. Nội dung chương trình giáo dục âm nhạc được chia ra 4 dạng hoạt động âm nhạc chủ yếu, đó là:

- Ca hát, nghe nhạc, múa và vận động theo nhạc, trò chơi âm nhạc.

Giờ học âm nhạc ở tuổi mẫu giáo 5 - 6 tuổi đƣợc gọi là giờ hoạt động có chủ đích theo các lĩnh vực, môn âm nhạc ở trường Mầm non Hoa Sen được xếp vào hai lĩnh vực là lĩnh vực thẩm mỹ và lĩnh vực tình cảm xã hội. Nội dung dạy học bao giờ cũng có ít nhất hai nội dung đan xen là nội dung trọng tâm và nội dung kết hợp. Giờ học âm nhạc đƣợc kéo dài trong khoảng 15 - 35 phút tuỳ theo độ tuổi. Nội dung đƣợc cấu trúc nhƣ sau:

- Giờ dạy kỹ năng ca hát: Nội dung trọng tâm là dạy kỹ năng ca hát cho trẻ (giáo viên dạy trẻ học bài hát mới theo các chủ điểm đã định). Nội dung kết hợp là vận động hoặc nghe hát và trò chơi âm nhạc (thường là ôn vận động cũ hoặc nghe lại bài hát tiết học trước đã giới thiệu).

- Giờ dạy kỹ năng vận động: Nội dung trọng tâm là dạy trẻ kỹ năng vận động (giáo viên dạy trẻ học một vận động mới). Nội dung kết hợp là nghe hát hoặc ôn hát và trò chơi âm nhạc (cho trẻ nghe bài đã học hoặc ôn lại bài đã hát ở tiết trước).

- Giờ rèn kỹ năng cho trẻ (giờ tổng hợp hoặc giờ hoạt động nghệ thuật): Nội dung trọng tâm là ôn lại những nội dung đã học dưới hình thức tự

21

biểu diễn kết hợp làm quen với bài sắp học, trong đó nội dung ôn lại những bài đã học, đƣợc coi nhƣ nội dung trọng tâm nên trẻ đƣợc rèn luyện nhiều hơn.

Nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ lớp mẫu giáo lớn theo hình thức đổi mới.

Việc thực hiện chương trình dạy học vận động cho trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Sen:

Trong nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non có khoảng 130 bài hát, với nhiều thể loại khác nhau nhƣ: bài hát trữ tình, bài hát mang tính hành khúc, bài hát vui hoạt, sôi nổi; các làn điệu dân ca của các vùng miền... Các bài hát đó đƣợc phân chia theo các chủ điểm giáo dục để giáo viên của trường lựa chọn, sử dụng trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho phù hợp với trẻ. Nội dung của phần dạy trẻ vận động theo nhạc đƣợc lấy trong khoảng 130 bài hát quy định, tùy từng chủ điểm, giáo viên có thể lựa chọn thêm những bài ngoài chương trình nhưng phù hợp với khả năng vận động của trẻ và phù hợp với chủ điểm để dạy trẻ. Chương trình dạy học vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi của trường Mầm non Hoa Sen được thực hiện thường xuyên trong suốt một năm học, bắt đầu từ tháng 9 năm trước đến tháng 5 năm sau và được thực hiện theo 9 chủ điểm, mỗi chủ điểm đƣợc thực hiện trong vòng 2 đến 6 tuần. Sau đây là một số bài hát được chia theo 9 chủ điểm trong nội dung chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi:

Ở chủ điểm: “Trường Mầm non” trẻ đƣợc học hát, vận động và nghe hát hoặc chơi trò chơi âm nhạc (TCAN) với các bài sau:

- Vườn trường mùa thu - Nhạc và lời Cao Minh Khanh - Cháu vẫn nhớ trường mầm non - Nhạc và lời Hoàng Lân - Ngày vui của bé - Nhạc và lời Hoàng Văn Yến

- Em đi mẫu giáo - Nhạc và lời Dương Minh Viên

22

- Chào ngày mới - Nhạc và lời Hoàng Văn Yến - Trường em - Nhạc và lời Phạm Đức Lộc...

Chủ điểm: “Bản thân” trẻ đƣợc hát, vận động và nghe hát hoặc chơi trò chơi âm nhạc các bài:

- Bạn ở đâu – Nhạc Pháp, lời Việt: Lê Đức – Thu Hiền - Bạn có biết tên tôi - Lê Đức – Thu Hiền

- Gà gáy vang dậy bạn ơi – Văn Dung - Mời bạn ăn – Trần Ngọc

- Vì sao mèo rửa mặt – Hoàng Lang

- Đường và chân – Nhạc Hoàng Long – Lời Xuân Tửu - Năm ngón tay ngoan – Trần Văn Thụ...

Chủ điểm: “Gia đình” trẻ đƣợc học hát, vận động và nghe hát hoặc chơi TCAN qua các bài:

- Cả nhà đều yêu - Nhạc và lời Bùi Anh Tôn - Cháu yêu bà - Nhạc và lời Xuân Giao - Bà còng đi chợ - Nhạc và lời Phạm Tuyên - Mẹ đi vắng - Nhạc và lời Trịnh Công Sơn - Niềm vui gia đình - Nhạc và lời Hoàng Vân

Chủ điểm: “Nghề nghiệp” giáo viên cho trẻ học hát, vận động, nghe hát hoặc chơi TCAN với các bài:

- Bác đƣa thƣ vui tính - Nhạc và lời Hoàng Long

- Cháu yêu cô chú công nhân - Nhạc và lời Hoàng Văn Yến - Cô giáo miền xuôi - Nhạc và lời Mộng Lân

Chủ điểm: “Thế giới động vật” trẻ đƣợc hát, vận động và nghe hát hoặc chơi TCAN với bài:

- Chú mèo con - Nhạc và lời Nguyễn Đức Toàn - Gọi bướm - Nhạc và lời Đào Ngọc Dung - Em vẽ - Nhạc và lời Phạm Thị Sửu

23

- Có con chim chích - Nhạc và lời Trần Hoàn

Chủ điểm: “Nước và các hiện tượng tự nhiên” trẻ học hát, vận động và nghe hát hoặc chơi TCAN với các bài:

- Mùa xuân - Nhạc và lời Hoàng Văn Yến

- Cùng múa hát mừng xuân - Nhạc và lời Hoàng Hà - Sắp đến Tết rồi - Nhạc và lời Hoàng Vân

Chủ điểm: “Thế giới thực vật” trẻ đƣợc hát, vận động và nghe hát hoặc chơi TCAN với các bài:

- Hoa trường em - Nhạc và lời Dương Hưng Bang - Em yêu cây xanh - Nhạc và lời Hoàng Văn Yến - Màu hoa - Nhạc và lời Hồng Đăng

Chủ điểm: “Phương tiện giao thông” trẻ đƣợc hát, vận động và nghe hát hoặc chơi TCAN các bài:

- Bạn ơi có biết - Nhạc và lời Hoàng Văn Yến - Em đi chơi thuyền - Nhạc và lời Trần Kiết Tường

Chủ điểm: “Quê hương - Đất nước - Bác Hồ” trẻ đƣợc hát, vận động và nghe hát hoặc chơi trò chơi âm nhạc các bài:

- Múa với bạn Tây Nguyên - Nhạc và lời Phạm Tuyên

- Trái đất này là của chúng mình - Nhạc Trương Quang Lục lời Định Hải - Nhớ ơn Bác - Nhạc và lời Phan Huỳnh Điểu

- Đêm pháo hoa - Nhạc và lời Phạm Tuyên

- Rước đèn dưới ánh trăng - Nhạc và lời Phạm Tuyên...

Nhìn vào nội dung chương trình âm nhạc đã quy định nêu trên tôi thấy các bài hát trong chương trình tương đối phong phú về tính chất và thể loại, phù hợp với độ tuổi của trẻ, nội dung các bài hát mang tính giáo dục, đa số bài hát có chất lƣợng nghệ thuật tốt. Tuy nhiên, so với thực tế hiện nay và nhu cầu hoạt động âm nhạc của trẻ 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Sen thì chương trình còn thiếu tính cập nhật, một số bài có chất lượng nhưng đã quá

24

cũ, bài thì được nghe quá nhiều gây nên sự nhàm chán cho cả người dạy và người học. Bên cạnh đó một số bài hát có giai điệu chưa hấp dẫn trẻ, số lượng bài hát trong các chủ điểm còn thiếu so với nhu cầu hoạt động của trẻ. Một vài năm trở lại đây, nhiều nhạc sỹ đã sáng tác nhiều bài hát mới mang tính hiện đại, phù hợp với lứa tuổi mẫu giáo trong thời kỳ phát triển hội nhập của xã hội và đƣợc trẻ yêu thích, nhƣng các bài hát đó vẫn chƣa đƣợc bổ sung vào chương trình giáo dục âm nhạc cho trẻ. Vì lý do trên tôi thiết nghĩ, nên tăng số lượng các bài hát mới, đưa thêm một số bài phù hợp vào chương trình giáo dục âm nhạc và đặc biệt là hoạt động vận động theo nhạc cho trẻ, để thay thế một số bài hát đã quá cũ hoặc bài có giai đpiệu chƣa thu hút trẻ. Trên thực tế 1 số giáo viên trường Mầm non Hoa Sen cũng đã lựa chọn và đưa thêm một số bài hát mới vào dạy trẻ hát, vận động theo nhạc và cho trẻ nghe hát, nghe nhạc nên trẻ rất hứng thú và thích hoạt động âm nhạc.

Một phần của tài liệu Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)