Áp dụng một số giáo án cụ thể về vận động theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi

Một phần của tài liệu Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (Trang 67 - 88)

CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN ĐỘNG THEO NHẠC PHÙ HỢP CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN – VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC

2.4. Áp dụng một số giáo án cụ thể về vận động theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi

Giáo án 1:

GIÁO ÁN ÂM NHẠC

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Chủ điểm: Thế giới động vật

Đề tài: NDTT: Vận động múa “Gà trống thổi kèn”

NDKH: Nghe hát “Gọi trâu”

TCAN: “Hãy l m theo lời tôi nói”

Đối tƣợng: Trẻ 5 - 6 tuổi Thời gian: 30 - 35 phút Người soạn: Ngụy Thị Liên

I. Mục đích – yêu cầu:

1. Kiến thức:

- Trẻ biết cách vận động minh họa theo giai điệu vui tươi, sôi nổi, khỏe khoắn của bài hát “Gà trống thổi kèn”.

- Trẻ biết tên bài nghe hát “Gọi trâu” và hiểu đƣợc nội dung bài hát.

- Trẻ biết tên và cách chơi trò chơi “Hãy làm theo lời tôi nói”.

2. Kỹ năng:

- Trẻ biết phối hợp nhịp nhàng các bộ phận trên cơ thể để vận động minh họa theo lời ca bài hát và sáng tạo ra các động tác minh họa theo ý thích.

- Trẻ nghe và vận động được theo nhạc, trẻ biết bắt trước tạo dáng các con vật.

- Trẻ nói đúng tên bài hát.

60 3. Thái độ:

- Trẻ manh dạn, tự tin và hào hứng tham gia các hoạt động.

II. Chuẩn bị:

- Địa điểm trong lớp học.

- Sân khấu biểu diễn.

- Đội hình: Trẻ ngồi hình chữ U 1. Đồ dùng của cô:

- Ti vi, máy tính, mũ gà trống, trang phục con trâu.

- Giáo án, powerpoint,…

2. Đồ dùng của trẻ:

- Mũ gà trống.

- Tâm thế vui vẻ tham gia vào hoạt động III. Cách tiến hành:

HĐ của cô HĐ của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú:

- Cô đố, cô đố:

“Con gì mũ đỏ Áo lông giày vàng Sáng sớm kêu vang Gọi người thức dậy”

Đố các bé biết đó là con vật gì? (Con gà trống)

- À, đúng rồi, đó là con gà trống đấy. Hôm nay, có 1 bạn gà trống rất đẹp đến thăm lớp mình, các con có thích không nào?

2. Nội dung bài học:

* Hoạt động 1: NDTT: Dạy vận động theo nhạc, múa bài “Gà trống thổi kèn”

- Đố gì? Đố gì?

- Trẻ trả lời - Có ạ

61 (Sáng tác: Lương Bằng Vinh).

- Cô Lệ đóng vai bạn gà trống đến thăm và trò chuyện với trẻ. Cô giới thiệu bạn gà trống với trẻ.

+ Hỏi trẻ về công việc hàng ngày của gà trống?

+ Khái quát lại cho trẻ biết về công việc hàng ngày của con gà trống.

+ Bây giờ tôi phải đi đánh thức ông mặt trời dậy chiếu sáng cho nhân loại đây. Chào các bạn nhỏ!!

- Các con ơi! Vậy là bạn gà trống đã đi đánh thức ông mặt trời thức dậy rồi. Các con thấy bạn gà trống có đáng khen không nào? Có một bài hát rất hay viết về bạn gà trống, bây giờ cô con mình cùng nhau lắng nghe và đoán xem đó là giai điệu của bài hát gì nhé!

- Cô bật cho trẻ nghe 1 đoạn nhạc bài “Gà trống thổi kèn”

+ Hỏi trẻ tên bài hát? Tên tác giả?

+ Cảm nhận của trẻ về giai điệu của bài hát?

- Cô cùng trẻ hát bài hát “Gà trống thổi kèn”

- Cô thấy các con hát bài hát rất là hay nhƣng bài hát sẽ hay hơn khi cô và các con vừa hát vừa vận động múa minh họa theo bài hát, các con có đồng ý không?

Cô làm mẫu trọn vẹn hai lần:

- Lần 1: Cô vận động múa không phân tích động tác - Lần 2: Cô vận động múa và phân tích từng động tác, ứng với từng câu nhạc, đoạn nhạc.

- Cách vận động:

- Trẻ trả lời - Trẻ lắng nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe và đoán tên bài hát.

- Trẻ trả lời

- Trẻ hát cùng cô.

- Có ạ!

- Trẻ chú ý quan sát cô làm mẫu.

62

+ Động tác 1: “Con gà trống đứng ngóng cổ dài”: Cô đứng thẳng chân, đưa lần lượt từng tay lên trên, trước miệng làm giống nhƣ chú gà trống đang vác chiếc kèn gọi ông mặt trời thức dậy.

+ Động tác 2: “Tò tí te, tò tí te nó thổi kèn rất hay”:

Để nguyên tay, bước tiến lên phía trước 3 bước và lùi lại quay một vòng.

+ Động tác 3: “Ông mặt trời tỉnh giấc vươn vai”: Mở rộng chân, đƣa 2 tay lên cao qua đầu,chân trái đứng nguyên, chân phải kiễng gót, đồng thời quay người sang bên trái, rồi đổi bên, giống nhƣ ông mặt trời đang tập thể dục.

+ Động tác 4: “Vén màn đỏ ngó xem ai thổi kèn”:

Đưa tay từ dưới lên trên che vào mắt nhìn sang hai bên, làm nhƣ ông mặt trời đang quan sát xem ai thổi kèn.

+ Động tác 5: “Thì ra là, thì ra là”: Nhảy sang bên phải, tay phải chống vào hông còn tay trái chỉ sang bên phải và đổi sang bên trái làm tương tự.

+ Động tác 6: “Là con gà trống, đứng ngóng cổ dài” : Chân đứng thẳng đưa lần lượt từng tay lên trên trước miệng làm giống nhƣ chú gà trống đang vác chiếc kèn

+ Động tác 7: “Tò tí te… tò tí te nó thổi kèn rất hay”:

Tương tự động tác 6.

+ Động tác 8: “Tò tí te, tò tí te nó gọi ngày nắng lên.”: Để nguyên tay, bước tiến lên phía trước 3 bước

63

và lùi lại quay một vòng và giơ thẳng tay vươn lên trời.

- Cô vừa múa xong rồi, chúng mình thấy có hay không? Chúng mình có muốn cùng tập với cô không?

- Để tập đƣợc cô mời chúng mình đứng thành 3 hàng ngang nào.

- Trẻ thực hiện:

- Cô cho cả lớp hát và vận động minh họa cùng cô 2 lần (L1: Không nhạc, L2: Có nhạc)

- Cô cho từng tổ lên lấy đồ dùng biểu diễn để hát và vận động minh họa theo nhạc.

- Cô cho từng nhóm trẻ lên biểu diển hát và vận động theo nhạc.

- Cô mời 1 – 2 trẻ lên vận động minh họa theo nhạc.

Củng cố: Hỏi trẻ tên bài vận động.

- Các con vừa đƣợc múa và vận động thông qua bài hát gì?

- Khi vận động xong, con cảm thấy nhƣ thế nào?

- Giáo dục: Con sẽ làm gì để chăm sóc và bảo vệ chú gà trống?

* Hoạt động 2: NDKH: Nghe hát “Gọi trâu” - Thảo Linh.

- Cô thấy chúng mình học rất ngoan, các con đã hát rất hay và múa rất giỏi, nên cô muốn thưởng cho chúng mình 1 bài hát, đó là bài “Gọi trâu” do nhạc sĩ Thảo Linh sáng tác, chúng mình cùng lắng nghe cô hát nhé!

- Có ạ

- Trẻ đứng thành 3 hàng ngang

- Trẻ thực hiện theo sự hướng dẫn của cô.

- Trẻ trả lời

- Dạ

64 + Lần 1, cô hát không nhạc

+ Lần 2, cô hát cùng nhạc beat, thể hiện tình cảm qua cử chỉ điệu bộ.

Hỏi trẻ tên bài hát, tên tác giả?

Cảm nhận về giai điệu của bài hát?

Giảng giải nội dung bài hát: Bài hát nói về công việc hàng ngày của con trâu là giúp bố mẹ kéo cày, dù mùa đông hay mùa hè trâu ta vẫn rất chăm chỉ giúp bố mẹ làm việc đồng áng. Bạn nhỏ trong bài hát rất yêu quý con trâu nên bạn nhỏ đã cắt về cho con trâu nhà mình rất nhiều cỏ non đấy các con ạ!

+ Lần 3: Các con hãy chú ý lên màn hình để thưởng thức lại giai điệu mƣợt mà, êm ái nhẹ nhàng của bài hát nhé!

Giáo dục trẻ: Các con vật nuôi trong gia đình đem lại cho cúng mình rất nhiều lợi ích, vì vậy các con hãy yêu thương, chăm sóc cho chúng các con nhé.

* Hoạt động 3: Trò chơi “Hãy làm theo lời tôi nói”

(Nội dung kết hợp)

- Cô thấy chúng mình rất là ngoan và giỏi, vì vậy, cô sẽ thưởng cho chúng mình một trò chơi.

Trò chơi, trò chơi!

Trò chơi: “Hãy làm theo lời tôi nói”

- Cô phổ biến luật chơi, cách chơi cho trẻ

+ Khi bản nhạc đƣợc bật lên các con hãy nhảy theo ý thích của mình với giai điệu của bài hát đó, khi cô nói “Hãy đóng vai làm con vật nào thì các con hãy

- Trẻ lắng nghe cô hát.

- Trẻ trả lời.

- Trẻ lắng nghe.

- Trẻ quan sát và lắng nghe

- Chơi gì, chơi gì - Trẻ lắng nghe

65

tạo dáng đi của con vật đó và khi chơi cho đến khi bản nhạc đó kết thúc”.

- Cô cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi.

- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn của cô 3. Kết thúc

- Cô nhận xét tiết học, tuyên dương, khen ngợi trẻ.

- Cô chuyển hoạt động khác 1 cách linh hoạt

- Trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi - Trẻ tham gia chơi.

- Trẻ lắng nghe.

- Chuyển hoạt động

66 Giáo án 2:

GIÁO ÁN ÂM NHẠC

Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Chủ điểm: Gia đình

Đề tài: NDTT: Vận động múa “Múa cho mẹ xem”

NDKH: Nghe hát “Cho con”

TCAN: Nghe giai điệu đoán tên i hát Đối tƣợng: Trẻ 5 - 6 tuổi

Thời gian: 30 - 35 phút Người soạn: Ngụy Thị Liên

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU 1. Kiến thức:

- Trẻ nhớ tên bài hát “Múa cho mẹ xem”, tên tác giả - Trẻ biết vận động múa theo bài hát

- Trẻ hát to, rõ lời

- Trẻ hiểu đƣợc nội dung của bài hát 2. Kỹ năng:

- Trẻ biết vận động múa bài: “Múa cho mẹ xem” cùng cô - Trẻ hứng thú nghe cô hát và thể hiện cảm xúc của mình

- Nghe và đoán đúng tên bài hát, thể hiện đúng nội dung bài hát đó 3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú, tích cực tham gia hoạt động của cô.

- Giáo dục trẻ biết vâng lời, ngoan ngoãn với cha mẹ, thầy cô II. CHUẨN BỊ

1. Chuẩn bị của cô - Chuẩn bị giáo án

67

- Nhạc không lời và có lời các bài hát: “Múa cho mẹ xem”, “Cho con”, “Cả nhà thương nhau”, “Cháu yêu bà”, “Ngày đầu tiên đi học”, “Ngày vui của bé”

- Hoa đeo ở tay đủ cho trẻ trên lớp - 10 nốt nhạc vàng

2. Chuẩn bị của trẻ - 3 xắc xô

- Trang phục gọn gàng, tâm thế sẵn sàng bước vào hoạt động III. TIẾN HÀNH

Nội dung HĐ của cô HĐ của trẻ

1. HĐ 1: Ổn định tổ chức, gây hứng thú

- Cô cho trẻ đọc bài thơ: “Làm anh”

- Đàm thoại:

+ Các con vừa đọc bài thơ gì?

+ Trong bài thơ có nhắc đến ai?

+ Trong gia đình các con có những ai?

+ Trong gia đình, ai là người dạy dỗ, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ, giặt quần áo cho các con?

- Các con có yêu mẹ của mình không?

- Yêu mẹ của mình thì các con phải làm những gì nào?

* Giáo dục: Chúng mình hãy ngoan ngoãn, vâng lời, yêu thương và giúp đỡ công việc nhà cho mẹ nhé!

- Để có 1 món quà thật đặc biệt và ý nghĩa dành riêng tặng, tặng gia đình

- Trẻ đọc thơ - Làm anh - Anh, em gái, mẹ

- Trẻ trả lời - Mẹ ạ

- Có ạ - Trẻ trả lời

- Có ạ

68

chúng mình thì bây giờ, cô Liên sẽ dạy các con vận động theo nhạc 1 bài hát rất hay, các con có thích không nào?

2. HĐ 2: NDC:

Dạy trẻ vận động múa bài: “Múa cho mẹ xem”

- Cô hát mẫu cho trẻ nghe bài “Múa cho mẹ xem”

- Cô vừa hát cho chúng mình nghe bài hát có tên là gì? Do ai sáng tác?

- Cô cho cả lớp hát lại 1 - 2 lần

Để bài hát: “Múa cho mẹ xem” thêm hay và hấp dẫn hơn, cô sẽ dạy các con vận động múa theo bài hát này nhé!

- Lần 1: Cô vận động múa không phân tích động tác

- Lần 2: Cô vận động múa và phân tích từng động tác, ứng với từng câu nhạc, đoạn nhạc.

+ Câu 1: “Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”

2 tay đưa ra trước và cuộn tròn: Đưa qua bên trái cuộn tròn kéo xuống, đƣa qua bên phải cuộn tròn kéo xuống, kết hợp nhún chân.

+ Câu 2: “Hai bàn tay của em nhƣ hai con bướm xinh xinh”

2 tay đưa ra trước, cuộn tròn, sau đó kéo nhẹ nhàng, giang rộng 2 bên. Vỗ lên, vỗ xuống theo nhịp, kết hợp nhún

- Trẻ lắng nghe và trả lời

- Trẻ hát

- Trẻ quan sát cô múa

- Trẻ quan sát cô múa và lắng nghe

69 chân.

+ Câu 3: “Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa”

Tay trái chống hông, tay phải đƣa lên cao tạo thành hình cung ở trên đầu, lòng bàn tay ngửa ra. Sau đó giữ nguyên tay phải, đƣa tay trái lên tạo thành hình cung trên đỉnh đầu, lòng bàn tay ngửa ra. Kết hợp nhún chân.

+ Câu 4: “Khi em đƣa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng”

2 tay giang ngang, vỗ lên vỗ xuống theo nhịp. Kết hợp nghiêng người và nhún chân.

- Vừa rồi cô đã múa xong bài “Múa cho mẹ xem” rồi. Các con thấy cô múa có đẹp không?

- Bây giờ, cô sẽ mời lớp mình đứng lên và múa cùng với cô nào!

- Cô cho cả lớp múa 2-3 lần

+ Cô mở nhạc cho trẻ múa và múa cùng trẻ.

Cô chú ý sửa sai cho trẻ

* Cô cho trẻ thi đua - Thi đua giữa 3 tổ

- Trẻ đứng lên

múa theo

hướng dẫn của cô

- Từng tổ đứng lên vận động múa.

70

- Thi đua giữa nhóm bạn trai và nhóm bạn gái

(Bạn trai múa, bạn gái hát và ngƣợc lại) - Cô mời nhóm 4 - 5 trẻ múa

- Mời cá nhân trẻ múa

- Cô cho cả lớp múa hát lại lần nữa Cô chú ý quan sát, hướng dẫn sửa sai kịp thời cho trẻ.

- Các nhóm thi đua

- Trẻ múa theo hướng dẫn của cô.

3. HĐ 3: Nghe hát: “Cho con”

Nhạc: Phạm Trọng Cầu – Lời: Tuấn Dũng.

- Các con biết không? Gia đình là cái nôi tình cảm, nuôi dƣỡng và chắp cánh ƣớc mơ cho mỗi chúng ta đến trọn cuộc đời. Đó là tình cảm thiêng liêng của cha, của mẹ… Điều đó đƣợc thể hiện rõ qua bài hát: “Cho con”. Nhạc Phạm Trọng Cầu – Lời Tuấn Dũng.

Bây giờ cô mời các con hãy lắng nghe co Liên hát tặng các con bài hát này để các con cùng cảm nhận nhé!

- Lần 1: Cô hát thật tình cảm bài hát - Lần 2: Cô hát kết hợp với cử chỉ, điệu

bộ và có nhạc

+ Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì? Do ai sáng tác?

+ Bài hát nói về điều gì?

- Bài hát nói về tình cảm cao quý, thiêng liêng, đẹp đẽ nhất mà ba mẹ trao tặng cho các con.

- Trẻ quan sát và lắng nghe cô hát

- Trẻ trả lời

71

- Giáo dục: Qua bài hát các con đã học đƣợc điều gì?

- Các con sẽ làm gì để giúp bố mẹ?

- Lần 3: Cô cho trẻ xem video clip bài hát và cùng hưởng ứng với cô

- Trẻ quan sát và hưởng ứng cùng cô.

4. HĐ 4: Trò chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”

- Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi và múa rất đẹp. Vì vậy cô Liên sẽ tặng cho các con 1 trò chơi. Trò chơi, trò chơi!

Trò chơi: “Nghe giai điệu đoán tên bài hát”

- Cô nêu cách chơi và luật chơi cho trẻ:

+ Cách chơi: Chia lớp thành 3 đội. Mỗi đội chọn ra cho cô 1 bạn đội trưởng.

Bạn đội trưởng có nhiệm vụ cầm xắc xô. Khi nghe hết giai điệu bài hát, đội trưởng lắc nhanh xắc xô để giành quyền trả lời cho đội của mình về tên bài hát và tên tác giả.

+ Luật chơi: Đội trưởng phải lắc xắc xô khi vừa nghe kết thúc giai điệu. Đội nào trả lời đúng sẽ đƣợc nhận 1 nốt nhạc vàng. Đội nào trả lời sai sẽ nhường quyền trả lời cho đội bạn.

- Cô cho trẻ chơi

- Các bài hát cho trẻ nghe:

- Chơi gì, chơi gì?

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi theo sự hướng dẫn

72

+ “Múa cho mẹ xem” (Xuân Giao),

“Cho con” (Phạm Trọng Cầu – Tuấn Dũng), “Cả nhà thương nhau” (Phạm Văn Minh), “Cháu yêu bà” (Xuân Giao), “Ngày đầu tiên đi học” (Nguyễn Ngọc Thiện – Viễn Phương), “Ngày vui của bé” (Hoàng Văn Yến)

- Cô nhận xét, khen ngơi, tuyên dương, tặng quà cho trẻ sau trò chơi.

của cô

- Trẻ lắng nghe và nhận quà 5. HĐ 5: Kết

thúc

- Hỏi lại trẻ bài học:

+ Hôm nay các con đã đƣợc học vận động múa bài hát gì? Của tác giả nảo?

+ Hôm nay các con đã đƣợc nghe hát bài hát gì? Của tác giả nảo?

+ Các con đƣợc chơi trò chơi gì?

- Cô nhận xét, khen ngợi, tuyên dương trẻ.

- Chuyển hoạt động

- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe - Chuyển hoạt động

73 Giáo án 3:

GIÁO ÁN ÂM NHẠC Lĩnh vực: Phát triển thẩm mĩ Chủ đề: Thế giới động vật

Đề tài: NDTT: Dạy vận động i hát “Chú ếch con”

NDKH: Nghe hát “Chị ong nâu v em é”

TCAN: Nhạc cụ bí ẩn Đối tƣợng: Trẻ 5 - 6 tuổi Thời gian: 30 - 35 phút Người soạn: Ngụy Thị Liên

I. Mục đích- yêu cầu 1. Kiến thức

- Trẻ biết tên bài hát “Chú ếch con”, “Chị ong nâu và em bé” và tên tác giả.

- Trẻ thuộc lời và biết cách vận động theo bài hát “Chú ếch con”.

- Trẻ biết chơi trò chơi đúng luật.

2. Kĩ năng

- Trẻ thực hiện các động tác một cách linh hoạt.

- Rèn luyện kĩ năng nghe và cảm thụ âm nhạc.

- Rèn kĩ năng khéo léo, vận động.

3. Thái độ

- Giáo dục trẻ một số nề nếp: giơ tay phát biểu, phụ giúp cô giáo cất đồ dùng…

- Giáo dục trẻ tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau.

- Giáo dục trẻ chăm chỉ học tập và yêu quý các con vật II. Chuẩn bị

1. Chuẩn bị của cô - Chuẩn bị giáo án

74

- Nhạc không lời và có lời các bài hát: “Chú ếch con”, “Chị ong nâu và em bé”,…

- Hoa đeo ở tay đủ cho trẻ trên lớp - Tranh ảnh

2. Chuẩn bị của trẻ - 3 xắc xô

- Trang phục gọn gàng, tâm thế sẵn sàng bước vào hoạt động III. Cách tiến hành

HĐ của cô HĐ của trẻ

1. Hoạt động 1: Trò chuyện, gây hứng thú

- Hôm nay cô có mang đến cho lớp mình một món quà các con có thích không nào?

Vậy chúng mình hãy cùng đi khám phá xem đó là món quà gì nhé!

- Cô cho trẻ xem hình ảnh động vật sống dưới nước.

- Các con hãy quan sát lên màn hình và cho cô Liên biết có những con vật nào? Nó sống ở đâu? (Tôm, cua, cá….)

- Ngoài ra các con còn biết có những con vật nào sống dưới nước nữa?

- Cô đố, cô đố?

“ Con gì nằm cạnh bờ ao

Mồm kêu ộp ộp khi trời đổ mƣa”

Đố bé biết đó là con gì?

Đúng rồi, đó là con ếch, ếch là một con vật vừa sống dưới nước vừa sống trên cạn đấy các con ạ!

- Và để biết đƣợc ếch sinh ra nhƣ thế nào các con hãy

- Có ạ

- Trẻ quan sát - Trẻ trả lời

- Đố gì? Đố gì?

- Con ếch

Một phần của tài liệu Đề xuất một số bài tập vận động theo nhạc cho lứa tuổi 5 - 6 tuổi tại trường Mầm non Hoa Sen – Vĩnh Yên – Vĩnh Phúc (Trang 67 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)