CHƯƠNG 2 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BÀI TẬP VẬN ĐỘNG THEO NHẠC PHÙ HỢP CHO TRẺ 5 - 6 TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON HOA SEN – VĨNH YÊN – VĨNH PHÚC
2.3.2. Một số bài tập vận động tinh theo nhạc phù hợp cho trẻ 5 - 6 tuổi
47
* Mục đích:
- Trẻ hát và vận động nhịp nhàng theo nhịp điệu của bài hát. Nhận ra giai điệu quen thuộc và hưởng ứng cảm xúc theo giai điệu bài hát.
* Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của cô:
+ Giáo án âm nhạc, nhạc có lời và không lời bài hát: “Múa cho mẹ xem”
+ Trang phục cho trẻ: Quần áo biểu diễn cho bé trai và bé gái + Địa điểm: Lớp học hoặc sân khấu đƣợc trang trí sạch, đẹp - Chuẩn bị của trẻ:
+ Trẻ ngồi hình chữ U
+ Tâm thế vui vẻ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động.
*Tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Múa cho mẹ xem”
- Cô gây hứng thú cho trẻ vào bài vận động.
- Cho trẻ hát 1 - 2 lần bài hát - Hỏi trẻ tên tác giả, tác phẩm
Tiến hành dạy vận động theo bài hát “Múa cho mẹ xem”
- Lần 1: Cô vận động múa không phân tích động tác
- Lần 2: Cô vận động múa và phân tích từng động tác, ứng với từng câu nhạc, đoạn nhạc.
- Phân tích động tác:
+ Câu 1: “Hai bàn tay của em đây em múa cho mẹ xem”
2 tay đưa ra trước và cuộn tròn: Đưa qua bên trái cuộn tròn kéo xuống, đưa qua bên phải cuộn tròn kéo xuống, kết hợp nhún chân.
+ Câu 2: “Hai bàn tay của em như hai con bướm xinh xinh”
48
2 tay đưa ra trước, cuộn tròn, sau đó kéo nhẹ nhàng, giang rộng 2 bên. Vỗ lên, vỗ xuống theo nhịp, kết hợp nhún chân.
+ Câu 3: “Khi em đưa tay lên là bướm xinh bay múa”
Tay trái chống hông, tay phải đƣa lên cao tạo thành hình cung ở trên đầu, lòng bàn tay ngửa ra. Sau đó giữ nguyên tay phải, đƣa tay trái lên tạo thành hình cung trên đỉnh đầu, lòng bàn tay ngửa ra. 2 tay vẫy nhẹ, kết hợp nhún chân.
+ Câu 4: “Khi em đưa tay xuống là con bướm đậu trên cành hồng”
2 tay giang ngang, vỗ lên vỗ xuống theo nhịp. Kết hợp nghiêng người và nhún chân.
- Cô cho cả lớp múa lại 2 – 3 lần
+ Cô mở nhạc cho trẻ múa và múa cùng trẻ.
Cô chú ý sửa sai cho trẻ
* Cô cho trẻ thi đua - Thi đua giữa 3 tổ
- Thi đua giữa nhóm bạn trai và nhóm bạn gái (Bạn trai múa, bạn gái hát và ngƣợc lại)
- Cô mời nhóm 4 - 5 trẻ múa - Mời cá nhân trẻ múa
- Cô cho cả lớp múa hát lại lần nữa
Cô chú ý quan sát, hướng dẫn sửa sai kịp thời cho trẻ.
49
Dạy vận động theo nhạc, vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu bài hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non” – Hoàng Lân
* Mục đích:
- Trẻ biết hát và biết kết hợp gõ đệm theo tiết tấu bài hát.
- Phát triển thính giác cho trẻ, trẻ có khả năng phản ứng nhanh với các tiết tấu khác nhau.
* Chuẩn bị:
- Chuẩn bị của cô:
+ Giáo án âm nhạc, nhạc có lời và không lời bài hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
+ Trang phục cho trẻ: Quần áo biểu diễn cho bé trai và bé gái + Trống con hoặc trống lắc
50
+ Địa điểm: Lớp học hoặc sân khấu đƣợc trang trí sạch, đẹp - Chuẩn bị của trẻ:
+ Trẻ ngồi hình chữ U
+ Tâm thế vui vẻ, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động.
* Tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc bài hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
- Cô gây hứng thú cho trẻ vào bài vận động: Cô cho trẻ đọc 1 bài thơ nói về trường mẫu giáo. Sau đó, cô trò chuyện với trẻ về trường mẫu giáo của mình.
- Cho trẻ hát 1 - 2 lần bài hát - Hỏi trẻ tên tác giả, tác phẩm - Cho trẻ vận động theo bài hát
“Cháu vẫn nhớ trường mầm non”
- Lần 1: Cô vận động theo nhạc, vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, không phân tích.
- Lần 2: Cô vận động theo nhạc, vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, phân tích cho trẻ, ứng với từng câu nhạc, đoạn nhạc.
Cách vận động:
- Cô bắt nhịp cho cả lớp hát lại bài hát: “Cháu vẫn nhớ trường mầm non”. Cô kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm trống lắc tiết tấu nhanh, đệm theo bài hát.
- Cách vỗ tay hoặc gõ đệm nhƣ sau:
“Bầu trời như xanh hơn, hoa lá như tươi hơn V v v v v ng v v v v v ng - Cô bắt nhịp cho trẻ hát và vỗ tay cùng cô 2 lần.
* Cô cho trẻ thi đua
51 - Thi đua giữa 3 tổ
- Thi đua giữa nhóm bạn trai và nhóm bạn gái
(Bạn trai vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu, bạn gái hát và ngƣợc lại) - Cô mời nhóm 4 - 5 trẻ lên vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu bài hát - Mời cá nhân trẻ lên vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu bài hát
- Cô cho cả lớp vỗ tay hoặc gõ đệm theo tiết tấu bài hát lại lần nữa - Cô chú ý quan sát, hướng dẫn, sửa sai kịp thời cho trẻ.