5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
2.1. Ngoại giao năng lƣợng của trung quốc từ năm 1993-2012
2.1.1. Đối với các nước Trung Á
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc những năm gần đây là một trong những lý do dẫn đến nhu cầu năng lượng phục vụ cho phát triển kinh tế, quốc phòng và đời sống người dân ở Trung Quốc gia tăng và tình trạng mất cân bằng cung cầu dầu lửa cũng như mức độ phụ thuộc của Trung Quốc với bên ngoài vào dầu lửa ngày càng lớn. Giải quyết bài toán dầu lửa đã, đang và sẽ trở thành câu chuyện quan trọng hàng đầu, không chỉ liên quan tới phát triển mà còn liên quan tới nhiều vấn đề khác như ổn định, an ninh, chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Vì vậy, trong thời gian qua, Chính phủ Trung Quốc đã triển khai chính sách ngoại giao năng lượng rộng khắp các châu lục bằng nhiều hình thức triển khai khác nhau nhằm tìm kiếm nguồn cung, bảo đảm an ninh các tuyến đường cung cấp trên biển, trên bộ. Với khu vực Trung Á, đây là khu vực láng giềng, tiếp giáp với một số vùng “lợi ích cốt lõi” của Trung Quốc liên quan trực tiếp đến lợi ích quốc gia, có ý nghĩa địa chiến lược quan trọng, đồng thời cũng là một trong những “rốn dầu” của thế giới với sự cạnh tranh ảnh hưởng của nhiều cường quốc. Điều này đã thúc đẩy Trung Quốc từng bước ưu tiên tăng cường quan hệ, hình thành chính sách ngoại giao năng lượng tương đối cụ thể đối với khu vực này trong những năm đầu thế kỷ 21.
Trung Á là một khu vực địa lí nằm giữa vùng giáp ranh giữa Châu Á và Châu Âu với trữ lượng dầu khí đứng thứ 3 thế giới. Khu vực Trung Á được hiểu theo cách phổ biến gồm có năm quốc gia: Ca-dắc-xtan, U-dơ-bê-ki-xtan,
Cư-rơ-gư-xtan, Tát-gi-ki-xtan và Tuốc-mê-ni-xtan. Trung Á là khu đệm, là nơi giáp ranh hội đủ các nền văn minh chính giáo, Hồi giáo, Trung Hoa và Ấn Độ, một bãi đáp tuyệt vời để kiểm soát vùng Âu – Á từ cả bốn phía của thế giới. Bởi thế, bất kỳ sự kiện nào xảy ra tại Trung Á sẽ không chỉ tác động đến khu vực mà còn làm thay đổi cân bằng địa chính trị tại lục địa Âu – Á, khu vực được coi là trục phát triển của thế giới. Cũng như vậy, đối với Trung Quốc, đây là khu vực để Trung Quốc có thể mở rộng hợp tác Á-Âu.
Khu vực Trung Á có nguồn dự trữ dầu mỏ, than, khí đốt - những nhiên liệu then chốt đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong tương lai. Về dầu mỏ, Ca-dắc-xtan có trữ lượng 39,8 tỉ thùng; Tuốc-mê-ni- xtan và U-dơ-bê-ki-xtan có 6 tỉ thùng; về khí đốt thì trữ lượng khí đốt của Ca- dắc-xtan là 2.407 tỉ m3, Tuốc-mê-ni-xtan là 7.504 tỉ m3 (chiếm 1/3 trữ lượng của thế giới). Có thể nói, kho năng lượng Trung Á còn có ý nghĩa quan trọng, nổi trội đối với Trung Quốc do những lợi thế về vị trí thuận lợi, liền kề với Trung Quốc, một sự lựa chọn cần thiết so với tuyến đường biển từ Cận Đông và châu Phi vừa xa xôi, vừa dễ chịu tác động tiêu cực từ các nhân tố bên ngoài.
Khu Vực Trung Á đóng vai trò quan trọng trong chiến lược đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực của Trung Quốc. Là một cường quốc đang trong quá trình trỗi dậy, tìm kiếm vị trí, khẳng định vai trò của mình tại các tổ chức khu vực và quốc tế, Trung Quốc cần tăng cường quan hệ kinh tế với các nước láng giềng và các nước trong khu vực, thông qua đó có thể đảm bảo những lợi ích kinh tế của riêng mình. Đương nhiên khu vực Trung Á được coi là một trọng tâm trong những nỗ lực của Trung Quốc nhằm đẩy mạnh liên kết kinh tế khu vực. Việc tăng cường liên kết kinh tế chặt chẽ với Trung Á trên các lĩnh vực như phát triển giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, xây dựng hệ thống đường ống dẫn dầu khí, mạng lưới điện…
Được mệnh danh là “căn cứ năng lượng của thế kỉ XXI” với trữ lượng dầu mỏ, khí đốt vô cùng dồi dào, Trung Á chính là vùng đệm trong bàn cờ chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Nga, Trung Quốc và EU. Trong chính sách Ngoại giao năng lượng tại Trung Á từ năm 1993 đến 2012 Trung Quốc cũng đề ra những mục tiêu cho mình đó là thông qua các hoạt động ngoại giao năng lượng, Trung Quốc muốn hướng tới việc tăng cường liên kết về thương mại, đầu tư không chỉ trong lĩnh vực năng lượng mà còn nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân, tạo thế phụ thuộc lẫn nhau và tạo cơ sở vững chắc cho việc thiết lập quan hệ chiến lược giữa Trung Quốc với các nước Trung Á phục vụ cho lợi ích của Trung Quốc. Trung Quốc triển khai chính sách ngoại giao năng lượng tại khu vực Trung Á là nhằm tăng cường đảm bảo ổn định nguồn cung năng lượng, thông qua việc đa dang hóa nguồn cung năng lượng cho vùng Đông Bắc Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào nguồn cung từ Trung Đông. Với việc xây dựng và vận hành các đường ống dẫn dầu khí lớn từ Trung Á tới Trung Quốc đều đi qua tỉnh Tân Cương, sau đó nối với hệ thống đường ống nội địa để cung cấp năng lượng cho các thành phố lớn của Trung Quốc… sẽ phục vụ đắc lực cho nhu cầu phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, ổn định xã hội ở khu vực biên giới phía Tây Trung Quốc. Gia tăng ảnh hưởng và cạnh tranh với các nước lớn khác tại Trung Á. Đây là một mục tiêu rất quan trọng bởi Trung Á có vị trí địa chiến lược đặc biệt, là địa bàn diễn ra cuộc cạnh tranh địa chính trị của nhiều cường quốc như Mỹ, Nga, Nhật Bản, EU, Ấn Độ. Thông qua việc thiết lập các đường ống dẫn dầu khí trực tiếp từ Trung Á tới Trung Quốc, thông qua các biện pháp đầu tư, cho vay, viện trợ… Trung Quốc hướng tới việc tăng cường sự hiện diện tại Trung Á, gia tăng ảnh hưởng và cạnh tranh với các nước lớn khác tại khu vực.
Trung Quốc tranh thủ các chuyến thăm cấp cao, quan hệ hữu nghị truyền thống, láng giềng giữa Trung Quốc với các nước Trung Á, định hình
các cơ chế gặp gỡ cấp cao. Một trong các nội dung trọng tâm của các cuộc gặp là về năng lượng giữa các nước trên. Các chuyến thăm thường được lồng ghép, kết hợp dự lễ khánh thành đường ống dẫn dầu mới, hoặc ký kết các thương vụ mua bán dầu khí lớn, như các chuyến thăm của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào tới U-dơ-bê-ki-xtan tháng 6 năm 2004, tới Ca-dắc-xtan tháng 7 năm 2005, ít nhiều đều liên quan tới dầu khí.
Bên cạnh đó, Trung Quốc còn tận dụng triệt để các mối liên hệ địa chính trị, kinh tế, quân sự tại khu vực Trung Á nhằm tạo ra thế phụ thuộc lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước Trung Á. Trung Quốc đã thực hiện chiến lược “đi ra ngoài”, đầu tư mạnh mẽ vào các lĩnh vực kinh tế của Trung Á và trong đó năng lượng là một trọng điểm. Giá trị đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (OFDI) của Trung Quốc tại các nước Trung Á tăng trưởng nhanh chóng, cao nhất là tại Ca-dắc-xtan với mức tăng 77 lần từ năm 2003-2009.Trong hàng thập niên qua, Trung Quốc đã đầu tư lớn vào nguồn năng lượng và phát triển cơ sở hạ tầng ở Trung Á, bao gồm các đường ống dẫn dầu, khí từ Ca-dắc- Xtan, Tuốc- mê-ni-Xtan tới Trung Quốc. Ngân hàng Phát triển của Trung Quốc (CDB) cung cấp nguồn tài chính cho xây dựng tuyến đường ống dẫn dầu từ Ca-dắc-Xtan sang Trung Quốc. Đồng thời cung cấp 8,1 tỷ cho xây dựng tuyến đường ống vận chuyển gas từ Tuốc-mê-ni-Xtan qua U-dơ-bê-ki- Xtan, Ca-dắc-Xtan đến Trung Quốc. Đặc biệt, trong những năm gần đây, các nhân tố quốc tế đã phần nào thúc đẩy Trung Quốc tăng cường can dự mạnh mẽ hơn vào khu vực Trung Á. Cuộc khủng khoảng kinh tế thế giới 2008-2009 làm giảm các nhà đầu tư ngoại vào khu vực năng lượng khu vực Trung Á, Trung Quốc đã nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu này. Khéo léo tận dụng thời cơ khi các đối thủ như Mỹ, Nga đang tập trung đối phó với cơn khủng hoảng kinh tế, tài chính, Trung Quốc với nguồn dự trữ ngoại tệ khổng lồ (3200 tỉ đô la Mỹ) đã trở thành nhà cung cấp tài chính quan trọng và nhà đầu
tư hàng đầu tại Trung Á, tình hình Trung Đông – Bắc Phi đang xuất hiện xu hướng lộn xộn về chính trị, tác động không nhỏ tới ổn định nguồn cung năng lượng cho Trung Quốc, Trung Quốc đã gia tăng đầu tư, can dự vào lĩnh vực dầu khí ở khu vực. [23, tr 4]
Thông qua cơ chế hợp tác khu vực đa phương mà điển hình là củng cố tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), được thành lập ngày 14/6/2001 tại thành phố Thượng Hải, là một tổ chức hợp tác liên chính phủ gồm sáu nước là Ca-dắc-xtan, Trung Quốc, Cư-rơ-gư-xtan, Nga, Tát-gi-ki-xtan và U-dơ-bê-ki-xtan, với diện tích 30 triệu km2, chiếm 3/5 lục địa Á-Âu, dân số 1,4 tỉ người (1/4 dân số thế giới). Mục đích ra đời của SCO là nhằm chống chủ nghĩa khủng bố, chống chủ nghĩa ly khai và chủ nghĩa dân tộc, tôn giáo cực đoan; đồng thời ngăn chặn ảnh hưởng của Mỹ, NATO tăng cường thâm nhập vào khu vực Trung Á. Không chỉ đóng vai trò là một cơ chế đảm bảo an ninh cho khu vực theo như mục đích ban đầu của tổ chức này, mà kể từ năm 2003 tới nay, SCO còn ưu tiên tăng cường hợp tác kinh tế giữa các nước thành viên, trong đó năng lượng là một lĩnh vực quan trọng.
Đối với Trung Quốc, SCO là cơ chế thuận lợi giúp nước này thúc đẩy các mối quan hệ hợp tác với các nước thành viên theo định hướng của Trung Quốc, nhất là trên một số vấn đề khó có thể tiến hành ở cấp song phương.
Trung Quốc đang ra sức thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại trong SCO, làm cho cơ sở hợp tác cùng có lợi giữa các thành viên SCO, trong đó có hợp tác năng lượng. Tại Hội nghị Thượng đỉnh SCO tổ chức tại Ta-sken, U-dơ-bê-ki- xtan năm 2004, Trung Quốc nhận định rằng: lần đầu tiên hợp tác năng lượng đã trở thành một trong những vấn đề nóng nhất trong chương trình nghị sự của SCO, thậm chí các nhà phân tích Trung Quốc còn tranh luận sôi nổi về việc dùng SCO để biến “con đường Tơ lụa” trước đây thành “con đường năng
lượng”. Trung Quốc cũng thúc đẩy việc thành lập “Câu lạc bộ năng lượng” – được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh SCO năm 2007 nhằm phối hợp và phát triển các dự án năng lượng vì lợi ích của các nước thành viên, đồng thời đề nghị thành lập một Ngân hàng Phát triển SCO, trong đó Trung Quốc sẽ cung cấp phần lớn số vốn ban đầu của ngân hàng này.
Trung Quốc sử dụng sức mạnh kinh tế để cho các nước Trung Á vay những khoản tín dụng khổng lồ nhằm đổi lấy quyền tiếp cận với các mỏ dầu khí, tăng cường mua, nắm cổ phần của các công ty dầu khí Trung Á. Ca-dắc- Xtan và Tuốc-mê-ni-Xtan nhận được trợ giúp từ Trung Quốc trước khi được tiếp cận sự trợ giúp từ Nga. Chính phủ Trung Quốc đã để cho Ngân hàng Phát triển của Trung Quốc (CDB) đưa ra các khoản vay về năng lượng trị giá 10 tỷ USD cho Ca-dắc-Xtan và 4 tỷ USD cho Tuốc-mê-ni-Xtan. Tại Tuốc-mê-ni- xtan, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đã cho tập đoàn nhà nước Turkmengaz vay một khoản tớn dụng trị giỏ 4 tỉ USD, ắ trong số đú là để Trung Quốc được thâm nhập vào mỏ khí đốt Juschni Iolotan, một trong những mỏ khí đốt lớn nhất thế giới với trữ lượng 4.700 tới 14.000 tỉ mét khối.
Những chính sách năng lượng của Trung Quốc tại Trung Á đã dẫn đến những tác động đối với các nước tại khu vực Trung Á đó là góp phần cải thiện diện mạo nền kinh tế các nước Trung Á. Không chỉ có ngành công nghiệp dầu khí được hưởng lợi nhờ được tăng vốn đầu tư, cải tiến kỹ thuật, công nghệ…mà các lĩnh vực khác của nền kinh tế các nước Trung Á cũng được cải thiện. Trung Quốc trở thành đối tác kinh tế lớn nhất của đa số các quốc gia này. Theo số liệu của Trung Quốc, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và 5 nước Trung Á tăng từ mức 527 triệu USD[28], vào năm 1992 lên tới 29 tỉ USD trong năm 2010. Trung Quốc trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Á. Có thể nói, quan hệ kinh tế tốt đẹp với một nền kinh tế lớn thứ
hai thế giới là Trung Quốc đã phần nào giúp cho các nước Trung Á phát triển nền kinh tế vốn có xuất phát điểm tương đối thấp.
Những chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại Trung Á tạo ra sự cạnh tranh giữa các nước lớn bên ngoài khu vực, vì vậy gián tiếp tạo điều kiện cho các quốc gia Trung Á nâng cao vị thế quốc tế của mình. Về cơ bản, sau khi Liên Xô tan rã cho đến trước khi cuộc chiến chống khủng bố quốc tế mở màn ở Ap-ga-ni-xtan năm 2001, các nước Trung Á vẫn là những nước nghèo, tiềm ẩn nhiều yếu tố bất ổn về dân tộc, sắc tộc, tôn giáo, ít được biết đến trên bàn cờ địa chính trị thế giới. Tuy nhiên, trong thập niên đầu thế kỷ 21, vai trò của Trung Á ngày càng nổi rõ, được nhiều nước lớn quan tâm, do: thứ nhất, sau sự kiện 11/9, cuộc chiến chống khủng bố quốc tế do Mỹ và nhiều nước lớn phát động chống lực lượng khủng bố xuất phát từ những vùng tiếp giáp với Trung Á, các cường quốc như Mỹ, Nga, EU đẩy mạnh gia tăng thâm nhập tại khu vực Trung Á. Thứ hai, sản lượng lớn dầu khí khai thác tại Trung Á những năm gần đây được coi là nguồn năng lượng quan trọng đối với nhiều nước. Trong Báo cáo Chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ năm 2002, Mỹ đã coi Trung Á là khu vực chiến lược về năng lượng[27]. Còn Trung Quốc coi Trung Á như là một trong ba khu vực chiến lược cho hoạt động của các công ty dầu lửa Trung Quốc. Trong quá trình đó, các quốc gia Trung Á đã biết khai thác lợi thế địa – chính trị của mình nhằm phát huy vai trò, nâng cao vị thế quốc tế của mình.
Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, chiến lược ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại Trung Á cũng tạo cho các nước này ở thế phụ thuộc vào quan hệ với Trung Quốc, vì thông qua năng lượng, Trung Quốc thâm nhập ngày càng sâu vào khu vực, thâu tóm, kiểm soát không chỉ ngành dầu khí mà còn nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế các nước này.
Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có tác động tích cực tới việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa Trung Quốc với các nước Trung Á trên cả cấp độ song phương và đa phương. Không chỉ hợp tác trên lĩnh vực năng lượng mà các lĩnh vực khác cũng được tăng cường, nhờ có năng lượng, việc hợp tác trong khuôn khổ SCO tỏ ra thực chất hơn, bền chặt hơn. Vai trò và tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của SCO trên trường quốc tế càng thúc đẩy sự phát triển của mối quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Trung Á.
Tuy vậy, như trên đã phân tích, quan hệ giữa Trung Quốc và Trung Á không hoàn toàn phẳng lặng. Thông qua năng lượng, Trung Quốc thâm nhập ngày càng sâu vào khu vực, mở rộng ảnh hưởng, thâu tóm, kiểm soát nhiều lĩnh vực khác của nền kinh tế các nước Trung Á làm dấy lên mối nghi kỵ của Trung Á về mục đích của Trung Quốc. Vì thế, luôn tồn tại song hành giữa hợp tác và lo ngại trong quan hệ giữa Trung Quốc với các nước này.
Trong quá trình triển khai chính sách ngoại giao năng lượng tại Trung Á, bên cạnh những yếu tố thuận lợi, Trung Quốc đã phải đối mặt với nhiều thách thức như việc xây dựng các đường ống dẫn dầu khí tại Trung Á được đánh giá là chưa thực sự hiệu quả với chi phí đầu tư ban đầu cho sản xuất, khai thác và vận chuyển cao, lên tới hàng tỷ USD cho một dự án, trong khi kết quả thực tế còn cần đợi thời gian trả lời. Thêm vào đó là sự bất ổn định nội bộ của khu vực Tân Cương có thể gây trở ngại cho việc thực hiện các dự án cung cấp dầu khí từ Trung Á. Các đường ống dẫn dầu và khí chủ chốt đều đi qua Tân Cương, nơi xảy ra nhiều vấn đề an ninh, tồn tại nhiều nhóm khủng bố có vũ trang. Với độ dài hàng nghìn kilômét, các đường ống rất khó có thể được bảo vệ hoàn toàn và điều đó khiến chúng dễ trở thành mục tiêu của các cuộc tấn công khủng bố. Khi khu vực này có biến động tất yếu sẽ ảnh hưởng đến tình hình cung cấp dầu khí của Trung Quốc. Hơn nữa, Bản thân các nước Trung Á có những vấn đề phức tạp nội bộ. Mâu thuẫn dân tộc ở các nước