Kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốc Trung Quốc

Một phần của tài liệu Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993-2012 (Trang 81 - 88)

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.2. Kinh nghiệm cho Việt Nam từ chính sách ngoại giao năng lƣợng của Trung Quốc Trung Quốc

Tình hình năng lượng thế giới những năm đầu thế kỉ XXI có những biếnđộng to lớn, diễn biến phức tạp khó dự đoán. Trước sự cạnh tranh tìm kiếm cácnguồn năng lượng của các nước lớn trên thế giới như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, EU, Ấn Độ….nền kinh tế và chính trị thế giới cũng chịu tác động ít nhiều từ quá trình trên. Quá trình triển khai chính sách ngoại năng lượng củaTrung Quốc đã và đang có những ảnh hưởng nhất định đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế và xã hội ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Là một nước láng giềng của Trung Quốc,Việt Nam đang chịu tác động trực tiếp của chính sách ngoại giao năng lượng củaTrung Quốc. Lịch sử bao giờ cũng để lại những bài học quý báu cho thế hệ sau, trong quá trình nghiên cứu chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tôi nhận thấy các bài học kinh nghiệm rút ra từ trường hợp Trung Quốc có thể áp dụng cho Việt Nam như sau:

Thứ nhất, Việt Nam đang trên đường hiện đại hóa, công nghiệp hóa đất nước. Thực tế đó, đòi hỏi chúng ta phải có một chiến lược an ninh năng lượng tổng thể, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhiệm vụ an ninh quốc phòng. Chiến lược an ninh năng lượng của Việt Nam phải đặt ra ba lộ trình căn bản là ngắn hạn,trung hạn và dài hạn với nhiệm vụ cụ thể trong từng giai đoạn. Trong thời kỳ ngắnhạn, chúng ta xác định nguồn năng lượng nào là mũi nhọn đồng thời xác định nhu cầu tiêu dùng trong thời gian tới để lên kế hoạch sản xuất và phân phối hợp lý. Ở thời kỳ trung hạn phải xác định trữ lượng các

nguồn năng lượng trong nước đáp ứng được bao nhiêu phần trăm nhu cầu sản xuất và tiêu dùng xã hội đồng thời có kế hoạch khai thác và dự trữ khoa học.

Đối với mục tiêu dài hạn, trong bối cảnh các nguồn năng lượng có nguy cơ cạn kiệt trong thời gian sắp tới nên nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn này là tích cực tìm kiếm, khai phá và đưa vào sử dụng các nguồn năng lượng mới thân thiện với môi trường, chuyển đổi cơ cấu kinh tế hợp lý trên nguyên tắc tiêu hao năng lượng hợp lý, đầu tư đồng bộ cho công tác đảm bảo an ninh môi trường theo đà tăng trưởng của nền kinh tế. Chiến lược an ninh năng lượng của Việt Nam phải dựa trên tình hình năng lượng thế giới và khu vực để kịp thời điều chỉnh, chuyển hướng tránh tình trạng thay đổi, gây ảnh hưởng không tốt đến đời sống kinh tế-xã hội.

Nghiên cứu tình hình an ninh năng lượng thế giới, chiến lược an ninh năng lượng và chính sách ngoại giao năng lượng của các nước lớn trên thế giới và khu vực thiết nghĩ là một việc làm có ý nghĩa thực tiễn trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu này, Việt Nam có thể rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu, những mô hình tiên tiến, những thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc hoạch định chiến lược an ninh năng lượng trong tương lai.

Thứ hai, nâng cao kỹ thuật khai thác sử dụng nguồn tài nguyên dầu khí quốc gia. Hiện nay, nguồn dầu khí Việt Nam chủ yếu khai thác từ khu vực biển Đông thường được xuất khẩu dưới dạng dầu thô, trong khi đó chúng ta phải nhập các sản phẩm xăng dầu thành phẩm từ các nước trong khu vực.

Trong khi đó, chúng ta vừa hoàn thành nhà máy lọc dầu Dung Quất vào năm 2009 với giá trị đầu tư lớn, kỹ thuật sản xuất hiện đại, thuận tiện về mặt sản xuất và phân phối, nếu như nguồn dầu thô khai thác được từ biển Đông được sử dụng hoàn toàn vào việc sản xuất tại nhà máy lọc dầu Dung Quốc thì Việt Nam dần sẽ thoát ra khỏi sự phụ thuộc các nguồn xăng dầu nhập khẩu. Mặt

khác, sử dụng tối đa và hợp lý công suất của nhà máy lọc dầu Dung Quất còn chứng minh giá trị thực tiễn đối với nền kinh tế Việt Nam nói chung và kinh tế các tỉnh miền Trung nói riêng. Đồng thời cũng giải quyết được sự phân cách trong phát triển kinh tế của các vùng miền trong cả nước.

Thứ ba, thúc đẩy hợp tác quốc tế trên lĩnh vực với các nước trên thế giới và khu vực. Công nghiệp dầu khí là một ngành công nghiệp tương đối mới mẻ tại Việt Nam nên việc tăng cường hợp tác nghiên cứu trong lĩnh vực hóa dầu với các nước giúp chúng ta nâng cao năng lực sản xuất và trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Chú trọng hợp tác nâng cao trình độ sản xuất, quản lý sản xuất và phân phối tiến tới làm chủ công nghệ khai thác tiên tiến. Bên cạnh đó, thúc đẩy quá trình trao đổi, cập nhật thông tin về tình hình năng lượng và an ninh năng lượng trên thế giới và khu vực để kịp thời điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia.

Xuyên suốt trong quá trình triển khai chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể thấy Trung Quốc luôn theo đuổi nguyên tắc đa dạng hóa nguồn nhập khẩu để tránh rủi ro cho nền kinh tế. Bài học kinh nghiệm này có thể áp dụng đối với Việt Nam vì hợp tác với nhiều đối tác năng lượng khác nhau là cơ hội tối ưu khai thác dầu khí trong nước, đồng thời tránh phụ thuộc vào một thị trường nhất định, giảm thiểu đến mức tối đa các tác động xấu khi thị trường đó xảy ra các biến động lớn.

Thứ tư, tăng cường tiết kiệm trong việc sử dụng các nguồn năng lượng và đầu tư nghiên cứu các loại hình năng lượng mới thân thiện với môi trường.

Để giảm áp lực đối với an ninh năng lượng quốc gia cần thực hiện triệt để chính sách tiết kiệm năng lượng trong sản xuất và đời sống xã hội. Cần giải thích, tuyên truyền cho nhân dân về lợi ích của việc tiết kiệm năng lượng là cơ hội giúp kinh tế đất nước phát triển bền vững và giảm áp lực an ninh năng lượng quốc gia. Vấn đề tiết kiệm năng lượng nên căn cứ vào tình hình, đặc

điểm của từng thành phần kinh tế mà có qui chuẩn chi tiết, tránh tình trạng kêu gọi nửa vời và thực hiện không triệt để. Bên cạnh đó, tích cực đầu tư nghiên cứu, thử nghiệm các loại hình năng lượng mới phục vụ đời sống và sản xuất. Việt Nam là một quốc gia phong phú về tài nguyên khoáng sản, đặc biệt là các tài nguyên có nguồn gốc tự nhiên, các hình thức năng lượng mới như: mặt trời, phong năng, điện hạt nhân…cần được nghiên cứu kỹ và có lộ trình thay thế hợp lý và khoa học.

Thứ năm, Việt Nam cần nhanh chóng xây dựng kho dự trữ dầu lửa chiến lược. Dự trữ dầu lửa chiến lược là vấn đề quan trọng nhất trong đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia những năm gần đây. Những biến động về mặt an ninh chính trị trong khu vực và thế giới gần đây cho thấy không có một đảm bảo nào cho sự duy trì an ninh toàn cầu, các tình huống nghiêm trọng có thể bất ngờ xảy ra đối với an ninh dầu lửa thế giới. Mô hình xây dựng các kho dầu lửa chiến lược của Trung Quốc có thể dùng làm mô hình tham khảo cho Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam chỉmới có quy định dự trữ quốc gia cho trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lụt vàcác trường hợp nguy cấp, chúng ta vẫn chưa có quỹ xăng dầu dự trữ quốc gia mang tính chiến lược phục vụ cho nhiệm vụ phát triển kinh tế và đảm bảo an ninh quốc phòng.

Trong quá trình xây dựng các kho dầu lửa chiến lược cần lưu ý đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội vùng miền trong cả nước để có sự phân bố các kho dự trữ dầu lửa chiến lược hợp lý và khoa học.

Thứ sáu, kiên quyết giữ vững chủ quyền biển đảo và nguồn lợi khai thác dầu khí quốc gia. Việc tranh chấp quyền lợi dầu khí tại khu vực biển Đông giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam đang khẳng định một quy luật tất yếu là chủ quyền an ninh lãnh thổ không tách rời sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia. Chúng ta kiên quyết giữ vững lập trường về chủ quyền biển đảo trên cơ sở luật pháp quốc tế và các chứng

cứ pháp lý khoa học. Cần khẳng định trước thế giới về chủ quyền quốc gia tại Trường Sa, Hoàng Sa và vùng thềm lục địa, nơi có trữ lượng dầu khí lớn.

Việc giữ vững chủ quyền an ninh biển đảo không chỉ phục vụ cho nhiệm vụ an ninh quốc phòng mà còn thiết thực phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước trong thời gian sắp tới.

Tiểu kết

Chính sách đối ngoại là sự kéo dài của chính sách đối nội. Quá trình hoạch định và triển khai chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc liên quan chặt chẽ đến những thay đổi to lớn của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI. Thành tựu của quá trình cải cách mở cửa hơn 30 năm đã đưa Trung Quốc trở thành một trong hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Đến năm 2020, Trung Quốc cơ bản sẽ trở thành quốc gia công nghiệp.

Nhưng thực tế cho thấy Trung Quốc đang phải đối phó với vấn đề nan giải là tìm kiếm nguồn cung ứng năng lượng ổn định-chủ yếu là dầu mỏ cho nhu cầu phát triển kinh tế. Dầu lửa và khí đốt đã đưa bước chân các nhà lãnh đạo Trung Quốc đến tất cả các quốc gia và khu vực có trữ lượng lớn trên thế giới.

Hoạt động ngoại giao dầu lửa của nước này đang diễn ra trên quy mô lớn với mức độ ngày càng dày đặc. Trung Quốc mang đến thông điệp là sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực năng lượng với số tiền lớn nhưng không yêu cầu về mặt chính trị. Đây chính là thuận lợi choTrung Quốc khi có được các thỏa thuận cung ứng dầu lửa và khí đốt từ Trung Đông,Châu Phi và Mỹ-latinh. Đối với từng quốc gia khu vực, Trung Quốc thực hiện các biện pháp “ngoại giao năng lượng” khác nhau, nhưng hình thức sử dụng nhiều nhất là hợp tác, đầu tư trên lĩnh vực năng lượng. Từ chỗ dùng ngoại tệ dồi dào để mua các nguồn năng lượng, Trung Quốc chuyển sang hình thức hợp tác đầu tư để đảm bảo nguồn cung ứng năng lượng lâu dài, ổn định với giá cả hợp lý. Ở một mức độ nhất

định, chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đã thúc đẩy mối quan hệ hợp tác kinh tế quốc tế và xu thế toàn cầu hóa kinh tế giữa các nước, nhưng ngược lại chính sách này lại mang đến những bất ổn tiềm tàng cho nền chính trị khu vực châu Á – Thái Bình Dương nói riêng và thế giới nói chung.

Hoạt động ngoại giao năng lượng của Trung Quốc làm cho quan hệ quốc tế trở nên phức tạp và khó dự đoán.

Trong quá trình triển khai hoạt động ngoại giao năng lượng của mình, Trung Quốc đang từng bước tác động đến tình hình kinh tế và chính trị thế giới. Công cuộc đảm bảo an ninh năng lượng của quốc gia đông dân nhất hành tinh đang được nhìn nhận là nhân tố quan trọng góp phần làm sôi động nền chính trị và quan hệ quốc tế những năm gần đây. Ở khía cạnh tích cực, chính sách ngoại giao năng lượng Trung Quốc đang góp phần thúc đẩy hợp tác kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới, làm cho quá trình toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới diễn ra nhanh chóng. Nhưng bên cạnh đó,chính sách này cũng ảnh hưởng không tốt đến kinh tế thế giới là làm tăng tính cạnh tranh giữa các quốc gia. Sự lệ thuộc vào nguồn năng lượng nhập khẩu làm cho bản thân nền kinh tế Trung Quốc đứng trước các rủi ro không lường trước.

Bên cạnh đó, chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc trong những năm đầu thế kỉ XXI còn tác động đến tình hình an ninh chính trị trên thế giới. Sự đối đầu trong quan hệ Trung - Mỹ, sự cọ sát trong quan hệ Trung - Nhật hay tranh chấp chủ quyền ở biển Đông là những hệ quả tất yếu của chính sách nêu trên. Có thể nói,chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc làm cho an ninh chính trị thế giới trong những năm đầu thế giới thêm căng thẳng và phức tạp.

Trong quá trình tìm kiếm các nguồn năng lượng có thể thấy hai phương pháp mà Trung Quốc tiến hành, một là củng cố quan hệ chiến lược với các đối tác có dự trữ dầu lửa và khí đốt lớn, hai là cạnh tranh năng lượng với các

quốc gia có nhu cầu nhập khẩu năng lượng lớn như Mỹ, Nhật Bản, Nga và EU, thậm chí cạnh tranh vùng lãnh hải có tiềm năng như biển Đông. Chính sách hai mặt trong ngoại giao năng lượng đã và đang đặt ra cho Trung Quốc nhiều thuận lợi, thời cơ và cả thách thức trong hiện tại cũng như tương lai.

Một phần của tài liệu Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993-2012 (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)