Đối với các nước Mỹ La Tinh

Một phần của tài liệu Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993-2012 (Trang 67 - 72)

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.1. Ngoại giao năng lƣợng của trung quốc từ năm 1993-2012

2.1.4. Đối với các nước Mỹ La Tinh

Những năm đầu thế kỷ XXI, quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ Latinh bước vào giai đoạn phát triển tốt đẹp, trên cơ sở đó, Trung Quốc đã bắt đầu khuếch trương sức mạnh mềm ở khu vực này. Nhiều biện pháp được Trung Quốc áp dụng nhằm gia tăng “ảnh hưởng mềm” trong khu vực như: tăng cường quan hệ thương mại, đầu tư, tăng viện trợ... Trao đổi thương mại song phương tăng trưởng nhanh chóng, kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc với Mỹ Latinh tăng 600% trong giai đoạn 1993-2003. Trong những năm đầu thế kỷ XXI, gần một nửa kim ngạch đầu tư ra nước ngoài của Trung Quốc đổ vào Mỹ - Latinh.

Có thể thấy, sự phát triển nhanh chóng của kinh tế Trung Quốc từ giữa những năm 80 thế kỷ XX khiến nước này trở thành nguồn tiêu thụ dầu mỏ lớn, Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nguồn cung dầu mỏ từ các quốc gia và khu vực sản xuất nhiều dầu mỏ trên thế giới. Để đa dạng hóa nguồn cung cấp dầu và giảm bớt những rủi ro tiềm ẩn do giá dầu tăng cao, Mỹ - Latinh được xác định là một trong những khu vực quan trọng cung cấp dầu

cho Trung Quốc. Với những toan tính đó, Trung Quốc đã ra sức tăng cường sức mạnh mềm và ảnh hưởng ở khu vực này.

Đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc tích cực thực hiện các biện pháp ngoại giao năng lượng, tăng cường đầu tư vào các dự án năng lượng tại các nước Mỹ -Latinh. Ở Venezuela, Trung Quốc đẩy mạnh đầu tư vào lĩnh vực năng lượng thông qua các dự án như: xây dựng cơ sở hạ tầng trị giá 350 triệu USD vào 15 giếng dầu, đầu tư xây dựng nhà máy gas với tổng giá trị 60 triệu USD cùng nhiều dự án nâng cấp hệ thống nhà máy lọc dầu. Đổi lại, Venezuela cung cấp cho Trung Quốc 100.000 thùng dầu mỗi ngày, con số này tăng dần và đã lên tới khoảng 300.000 thùng vào năm 2006. Hiện Trung Quốc đang nhập khẩu 15% tổng sản lượng dầu mỏ của Venezuela và dự đoán tỉ lệ này sẽ tăng lên tới 45% vào năm 2012.

Bên cạnh đó, Trung Quốc còn có tham vọng chiếm lĩnh thị trường Mỹ - Latinh rộng lớn, đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa sang khu vực này. Ngoài những động cơ kinh tế, mục đích chính trị của Trung Quốc là muốn lôi kéo sự ủng hộ của đông đảo các quốc gia Mỹ - Latinh, xây dựng hình tượng quốc tế tốt đẹp, nhằm đạt được ý đồ chiến lược mở rộng ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu.

Tuy nhiên, mục tiêu tăng cường sức mạnh mềm của Trung Quốc ở khu vực Mỹ - Latinh “đường vẫn xa mà nhiệm vụ còn nhiều”. Trên con đường mở rộng ảnh hưởng mềm vào khu vực, Trung Quốc còn phải đối mặt với nhiều chông gai và thách thức không dễ vượt qua.

Thứ nhất, trước sự xâm nhập và tăng cường ảnh hưởng mềm của Trung Quốc vào khu vực, nhiều quốc gia Mỹ - Latinh coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với các nước này trong việc xuất khẩu hàng hóa vào thị trường Mỹ, đặc biệt trong lĩnh vực hàng dệt may. Các quốc gia trong khu vực cũng lo ngại hàng Trung Quốc sẽ tràn ngập thị trường, chiếm lĩnh thị trường và nhấn

chìm hàng hóa nội địa các nước này. Do đó, một số nước Trung Mỹ và Cộng hòa Đô-mi-ni-ca đang đàm phán ký kết hiệp định thành lập khu vực mậu dịch tự do với Mỹ.

Tiếp đến là, tuy quan hệ kinh tế của Trung Quốc với các nước Mỹ - Latinh chứng kiến sự tăng trưởng mạnh trong những năm đầu thế kỷ XXI, song kim ngạch thương mại của Trung Quốc với khu vực này vẫn chỉ chiếm tỉ lệ khiêm tốn so với Mỹ. Hiện Mỹ vẫn là đối tác thương mại quan trọng hơn nhiều so với Trung Quốc ở Mỹ - Latinh, ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực cũng lớn hơn nhiều so với Trung Quốc. Về viện trợ trong khu vực, mức viện trợ của Trung Quốc cho Mỹ - Latinh chỉ chiếm khoảng 10% tổng viện trợ của Trung Quốc cho các quốc gia và khu vực khác trên thế giới, kém xa so với viện trợ cho các nước Châu Á và Châu Phi.

Theo Tổ chức Năng lượng Mỹ La-tinh (OLADE), trữ lượng dầu mỏ của khu vực Mỹ La-tinh gần 1,7 nghìn tỷ thùng, chiếm 20% tổng trữ lượng dầu mỏ toàn cầu, đứng thứ 2 thế giới sau khu vực Trung Đông, tập trung ở các nước Vê-nê-du-ê-la, Bra-xin, Mê-hi-cô, Ê-cu-a-đo…

Vấn đề năng lượng đóng vai trò quan trọng trong quan hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ La-tinh. Tại Hội nghị thượng đỉnh APEC ở Chi-lê vào tháng 11 tháng 2004, Trung Quốc đã ký một loạt thỏa thuận kinh tế với các nước Mỹ La-tinh, trong đó có các thỏa thuận năng lượng. Trung Quốc đang chiếm gần 20% tổng kim ngạch ngoại thương của Chi-lê trong khi cách đây 1 thập kỷ con số này mới là 5,6%. Trung Quốc cũng đã đạt được thỏa thuận tự do thương mại với cả Chi-lê và Pê-ru để các thị trường này mở cửa với các sản phẩm của Trung Quốc. Ngoài ra, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã công bố thỏa thuận dầu mỏ với Bra-xin trị giá 10 tỷ USD, đồng thời bổ sung thêm 1,3 tỷ USD hợp đồng giữa SINOPEC và PETROBRAS để lắp đặt 2.000 km đường ống dẫn. Đổi lại, Bra-xin cung cấp cho SINOPEC 200.000 thùng

dầu/ngày. Trung Quốc đang nắm giữ 19% trong tổng kim ngạch ngoại thương của Bra-xin trong khi con số này chỉ là 2,8% vào năm 2001.[26]

Gần đây nhất, Trung Quốc đã kí một thỏa thuận thương mại trị giá tương đương 30 tỷ USD với Bra-xin sử dụng đồng tiền của hai quốc gia. Giới phân tích cho rằng, đồng Nhân dân tệ của Trung Quốc tuy không thay thế đồng USD hay Euro nhưng đang trở thành một ngoại tệ quan trọng được đảm bảo bằng một khối lượng hàng hóa và tài nguyên thiên nhiên khổng lồ. Vê-nê- zu-ê-la là nước có trữ lượng dầu lớn ở Mỹ La-tinh. Trung Quốc đã cam kết phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng cho Vê-nê-zu-ê-la bằng cách đầu tư 530 triệu USD cho 15 khu vực giếng dầu và 60 triệu USD trong một dự án khí đốt tại Vê-nê-zu-ê la. Ngoài ra, Trung Quốc được phép khoan dầu, thành lập các công ty lọc dầu và sản xuất khí đốt tự nhiên tại nước này. Năm 2005, Vê-nê- du-ê-la xuất sang Trung Quốc 68.800 thùng dầu/ngày, đến năm 2012 là 300.000 thùng/ngày. Theo kết quả cuộc họp lần thứ 5 của Ủy ban hỗn hợp Trung Quốc – Vê-nê-zu-ê-la, hai nước đã ký 8 hiệp định thương mại, trong đó có 2 hiệp định về năng lượng.[27]

Tháng 8 năm 2010, Bridas Corp, một liên doanh giữa CNOOC và Tập đoàn Bridas Energy Holdings/ Ác-hen-ti-na, đã đồng ý chi 7,06 tỷ USD, mua lại 60% cổ phần của BP trong Pan American Energy (PAE), hãng sản xuất dầu lớn thứ 2 ở Ác-hen-ti-na, một quốc gia khác cũng nằm ở Mỹ La-tinh. Cổ phần của BP tại PAE là một trong những tài sản đáng giá nhất của tập đoàn này tại khu vực Mỹ La-tinh. Mặc dù việc đầu tư vào sản xuất và khai thác bị đình đốn tại Ác-hen-ti-na, nhưng dự trữ và sản lượng của PAE lại tăng lên trong thập kỷ qua. Giới phân tích Ác-hen-ti-na nhận định, giá trị của hãng năng lượng lớn thứ hai tại quốc gia này có thể lên tới con số 20 tỷ USD.

Trong chuyến thăm Ác-hen-ti-na vào tháng 11 tháng 2004, Chủ tịch Hồ Cẩm

Đào đã ký hợp đồng đầu tư trị giá 19,7 tỷ USD, trong đó có 5 tỷ dành cho việc khai thác dầu. [3, tr.188]

Ngoài ra, Mỹ La-tinh còn trở thành một nguồn cung nguyên liệu thô mang tính chủ chốt với nền kinh tế được cho ngốn nhiều nguyên liệu nhất thế giới. Trung Quốc nắm giữ cổ phần đối với các mỏ dầu ở Ê-cu-a-đo và là nhà đầu tư chính cho các dự án khai thác đồng ở Pê-ru. Theo một số báo cáo Trung Quốc đã đóng góp khoảng trên 11 tỷ USD trong tổng số 41 tỷ USD được đầu tư cho năng lượng và khoáng sản của Pê-ru. CDB đã thay thế Ngân hàng Thế giới (WB) trở thành ngân hàng phát triển lớn trên thế giới, cho vay nhiều tỷ USD ở khắp các châu lục để phục vụ cho những lợi ích của Trung Quốc. Liên tiếp các khoản đầu tư được rót vào Mỹ La-tinh khiến thế giới ngỡ ngàng khi cường quốc này đang làm thay phần việc của Mỹ tại những nơi thậm chí được coi là sân sau của cường quốc số một thế giới. Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể không có lợi cho các công ty dầu khí lớn, nhưng lại tốt cho thị trường dầu mỏ thế giới. Nó làm tăng nguồn cung dầu mỏ và giúp đảm bảo rằng khi nền kinh tế phục hồi, lượng cung dầu mỏ sẽ đáp ứng nhu cầu và giữ cho giá dầu không tăng quá cao.

Nếu như hợp tác đầu tư trong lĩnh vực năng lượng là phương thức ngoại giao năng lượng của Trung Quốc tại Trung Đông, hay viện trợ kinh tế áp dụng ở Châu Phi thì ở khu vực Mỹ La-tinh Trung Quốc lại dùng sức mạnh nguồn vốn để có được các nguồn năng lượng thông qua hình thức đầu tư trực tiếp (FDI). Chính nguồn vốn này là “niềm hy vọng” với các nước đang phát triển trong khu vực khi họ muốn phát triển kinh tế mà không phải lệ thuộc vào nước Mỹ. Như vậy, với sức mạnh tài chính và kinh tế, Trung Quốc đã cố gắng thiết lập quan hệ đối tác toàn diện với các nước ở khu vực Mỹ- Latinh. Giống như Châu Phi, Trung Quốc vẫn sử dụng biện pháp hợp tác song phương và đa phương để có được các nguồn cung cấp dầu lửa dồi dào và ổn định từ các

quốc gia này. Ở lĩnh vực hợp tác song phương, Trung Quốc thường áp đặt những điều kiện riêng của mình khi ký kết các hiệp định hợp tác trên lĩnh vực năng lượng với các nước. Tùy theo tình hình từng nước, Trung Quốc có những cách thức xử lý khác nhau trên tinh thần tôn trọng đối tác, nhưng tất cả các hiệp định với các nước đều phải có một đáp án là mang lại nguồn cung cấp năng lượng cho Trung Quốc dù ở những mức độ khác nhau. Trong hợp tác đa phương, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến các tổ chức kinh tế của khu vực Mỹ- Latinh. Sự có mặt với tư cách là quan sát viên hay thành viên chính thức của Trung Quốc đã nói lên sự quan tâm của quốc gia này trong hợp tác đa phương với khu vực Mỹ -Latinh và vùng Caribbean.

Một phần của tài liệu Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993-2012 (Trang 67 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)