Đối với các nước Châu Phi

Một phần của tài liệu Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993-2012 (Trang 58 - 67)

5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài

2.1. Ngoại giao năng lƣợng của trung quốc từ năm 1993-2012

2.1.3. Đối với các nước Châu Phi

Châu Phi là một châu lục được biết đến với nguồn tài nguyên dồi dào phong phú, được xem là châu lục có trữ lượng khoáng sản đáng chú ý nhất trên thế giới. Trong 50 loại khoáng sản chủ yếu của thế giới, Châu Phi đứng đầu về trữ lượng của 17 kim loại và khoáng sản. Ngoài Trung Đông, Trung Á thì Châu Phi là một mỏ dầu lớn với 9.4% trữ lượng dầu mỏ thế giới. Ngoài ra Châu Phi còn có tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực thủy điện, theo số liệu báo cáo mới nhất của thế giới thì tiềm năng thủy điện của Châu Phi chiếm 35.4%

tiềm năng chung của thế giới [14].Với một vị trí chiến lược quan trọng (nằm trên tuyến đường giao thông quốc tế từ Đông sang Tây, nối Đại Tây Dương với Ấn Độ Dương, nối Châu Á với Châu Âu) và nguồn tài nguyên dường như vô hạn này, châu Phi sẽ trở thành một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc tế.

Những năm đầu thế kỉ XXI, cùng với sự lớn mạnh về kinh tế và chính trị, quân sự…, Trung Quốc có điều kiện triển khai chiến lược ngoại giao nước lớn của mình và châu Phi thực sự là điểm đến quan trọng trong chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Với những ưu thế đó, Trung Quốc đã đưa ra và triển khai chính sách đối với châu Phi một cách toàn diện, hầu hết trên tất cả các lĩnh vực, đi vào chiều sâu và đã đạt được những thành tựu quan trọng đem lại lợi ích thiết thực cho cả hai bên.

Giai đoạn từ năm 1990-1997, có khoảng 130 cuộc viếng thăm của các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc tới hơn 40 nước Châu Phi. Ngược lại, cũng có 43 tổng thống, 14 thủ tướng và các nhà lãnh đạo cấp cao Châu Phi sang thăm Trung Quốc. Tiếp sau đó, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc là thủ tướng Lý Bằng, các phó thủ tướng Chu Dung Cơ, Lý Lam Thanh, Tiền Kỳ Tham lần lượt đến thăm Châu Phi và thành lập “Tiểu ban điều phối công tác hợp tác kinh tế mậu dịch, kĩ thuật với Châu Phi” do Lý Lam Thanh làm tiểu ban. Nhờ vậy, Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với 57 nước và tiểu khu vực, lập hơn 150 công ty và phòng đại diện mậu dịch tại Châu Phi. Những năm 1949-1978, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi chủ yếu là trên lĩnh vực chính trị mang đậm màu sắc ý thức hệ. Dầu mỏ chính là nhân tố thúc đẩy mối quan hệ Trung Quốc và Châu Phi. Đầu thập kỉ 90 của thế kỷ XX, Trung Quốc bắt đầu trở thành nước nhập khẩu dầu mỏ và kết từ đó tốc độ tăng nhập khẩu dầu mỏ trung bình khoảng 8%/năm [17]. Trung Quốc xuất sang châu Phi các mặt hàng tiêu dùng, sản phẩm điện tử, máy móc và nhập nguyên liệu từ Châu Phi. Nếu so sánh với thập kỷ 80 trở về trước, có thể thấy rằng, Trung Quốc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với Châu Phi là có động lực và mục tiêu hết sức rõ ràng.

Châu Phi là khu vực có trữ lượng dầu khí đứng thứ hai thế giới sau khu vực Trung Đông. Đây là nguyên nhân của sự có mặt của các cường quốc ở châu lục này thời gian gần đây. Từ thập niên 90 của thế kỉ XX, Trung Quốc đã đẩy mạnh sự quan tâm và thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế, chính trị với các quốc gia có trữ lượng dầu khí lớn ở lục địa đen. Với trữ lượng dồi dào, phong phú, chất lượng cao, giá thành thấp, các sản phẩm từ “vàng đen” ở Châu Phi đang thu hút các quốc gia có nhu cầu tiêu hao năng lượng lớn trên thế giới. Trong quá trình thực hiện chính sách ngoại giao năng lượng, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến Châu Phi không chỉ vì những ưu điểm nêu trên

mà còn vì khu vực Trung Đông có quá nhiều cạnh tranh và trữ lượng dầu khí có xu hướng ngày càng giảm. Do đó, Trung Quốc thông qua các con đường ngoại giao chính trị, thương mại, đầu tư, các khoản viện trợ kỹ thuật, cho vay hoặc giảm nợ nhằm thực hiện chiến lược xây dựng ảnh hưởng tiến tới kiểm soát nguồn cung ứng dầu khí tại các quốc gia ở châu lục này.

Trong Đại hội đồng Liên hiệp quốc, các nước Châu Phi chiếm gần 1/3 số ghế, nên tranh thủ quan hệ với các quốc gia này còn có tác dụng nâng cao vị thế của Trung Quốc tại cơ quan cao nhất của toàn cầu. Trong khi Mỹ và các nước phương Tây luôn đòi hỏi các điều kiện ràng buộc về kinh tế - chính trị khi đặt quan hệ với các nước Châu Phi thì chính sách của Trung Quốc luôn nhấn mạnh phương thức hợp tác cùng có lợi giữa hai bên, đề cao nguyên tắc không can thiệp vào tình hình nội bộ của nhau, không áp đặt chế độ xã hội hay mô hình tư tưởng cho các nước Châu Phi mà Trung Quốc giúp đỡ.

Chủtrương này của Trung Quốc đã có một lợi thế nhất định khi các nước Châu Phi đặt lên bàn cân trong việc lựa chọn Mỹ - phương Tây hay Trung Quốc.

Trong những năm đầu thế kỉ XXI, Trung Quốc đã thiết lập được một cơ chế hợp tác toàn diện với các quốc gia Châu Phi thông qua các bước đi cụ thể, chính cơ chế này đã mở đường cho việc triển khai chính sách “ngoại giao năng lượng” của Trung Quốc ở châu lục này. Đầu tiên, Trung Quốc và các nước Châu Phi thiết lập Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi bắt đầu từ năm 2000, các nhà phân tích đều đánh giá đây là mô hình hiệu quả trong hợp tác đa phương giữa các nước Châu Phi và Trung Quốc, đồng thời đây là nền tảng cơ bản để đối thoại, tăng cường sự tin cậy lẫn nhau giữa Trung Quốc và các nước Châu Phi khi đối phó với những thách thức trong thế kỉ mới.

Thứ đến, vào tháng 01 năm 2006, chính phủ Trung Quốc đã ban hành văn kiện đầu tiên về Châu Phi “Chính sách đối với Châu Phi- China’s Africa

policy” nhân dịp kỉ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên.

Văn kiện này bao gồm phần mở đầu và 6 chương nội dung cụ thể hóa cho hoạt động hợp tác giữa hai bên trong từng lĩnh vực cụ thể. Văn kiện này của Trung Quốc được xem là bước đột phá trong lịch sử quan hệ của Trung Quốc và Châu Phi. Trên cơ sở văn kiện này, Trung Quốc đã tiến hành các hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục…trong đó nổi bật là hợp tác trên lĩnh vực giữa hai bên.

Tiến hành “ngoại giao năng lượng” bằng biện pháp chính trị - ngoại giao: Từ năm 2000 đến nay, các nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn xem Châu Phi là điểm cần phải đến trong các chuyến thăm viếng cấp cao thường niên.

Những cuộc thăm viếng chính trị không những mang ý nghĩa về mặt bang giao quốc tế mà còn có tác dụng thắt chặt hơn quan hệ giữa Trung Quốc và các quốc gia ở châu lục này.

Năm 2000, tại thủ đô Bắc Kinh diễn đàn hợp tác Trung- Phi lần thứ nhất được tổ chức, hội nghị thông qua hai văn kiện “Tuyên ngôn Bắc Kinh diễn đàn hợp tác Trung-Phi” và “Đề cương hợp tác phát triển kinh tế-xã hội Trung Phi và Trung Quốc đưa ra 4 cam kết sau đây: thứ nhất, căn cứ sự phát triển không đồng đều giữa các nước Châu Phi, Trung Quốc sẽ thực hiện các dạng viện trợ khác nhau cho từng nước, tùy theo tốc độ phát triển kinh tế và sức mạnh tổng hợp quốc gia. Thứ hai,trong vong hai năm Trung Quốc sẽ xóa hoặc giảm nợ cho các nước nghèo và chậm phát triển ở Châu Phi với trị giá 100 tỉ nhân dân tệ. Thứ ba, cung cấp các khoản tiền và khuyến khích các công ty Trung Quốc đến đầu tư và thúc đẩy kinh tế phát triển tại Châu Phi. Thứ tư, thiết lập “Quỹ phát triển nguồn lực con người Phi Châu”.

Năm 2006, “Kế hoạch hành động Bắc Kinh” của diễn đàn hợp tác Trung Phi được diễn ra tại thủ đô Bắc Kinh với sự tham dự của 48 nguyên thủ các quốc gia Châu Phi và người đứng đầu các tổ chức quốc tế. Nội dung kế

hoạch nhấn mạnh hai điểm:Về chính trị: tiếp tục duy trì cơ chế đối thoại hợp tác song phương, tăng cường hoạt động thăm viếng song phương, đẩy mạnh hoạt động tư pháp, lãnh sự. Về kinh tế: tăng cường đầu tư trên các lĩnh vực nông nghiệp mậu dịch, kĩ thuật, thông tin liên lạc.

Trong năm 2006 chính phủ Trung Quốc ban hành văn kiện “Chính sách đối với châu Phi- China’s Africa policy” với những nội dung liên quan đến hợp tác toàn diện trên các lĩnh vực với Châu Phi. Văn kiện này được các nhà phân tích chính trị đánh giá là “sách trắng” thứ hai trên lĩnh vực ngoại giao của Trung Quốc sau “Chính sách đối với EU- China’s EU policy paper” được công bố vào năm 2003. Ngoài ra, văn kiện này được xem là phương thuốc

“định tâm” đối với các quốc gia Châu Phi trong quan hệ với Mỹ và phương Tây. Trong văn kiện, Trung Quốc bày tỏ lập trường theo đuổi các mục tiêu hữu nghị chân thành, hợp tác cùng có lợi với các quốc gia Châu Phi.

Tóm lại, trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao, Trung Quốc cố gắng duy trì và phát triển quan hệ qua các chuyến thăm viếng ngoại giao. Ngoài ra, diễn đàn hợp tác Trung Phi được xem là công cụ hỗ trợ cho việc thúc đẩy quan hệ chiến lược giữa hai bên. Về phía các nước Châu Phi, trong quan hệ với Trung Quốc các nước này được các nguồn ủng hộ về chính trị lẫn tài chính và dần thoát ra khỏi sự kiềm kẹp của Mỹ và phương Tây. Về phía Trung Quốc, hậu trường của các mối quan hệ chính trị và diễn đàn đối thoại là một nguồn cung cấp năng lượng dồi dào, chất lượng và giá thành hợp lý.

Tiến hành “ngoại giao năng lượng” bằng các biện pháp hợp tác đầu tư kinh tế và viện trợ:

Từ năm 1993 đến 2012, hợp tác đầu tư kinh tế luôn được Trung Quốc ưu tiên hàng đầu với các nước Châu Phi, các tập đoàn và công ty lớn của Trung Quốc đang tìm mọi cách đầu tư trên lĩnh vực năng lượng tại châu lục này. Ba tập đoàn dầu mỏ của Trung Quốc là China National Petroleum

Corporation (CNPC), China National Offshore Oil Corporation (CNOOC) và SINOPEC luôn đi đầu trong hợp tác đầu tư trên lĩnh vực năng lượng.

Tháng 7 năm 2004 và tháng 10 năm 2005 chính phủ Trung Quốc lần lượt công bố “Mục lục định hướng đầu tư ở nước ngoài phần 1 và 2”, Trung Quốc khuyến khích việc hợp tác đầu tư thăm dò, khai thác dầu mỏ tại Ai Cập, Sudan.Tháng 07 năm 2005, tập đoàn dầu khí Trung Quốc PetroChina đạt được thỏa thuận thương mại trị giá 800 triệu đôla với tập đoàn dầu khí quốc gia Nigeria đểmua 30.000 thùng dầu ngày trong thời hạn 1 năm [10, tr 26- 34]. Tháng 01 năm 2006, CNOOC đã mua lại 45% cổ phần của hãng South Atlantic Petroleum của Nigieria với giá 2,3 tỉ đôla. Cũng trong năm này, CNOOC đã thương lượng và ký kết được với Kênya hợp đồng thăm dò dầu khí tại 6 mỏ dầu ngoài khơi nước này.

Tháng 1 năm 2007, bộ Thương mại, bộ Ngoại giao và Ủy ban cải cách và phát triển kinh tế quốc gia tiếp tục cho công bố “Mục lục định hướng đầu tư ở nước ngoài phần 3” đã làm rõ các tiêu chí khi thâm nhập khai thác dầu mỏ tại Châu Phi của các công ty, tập đoàn năng lượng Trung Quốc. Văn kiện này giúp cho các nhà đầu tư Trung Quốc có được một cái nhìn tổng thể về bức tranh năng lượng của châu lục đen và các biện pháp tiến hành khi hợp tác đầu tư trên lĩnh vực năng lượng với từng quốc gia riêng biệt. Trong danh mục lần 3 này, các quốc gia Maroc, Lybia, Nigie được chính phủ Trung Quốc xem là các nước ưu tiên trong đầu tư ở Châu Phi.

Song song với các hợp tác đầu tư trên lĩnh vực kinh tế, Trung Quốc còn thể hiện “thiện chí” bằng cách tăng cường các nguồn viện trợ cho các quốc gia Châu Phi. Trong hội nghị nguyên thủ của Diễn đàn hợp tác Trung Quốc - Châu Phi năm 2006, chính phủ Trung Quốc cam kết cung cấp 5 tỷ đôla cho các khoản vay ưu đãi và xóa nợ không lãi suất cho 33 nước Châu Phi, tăng danh mục hàng miễn thuế lên 440.

Trung Quốc còn cam kết từ 2006 đến 2009 sẽ xây dựng từ 3 đến 5 khu hợp tác kinh tế ở Châu Phi. Trong các lĩnh vực viện trợ, Trung Quốc đặc biệt quan tâm đến nông nghiệp, hàng năm Trung Quốc cử 100 chuyên gia đến Châu Phi làm việc và huấn luyện khoảng 15.000 kỹ thuật viên cho các nước.

Trong chuyến thăm các nước Mali, Senegan, Tanzania và Morise vào tháng 02 năm 2009 của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Trung Quốc cam kết viện trợ 74,9 triệu đôla xây dựng cầu hữu nghị Trung Quốc- Mali dài 2,6 km, cho Senegan vay 90 triệu đôla, cho Tanzania vay 25 triệu đôla, và Morise vay 260 triệu đôla. Hình thức viện trợ ODA cũng được Trung Quốc tiến hành, Trung Quốc mong muốn qua các nguồn viện trợ chính thức cũng như không chính thức các nước Châu Phi có được điều kiện xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, đổi lại Trung Quốc sẽ là nước được phép thăm dò, khai thác các nguồn năng lượng tại các nước này.

Những chính sách của Trung Quốc tại Châu Phi không chỉ mang lại lợi ích cho Trung Quốc mà ngược lại nó cũng là cơ hội cho các nước Châu Phi.

Trong những năm gần đây Trung Quốc đã cố gắng thiết lập quan hệ hợp tác chiến lược với các nước Châu Phi. Cách tiếp cận khu vực Châu Phi của Trung Quốc nằm trong chiến lược ngoại giao tổng thể của nước này là mở rộng hợp tác toàn diện trên lĩnh vực kinh tế, chính trị, cố gắng tiếp cận và tham gia khai thác các nguồn tài nguyên năng lượng, chủ yếu là dầu mỏ, để đáp ứng nhu cầu năng lượng của nền kinh tế Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay. Đằng sau sự hào phóng mà Trung Quốc giành cho Châu Phi đó là sự “thèm muốn” của Trung Quốc với Châu Phi, nơi có nguồn dự trữ tài nguyên thiên nhiên dồi dào, đặc biệt là dầu mỏ, khí đốt và các loại quặng.

Cũng giống như khu vực Trung Đông, quá trình tìm kiếm các nguồn năng lượng của Trung Quốc tại Châu Phi gặp phải sự cạnh tranh và sức ép của Mỹ và các nước phương Tây. Sự có mặt của Trung Quốc tại khu vực này

làm cho các nước Mỹ, Nhật Bản và EU phải suy nghĩ về tương lai nhập khẩu dầu mỏ của nước mình tại Châu Phi. Trong đó, chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc đã trực tiếp tác động đến nguồn dầu nhập khẩu của Mỹ trong những năm đầu thế kỉ XXI.

Bảng 3.2. Tỉ lệ nhập khẩu dầu của Mỹ và Trung Quốc từ Châu Phi ( tỉ lệ % về số lượng).

2001 2002 2003 2004 2005 2006

Trung Quốc 22,1 22,8 24,0 27,1 27,8 29,1

Mỹ 15,5 12,7 15,3 16,7 18,4 18,1

Nguồn: Congressional research service library of congress – China’s foreign policy and “soft power” in South America, Asia, and Africa, p.p 123.

Qua bảng 3.2 có thể thấy trong những năm đầu thế kỉ XXI, tỉ lệ nhập khẩu của Trung Quốc cao hơn tỉ lệ nhập khẩu dầu của Mỹ từ khu vực Châu Phi. Tỉ lệ này cho thấy một thực tế đang diễn ra là Trung Quốc ngày càng có nhiều nguồn cung cấp dầu hơn Mỹ tại “lục địa đen” và các nước ở châu lục này ngày càng thích bán dầu cho Trung Quốc hơn là Mỹ.

Thứ đến, Trung Quốc dùng phương thức viện trợ và hợp tác kinh tế để tiến hành ngoại giao năng lượng với các quốc gia ở Châu Phi. Thông qua các nguồn viện trợ về kinh tế ngắn hạn và dài hạn, chính phủ Trung Quốc tạo điều kiện cho các nước ở Châu Phi có được nguồn vốn để phát triển kinh tế quốc gia mà không đi kèm bất cứ một điều kiện gì ngoài tạo điều kiện để các công ty năng lượng Trung Quốc hợp tác với chính quyền sở tại. Điều này đi ngược với chủ trương của Mỹ và EU khi viện trợ cho Châu Phi là xã hội ổn định, đảm bảo dân chủ và nhân quyền. Các nước phát triển quan ngại rằng quá trình viện trợ quá “dễ dãi” của Trung Quốc là trở lực trong việc thúc đẩy quá trình dân chủ và cải thiện quyền con người tại một số quốc gia như Angola, Nigeria, Sudan, Zimbabwe… Thậm chí, báo chí ở một số quốc gia còn đưa ra

nhận xét rằng viện trợ kinh tế của Trung Quốc giống như khoản trợ cấp xã hội cho các chính quyền độc tài và có thể xem như việc cải thiện phúc lợi xã hội cho trẻ mồ côi ở Châu Phi. Đối với dư luận trên, Trung Quốc bày tỏ quan điểm là quan hệ giữa Trung Quốc và Châu Phi là quan hệ đôi bên cùng có lợi, các khoản viện trợ này mang tính giúp đỡ cùng nhau phát triển kinh tế, và ở chiều ngược lại Trung Quốc có cơ hội tiếp xúc với nguồn tài nguyên dồi dào tại châu lục này. Trong lần thăm châu Phi gần đây nhất Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đã nói rõ: “Trung Quốc chưa bao giờ và sẽ không bao giờ áp đặt ý chí của mình hay những cách làm bất công lên các nước khác”[8, tr 351].

Với nguồn vốn dồi dào, các nguồn viện trợ và hợp tác kinh tế trên lĩnh vực năng lượng đã thuyết phục nguyên thủ của các quốc gia Châu Phi, họ xem cách thức Trung Quốc làm là sự thay thế tốt nhất cho Tổ chức tiền tệ quốc tế (IMF).

Cuối cùng, Trung Quốc coi cơ chế hợp tác đa phương thông qua Diễn đàn hợp tác Trung Quốc – Châu Phi là động lực thúc đẩy quan hệ giữa hai bên và tạo điều kiện cho chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc diễn ra thuận lợi. Được nâng cấp từ Tiểu ban hợp tác kinh tế - kỹ thuật trong những năm 90 của thể kỉ XX, vào tháng 11 năm 2006 tại hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo Trung Quốc – Châu Phi tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc đã nâng cấp quan hệ hai bên thành “quan hệ đối tác chiến lược”

kiểu mới. Các nhà nghiên cứu chính sách quốc tế đánh giá đây là bước ngoặt lớn trong quan hệ giữa Trung Quốc và các nước Châu Phi trong những năm đầu thế kỉ XXI, tạo điều kiện cho cơ chế hợp tác toàn diện và quá trình triển khai chính sách của Trung Quốc tại Châu Phi: Việc Trung Quốc và Châu Phi thiết lập được khuôn khổ hợp tác này vừa góp phần định dạng quan hệ hai bên, vừa trở thành công cụ giúp Trung Quốc mở rộng hơn nữa ảnh hưởng ở

Một phần của tài liệu Ngoại giao năng lượng của Trung Quốc từ năm 1993-2012 (Trang 58 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)