1.2 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN
1.2.3 Các mô hình về xây dựng tiêu chí trong quản lí chất lượng… 23
Muốn đánh giá, đo lường một vấn đề thì cần phải có tiêu chí cụ thể để đo. Để xây dựng được các tiêu chí đo cần phải có mô hình áp dụng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi lựa chọn và đưa ra 3 mô hình chính trong quản lí chất lượng giáo dục.
Mô hình BS7550/ISO 9000
Đây là mô hình bao gồm các hệ thống văn bản quy định tiêu chuẩn và quy trình chi tiết, nghiêm ngặt ở mỗi giai đoạn của quá trình sản xuất, với mục tiêu là sản phẩm làm ra (đầu ra) phù hợp với mục đích. Mô hình BS7550/ISO 9000 được đưa vào lĩnh vực kinh doanh khoảng những năm 1990. Người giới thiệu mô hình này vào giáo dục đại học là Russo (1995). Có một số lưu ý, khi áp dụng trong giáo dục thì cần phải thay đổi các tiêu chí cho thích hợp. Để hiểu rõ hơn về mô hình, chúng ta cùng đi trả lời một số câu hỏi. Thứ nhất: Sản phẩm trong giáo dục là gì?
Với câu hỏi này chúng ta có thể hiểu sản phẩm là SVTN. Thứ 2: Quá trình sản xuất là gì? Quá trình sản xuất chính là quá trình dạy- học. Cũng có ý kiến cho rằng
27
người tốt nghiệp đóng ba vai trò trong quá trình sản xuất: khách hàng, người diễn viên trong quá trình diễn ra sự giáo dục và SV là một phần của sản phẩm.
Mô hình quản lý chất lượng tổng thể (TQM)
Đây cũng là một mô hình được áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh. Đặc trưng của mô hình là không áp dụng một hệ thống cứng nhắc cho bất kỳ cơ sở kinh doanh hay đại học nào, mà nó tạo ra một nền “văn hóa chất lượng” bao trùm lên toàn bộ quá trình đào tạo. Mô hình đưa ra 5 lĩnh vực, được tập trung chú ý như sau:
Sứ mạng, khách hàng, cách tiếp cận các hoạt động có hệ thống, phát triển mạnh mẽ nguồn nhân lực, các tư tưởng dài hạn, sự phục vụ chu đáo.
Năm 1991, Sherr và Lozier đưa lý thuyết này vào lĩnh vực giáo dục với 5 thành phần chính, ảnh hưởng đến việc cải tiến chất lượng giáo dục đại học như: sự trung thực, sự chia sẻ quan điểm, kiên nhẫn, hết lòng làm việc và lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể; trong đó lý thuyết quản lý chất lượng tổng thể có thể áp dụng trong quá trình dạy và học. Lý thuyết này, có một số các ưu điểm sau:
+ Cải tiến không ngừng: Đây là một trong những triết lí quan trọng nhất của thuyết quản lý chất lượng tổng thể. Sự cải tiến liên tục này được thể hiện trong kế hoạch chiến lược của trường đại học. Các chu kì cải tiến được nâng cao dần theo vòng xoáy hình trôn ốc, từ lợi ích trước mắt đến lợi ích lâu dài và không ngừng vươn tới trình độ cao hơn.
Cụm từ “không mắc lỗi” được bàn cãi không ngừng, vì để xác định sản phẩm
“không mắc lỗi” trong quá trình sản xuất, khi áp dụng với đại học thì phải xác định được một sinh viên tốt nghiệp đạt chất lượng “không mắc lỗi”. Để xác định được điều đó, các trường đại học xác định năng lực mà SVTN, xét những thành tích mà SV đạt được ngoài những năng lực cơ bản đã được đào tạo. Do đó, cần chú trọng đến mức độ thành đạt của SV trong công việc ngoài các bằng cấp tối thiểu hơn là khái niệm “sản phẩm không mắc lỗi”.
Bên cạnh đó, nhà trường cần chú ý đến “chuẩn mực sàn”, để tất cả các sinh viên khi ra trường cần có những năng lực tối thiểu và thực hiện được những nhiệm vụ nhất định. Còn những SVTN đạt chất lượng cao, luôn vượt qua mức sàn mà các
28
trường đã đề ra, đó là mục tiêu các trường cần hướng tới để đào tạo ra nhiều SVTN như vậy.
+ Cải tiến từng bước: Trong quá trình thực hiện cải tiến chất lượng, nên ưu tiên các dự án nhỏ, sự thành công của các dự án nhỏ sẽ tạo đà để thực hiện các dự án lớn hơn. Việc cải tiến này rất quan trọng trong tiến trình nâng cao chất lượng, nếu dự án có mục tiêu rõ ràng, thực tế, có tính khả thi cao.
+ Hệ thống tổ chức phải hướng tới khách hành: Coi người học là khách hàng, mô hình này đưa ra sự gắn kết giữa cung và cầu, giữa các bộ phận trong trường với nhau. Nhà trường cung cấp sản phẩm là SV có năng lực theo yêu cầu của xã hội.
Vai trò của nhà quản lí vừa là kiểm tra, điều hành, vừa là người hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên. Do đó, mô hình cấp bậc trong quản lý nhà trường là mô hình đảo ngược.
Mô hình các yếu tố tổ chức
Tổ chức Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á (SEAMEO- 1999), đã đưa ra mô hình các yếu tố tổ chức với 5 yếu tố để đánh giá:
- Đầu vào: SV, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế,…
- Quá trình đào tạo, được coi là quan trọng nhất gồm: phương pháp, quy trình đào tạo, quản lí đào tạo.
- Kết quả đào tạo gồm mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được, khả năng thích ứng của SV.
- Đầu ra: SVTN, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ xã hội khác, đáp ứng nhu cầu kinh tế- xã hội.
- Hiệu quả: Kết quả của giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã hội.
Dựa vào 5 yếu tố đánh giá của mô hình các yếu tố tổ chức, các học giả đã đưa ra khái niệm về chất lượng giáo dục đại học như sau:
+ Chất lượng đầu ra: là mức độ đạt được của đầu ra so với bộ tiêu chí hoặc so với các mục tiêu đã định sẵn. Mức độ đạt được của đầu ra có thể đo thông qua SVTN
29
(sinh viên năm cuối, sinh viên đã tốt nghiệp), kết quả nghiên cứu khoa học, các dịch vụ khác.
+ Chất lượng sản phẩm: Là mức độ đạt được các yêu cầu công tác của SVTN qua đánh giá của chính bản thân SV, của cha mẹ, cơ quan công tác và xã hội.
+ Chất lượng giá trị gia tăng: Là mức độ năng lực của SVTN (kiến thức, kỹ năng, quan điểm) đóng góp cho xã hội và đặc biệt là hệ thống giáo dục đại học [1].
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi sử dụng mô hình các yếu tố tổ chức kết hợp với các khái niệm và quy định khác, làm cơ sở để xây dựng các tiêu chí trong bảng hỏi.