GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH GIA LAI

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Gia Lai. (Trang 50 - 55)

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HOẠT ĐỘNG

2.1. GIỚI THIỆU VỀ AGRIBANK CHI NHÁNH GIA LAI

Thành lập ngày 17/06/1998, Agribank Gia Lai là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế của tỉnh Gia Lai, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development

Tên gọi quốc tế: Agribank Gialai

Địa chỉ: 25 Tăng Bạt Hổ – Pleiku – Gia lai.

Điện thoại: 059.3824966

Tính đến 30/9/2012, hoạt động kinh doanh tại Agribank Gia Lai đã đạt được những kết quả như sau: tổng nguồn vốn đạt 4.163 tỷ đồng, tăng 1.387 tỷ đồng so với 30/09/2010, tỷ lệ tăng 50%; tổng dư nợ nền kinh tế đạt 6.911 tỷ đồng, tăng 817 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 13,4% so với 30/9/2010. Tỷ lệ nợ xấu chiếm 1,58% tổng dư nợ, giảm 2,75% so 30/9/2010. Tính đến ngày 30/9/2012, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 6.696 tỷ đồng, tăng 2.756 tỷ đồng so 30/9/2010. Tỷ trọng dư nợ nông nghiệp, nông thôn chiếm 96,9% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng 32,3% so với 30/9/2010.

Dự kiến trong giai đoạn năm 2012 - 2015, Agribank Gia Lai tiếp tục chú trọng khai thác tối đa khả năng huy động mọi nguồn vốn để ưu tiên và đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu vốn cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

Tiếp tục khẳng định vai trò chủ đạo, chủ lực đối với thị trường nông nghiệp, nông thôn; tận dụng lợi thế về mạng lưới và nền tảng công nghiệp.

b. Tình hình hot động ca Agribank CN Gia Lai - Những kết quả đạt được theo kế hoạch:

+ Trên cơ sở thực hiện Nghị quyết số 01/NQ – CP ngày 03/01/2012 của Chính phủ. Thực hiện chính sách tiền tệ chặt chẽ, thân trọng, linh hoạt với mục tiêu kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Những tháng gần đây nới lỏng tín dụng đối với bất động sản, cho vay tiêu dùng; chỉ đạo về cơ cấu lại và bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng; chỉ đạo giảm nhanh trần lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 9%/năm, quy định trần lãi suất cho vay ngắn hạn 13%/năm một số lĩnh vực, đối tượng cụ thể, đồng thời chỉ đạo giảm lãi suất cho vay các lĩnh vực, đối tượng khác về đến 15%/năm; quy định mới cơ cấu lại nợ cho vay; về việc sử dụng các phương tiện thanh toán trong giải ngân vốn vay, hạn chế giải ngân bằng tiền mặt...

+ Kinh tế tỉnh Gia Lai tiếp tục phát triển khá và ổn định, tốc độ tăng trưởng GDP vẫn giữ vững mức tăng trưởng khá (12,81%; 9 tháng đầu năm 2011: tăng 12,95%), trong đó ngành nông lâm nghiệp thủy sản tăng 7,41%, công nghiệp – xây dựng tăng 15,69%, dịch vụ tăng 15,4%; chỉ số giá tiêu dùng được kiểm soát, đến cuối tháng 9 tăng 7,23% so cuối năm 2011, tăng 9,11% so cùng kỳ năm trước.

+ Nhiều mặt hàng nông sản chủ lực được giá, góp phần tăng thu nhập cho hộ sản xuất và các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nguồn tiền nhàn rỗi gửi vào ngân hàng nhiều hơn.

+ Công nghệ mới, hiện đại với hệ thống IPCAS triển khai từ năm 2008 đang phát huy tác dụng, giúp Agribank Gia Lai phát triển tốt hoạt động dịch vụ ngoài tín dụng trong năm 2012.

+ Luôn nhận được sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp ở địa phương đối với hoạt động Agribank Gia Lai.

+ Cơ chế chính sách ngày càng hoàn thiện, đã góp phần bảo đảm an tòan cho hoạt động ngân hàng.

+ Về tình hình doanh nghiệp: 9 tháng đầu năm đã đăng ký cho 234 lượt doanh nghiệp mới thành lập với tổng vốn đăng ký 2.076 tỷ đồng.

- Những khó khăn trong quá trình thực hiện kế hoạch:

+ Tình hình lạm phát cao, chỉ số giá tiêu dùng tại địa phương giảm so cùng kỳ, đã tác động chung đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ sản xuất kinh doanh, tác động trực tiếp đến tâm lý người gửi tiền với mong muốn lãi suất cao.

+ Chính sách lãi suất huy động ngoại tệ và quản lý nhà nước về ngoại hối, đã tác động bất lợi đến khả năng huy động vốn và cho vay bằng ngoại tệ.

+ Cạnh tranh ngày càng thêm quyết liệt, đặc biệt trong lĩnh vực huy động vốn diễn ra phức tạp mà bất lợi thuộc về các NHTM nhà nước nhiều hơn.

+ Nhiều doanh nghiệp ngoài lĩnh vực sản xuất nông nghiệp gặp khó khăn, tiềm ẩn rủi ro lớn, ảnh hưởng nhất định đến khả năng trả nợ ngân hàng.

9 tháng đầu năm 2011 có 75 doanh nghiệp giải thể, 128 doanh nghiệp và đơn vị trực thuộc đăng ký tạm ngừng hoạt động sản xuất kinh doanh, 89 doanh nghiệp không còn hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

+ Công tác xử lý thu hồi nợ xấu bằng các biện pháp khởi kiện, phát mãi tài sản gặp những trở ngại nhất định từ phía các cơ quan tiến hành tố tụng và quan hệ cung cầu, mua bán bất động sản bất lợi đã ảnh hưởng đến tiến độ xử lý và khả năng thu nợ.

Nhìn chung, các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng của NHNN trong 9 tháng đầu năm tuy trước mắt có thể tác động bất lợi về thu nhập tài chính do chính sách lãi suất, nhưng việc chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp và hộ sản xuất là cần thiết vì lợi ích lâu dài là tạo

điều kiện cho sự phát triển bền vững, ổn định của cả khách hàng và ngân hàng.g nghệ hiện đại, gắn đầu tư tín dụng với phát triển các sản phẩm dịch vụ.

2.1.2. Cơ cấu bộ máy quản lý Agribank chi nhánh Gia Lai a. Cơ cu b máy qun lý ca Ngân hàng:

Việc tạo lập cơ cấu trách nhiệm và quản lý ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – CN Gia Lai thể hiện qua mô hình tổ chức quản lý theo Luật các tổ chức tín dụng và các quy định của Ngành Ngân hàng.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức của Chi nhánh Agribank Gia Lai Quan hệ trực tuyến

Quan hệ chức năng:

b. Chc năng, nhim v các phòng ban

- Giám đốc: Là người điều hành của đơn vị, chịu trách nhiệm trước HĐQT về kết quả kinh doanh của CN.

- Các PGĐ: CN gồm có 3 PGĐ, hỗ trợ cho Giám đốc trong việc điều hành hoạt động của CN.

- Phòng hành chính nhân sự:

+ Giúp Ban giám đốc Chi nhánh tổ chức, tham mưu và triển khai thực GIÁM ĐỐC

Phòng KHKD

Phòng KT &

Ngân quĩ

Phòng HC & NS

Phòng điện toán

Phòng KT & KS

nội bộ

Phòng DV

&

Marketing PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC

hiện công tác Tổ chức cán bộ và Hành chính quản trị thuộc phạm vi quản lý của CN.

+ Xây dựng kế hoạch phát triển ngắn hạn, dài hạn về cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu phát triển của CN.

+ Lập kế hoạch đào tạo, tuyển dụng cán bộ công nhân viên và quản lý, lưu trữ hồ sơ cán bộ, công nhân viên theo chế độ quy định.

+ Quản lý con dấu theo quy định, thực hiện việc giao nhận hồ sơ, công văn đi và đến thông suốt.

+ Phục vụ công tác hậu cần và phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác.

+ Quản lý tài sản, lưu trữ chứng từ được giao, phụ trách xây dựng cơ bản.

+ Thực hiện các thủ tục thanh toán chi tiêu nội bộ của CN (trừ một số trường hợp theo quy định).

+ Báo cáo về công tác tổ chức nhân sự, quản lý hành chính, thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao.

- Phòng kế toán và ngân quỹ: Chức năng của kế toán là tổ chức hạch toán, kế toán các hoạt động kinh doanh của CN, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến ghi chép sổ sách, hạch toán, huy động vốn, phát hành các giấy tờ có giá, thực hiện đúng pháp lệnh kế toán thống kê của Nhà nước và của nghành NH. Tham mưu cho Ban lãnh đạo trong việc phê duyệt dự toán, quyết toán công trình XDCB và mua tài sản, công cụ lao động tại CN, thực hiện công tác kế toán tài vụ của CN và thực hiện một số nhiệm vụ khác.

Chức năng của ngân quỹ là tham mưu giúp cho BGÐ đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng an toàn kho quỹ theo qui ðịnh của NHNN Việt Nam.

+ Quản lý kho tiền, quỹ nghiệp vụ, tài sản quý, tài sản thế chấp và các

giấy tờ, chứng từ có giá. Thực hiện thu chi các loại tiền, giám định tiền thật, tiền giả, tiền hỏng, chuyển tiền mặt và séc du lịch nộp cho Agribank

+ Thực hiện điều chỉnh tiền mặt tiếp quỹ, đảm bảo định mức tồn quỹ VNĐ, ngoại tệ cũng như séc.

+ Thực hiện một số nhiệm vụ khác mà BGĐ giao.

- Phòng kiểm tra và KS nội bộ: Xây dựng và thực hiện việc kiểm tra nội bộ định kì theo quý, năm của CN. Báo cáo với GĐ về chương trình kiểm tra, kiểm toán nội bộ, nêu những kiến nghị chỉnh sửa theo đúng quy định.

Làm đầu mối phối hợp với các thanh tra, kiểm tra, các cơ quan pháp luật, cơ quan kiểm toán đến làm việc với CN, và thực hiện các công tác khác mà GĐ CN giao.

- Phòng điện toán: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến Công nghệ của NH.

- Phòng dịch vụ & Marketing: Hiện tại bộ phận Marketing của Agribank Gia Lai rất mỏng với nhân sự chỉ có 6 người so với địa bàn rộng trên toàn tỉnh Gia Lai: 1 Trưởng phòng và 5 nhân viên. Trong khi đó với tên Phòng Dịch vụ Marketing nhưng lại phải thực hiện quá nhiều công việc hỗ trợ khác như vận hành thẻ, thanh toán,... Dẫn đến không thể thực hiện đúng chức năng chuyên môn của một phòng Marketing của NH.

Nhìn chung Marketing có vai trò ngang hàng với các bộ phận như tài chính, kinh doanh, nhân sự, luật, kế toán... Trên cơ sở nguyên tắc sản phẩm, cơ cấu tổ chức Agribank Gia Lai và bộ phận Marketing có thể thiết lập hoặc thay đổi một cách linh hoạt theo từng nhiệm vụ và mục tiêu Agribank Gia Lai nhưng đảm bảo hoạt động được triển khai một cách chặt chẽ và khoa học.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện chính sách marketing tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - Chi nhánh Gia Lai. (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)