CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.2. NỘI DUNG CỦA ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.2.4. Lựa chọn phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo là xác định cách thức truyền đạt những kiến thức, kỹ năng đến đối tƣợng cần đào tạo sao cho đạt mục tiêu của ngành, của địa phương một cách phù hợp nhất, hiệu quả nhất.
Do vậy, để chương trình đào tạo có hiệu quả kinh tế cao thì việc lựa chọn đúng phương pháp đào tạo có vai trò hết sức quan trọng. Phương pháp đào tạo phải phù hợp với mục tiêu và đối tượng đào tạo. Nếu lựa chọn đúng phương pháp đào tạo sẽ tiết kiệm đƣợc nhiều kinh phí đào tạo, thời gian và nâng cao chất lượng đào tạo. Có nhiều phương pháp đào tạo khác nhau, mỗi phương pháp có cách thức thực hiện khác nhau và có ƣu, nhƣợc điểm riêng. Đồng thời với mỗi đối tƣợng đào tạo khác nhau, với mỗi loại kiến thức khác nhau, mỗi vị trí công việc và điều kiện tham gia đào tạo của người học khác nhau, đòi hỏi các phương pháp đào tạo cũng phải khác nhau. Vì vậy, cần phải lựa chọn phương pháp đào tạo phù hợp nhằm giúp cho người được đào tạo tiếp thu các kiến thức, kỹ năng tốt hơn, qua đó nâng cao hiệu quả của công tác đào tạo.
Các phương pháp đào tạo chủ yếu hiện nay bao gồm:
- Các phương pháp đào tạo trong công việc.
Đào tạo trong công việc là phương pháp đào tạo trực tiếp tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ được đào tạo các kỹ năng cần thiết cho công việc thực tế dưới sự hướng dẫn của những lao động lành nghề hơn. Việc đào tạo
này thường được sự phân công theo kế hoạch đào tạo giữa người hướng dẫn hoặc nhân viên lành nghề có kỹ năng cao với những nhân viên có trình độ tay nghề thấp. Nhóm này bao gồm các phương pháp sau:
+ Kèm cặp và hướng dẫn tại chỗ: Đây là phương pháp phổ biến dùng để dạy các kỹ năng thực hiện công việc. Thông qua quá trình thực hiện công việc, người học sẽ được quan sát, ghi nhớ, học tập và thực hiện công việc theo sự chỉ bảo của người quản lý giỏi như người lãnh đạo trực tiếp, các cố vấn những người quản lý có kinh nghiệm hơn.
+ Luân chuyển công việc: Là phương pháp chuyển người từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm rộng hơn, làm việc ở nhiều lĩnh vực khác nhau trong ngành, địa phương. Phương pháp này giúp cho học viên đƣợc đào tạo đa kỹ năng, tránh tình trạng trì trệ, dễ dàng thích ứng với các công việc khác nhau. Nhà quản lý có thể phân công bố trí nhân viên linh hoạt hơn, phối hợp hoạt động của các phòng ban có hiệu quả hơn, nhân viên có khả năng thăng tiến cao hơn.
Nhìn chung, phương pháp đào tạo trong công việc có ưu điểm là có lợi ích kinh tế cao, thời gian đào tạo ngắn, không tốn nhiều tiền cho cơ sở vật chất phục vụ đào tạo, do đó tiết kiệm đƣợc chi phí và thời gian đào tạo. Tuy nhiên, hạn chế trong phương pháp đào tạo trong công việc là do học tập bằng việc quan sát nên người học không được trang bị những kiến thức một cách có hệ thống, học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm, thao tác không tiên tiến của người dạy. Người hướng dẫn thường không có nghiệp vụ sư phạm và họ có thể cảm thấy học viên là mối nguy hại đối với công việc của họ nên họ không nhiệt tình hướng dẫn, hoặc dấu nghề thì hiệu quả đào tạo sẽ không cao.
- Các phương pháp đào tạo ngoài công việc.
Đào tạo ngoài công việc là các phương pháp đào tạo trong đó người học
đƣợc tách khỏi sự thực hiện công việc thực tế để đƣợc cung cấp các kiến thức và kỹ năng mới cần thiết cho người lao động. Các phương pháp đào tạo ngoài công việc chủ yếu hiện nay là:
+ Phương pháp cử đi học là phương pháp cử người lao động đến học tập tại các trường Đại học, cao đẳng,... (bằng hình thức tập trung, tại chức, chuyên tu,...) theo hệ thống các văn bằng, chứng chỉ do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Ưu điểm cơ bản của phương pháp này là người học sẽ được trang bị tương đối đầy đủ cả kiến thức lý thuyết lẫn thực hành bởi đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ chuyên môn cao. Hạn chế cơ bản của phương pháp đào tạo này là thời gian đào tạo dài, kinh phí đào tạo lớn.
+ Phương pháp đào tạo thông qua các bài giảng, các hội nghị hoặc các hội thảo là việc tổ chức các hội nghị hoặc hội thảo trong đó người học sẽ tham gia thảo luận và chia sẻ các kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết và sẽ nhận đƣợc những kinh nghiệm và kiến thức khác; qua quá trình đó sẽ giúp cho người học có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong tương lai.
+ Phương pháp đào tạo theo kiểu chương trình hoá, với sự trợ giúp của máy tính là phương pháp đào tạo kỹ năng hiện đại ngày nay mà nhiều tổ chức trên thế giới đang sử dụng rộng rãi. Trong phương pháp này, các chương trình đào tạo được viết sẵn trên đĩa mềm của máy tính, người học chỉ việc thực hiện theo các hướng dẫn của máy tính. Phương pháp này có thể sử dụng để đào tạo rất nhiều kỹ năng mà không cần có người dạy.
Tóm lại, có nhiều phương pháp đào tạo và mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế nhất định. Do đó, để đạt đƣợc hiệu quả cao trong công tác đào tạo, tối đa hóa việc học và thành tích đạt được của người học sau khi đào tạo chúng ta cần phải lựa chọn từng phương pháp hoặc cùng một lúc nhiều phương pháp khác nhau.