Các nhân tố thuộc về ngành y tế

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế cho khu vực công trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột,Tỉnh Đăk Lăk (Trang 42 - 62)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ KHU VỰC CÔNG

1.3.2. Các nhân tố thuộc về ngành y tế

Sự phát triển của ngành y tế nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của người dân về các dịch vụ y tế, đồng thời chất lượng dịch vụ y tế cũng luôn tăng theo sự phát triển kinh tế - xã hội; vì thế đòi hỏi số lƣợng và chất lƣợng nguồn nhân lực ngành y tế phải không ngừng đƣợc cải thiện và nâng cao; do đó về tầm vĩ mô, việc xác định nhu cầu đào tạo phải dựa trên chiến lƣợc phát triển của ngành y tế theo từng giai đoạn. Đối với từng cơ sở y tế thì xác định nhu cầu đào tạo dựa trên chức năng, nhiệm vụ, chỉ tiêu định biên do cấp trên giao, các tiêu chuẩn về chất lượng nguồn nhân lực, định hướng phát triển của đơn vị.

Sự phát triển của khoa học công nghệ vừa tạo cơ hội để nâng cao chất

lƣợng các dịch vụ y tế, đồng thời cũng tạo nên những thách thức đối với công tác đào tạo nguồn nhân lực của các đơn vị y tế đòi hỏi ngày càng tăng về số lƣợng và chất lƣợng; cũng nhƣ các cơ sở đào tạo chuyên ngành y, dƣợc các thách thức về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên; cũng nhƣ đối với người học về trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng nhận thức...

b. Chất lượng nguồn nhân lực hiện có của ngành

Chất lƣợng nguồn nhân lực có ý nghĩa quyết định đến việc cung cấp dịch vụ y tế. Chất lƣợng nguồn nhân lực của ngành y tế đƣợc phản ánh qua khả năng làm chủ về khoa học – công nghệ; khả năng lĩnh hội và áp dụng những kiến thức, kỹ năng mới về y dƣợc học; khả năng tƣ duy, sáng tạo, nghiên cứu khoa học; trình độ chuyên môn theo bậc học; tinh thần, trách nhiệm làm việc, đạo đức nghề nghiệp,... của NVYT trong công tác khám và điều trị bệnh. Chất lƣợng nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng để xác định nhu cầu đào tạo và đào tạo đƣợc xem là yếu tố quyết định đến chất lƣợng nguồn nhân lực. Nếu chất lƣợng nguồn nhân lực thấp thì nhu cầu đào tạo tất yếu sẽ rất cao và ngƣợc lại nếu chất lƣợng nguồn nhân lực cao thì nhu cầu đào tạo cũng không cao.

c. Mô hình bệnh tật

Mô hình bệnh tật có liên quan gián tiếp đến việc xác định nội dung, phương pháp đào tạo nguồn nhân lực y tế. Mỗi quốc gia, khu vực có mô hình bệnh tật khác nhau do vậy phải căn cứ vào mô hình bệnh tật mà xác định lĩnh vực nào cần đƣợc ƣu tiên đào tạo và nội dung đào tạo thích hợp. Mô hình bệnh tật cũng là cơ sở để xác định số lƣợng các chuyên ngành cần đƣợc đào tạo, chẳng hạn nếu các bệnh lây nhiễm là phổ biến thì cần chú trọng đào tạo các chuyên khoa nhƣ lao, phong, sốt rét, HIV/AIDS... ngƣợc lại, nếu các bệnh không lây nhiễm đang phổ biến thì cần chú trọng đào tạo các chuyên ngành liên quan như ung thư, tim mạch, tiểu đường, tâm thần...

d. Năng lực của các cơ sở đào tạo y tế

Cơ sở đào tạo chuyên môn y, dƣợc là điều kiện tiên quyết để đảm bảo số lƣợng và chất lƣợng đào tạo nhân viên y tế. Cơ sở đào tạo cần đáp ứng đƣợc những quy định tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giảng viên, cơ sở thực hành, chương trình và phương pháp giảng dạy. Chất lượng đào tạo còn phụ thuộc vào mục tiêu đào tạo mà cơ sở đào tạo xác định, khả năng tài chính, phương thức và hình thức tổ chức đào tạo, cơ chế kiểm soát chất lượng. Phương pháp đánh giá kết quả đào tạo đối với người học cũng là một khâu quan trọng trong đánh giá chất lƣợng đào tạo.

đ. Khả năng và nhu cầu học tập của nhân viên y tế

Yếu tố chủ quan của từng cá nhân đóng vai trò quan trọng trong quá trình đào tạo. Ngành y là một ngành đòi hỏi quá trình đào tạo lâu dài, liên tục để tự hoàn thiện bản thân, để đáp ứng với yêu cầu công việc vốn rất phức tạp và luôn có sự thay đổi, cập nhật về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ. Khác với các ngành khoa học khác, để đào tạo một nhân viên y tế giỏi cần phải trải qua 6 năm học đại học, sau đó phải học 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm chuyên khoa cấp I, rồi 2 năm chuyên khoa cấp II thành 11 năm hoặc 1 năm chuyên khoa định hướng, 2 năm thạc sỹ mới hành nghề giỏi được.

Do vậy, mỗi nhân viên y tế phải luôn phấn đấu học tập nâng cao trình độ để hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao cũng nhƣ những lợi ích khác cho bản thân nhƣ tăng thu nhập, cơ hội thăng tiến, tạo sự tôn trọng và thừa nhận trong xã hội,... Nhu cầu học tập nâng cao trình độ của nhân viên y tế là rất lớn, mặt dù đây là yếu tố chủ quan, tuy nhiên trong quá trình xác định nhu cầu đào tạo, các đơn vị cũng phải chú trọng đến nhu cầu này của từng cán bộ y tế để có thể đào tạo họ theo nguyện vọng, có xét đến sự hài hòa về lợi ích của tập thể, có như vậy mới tạo động lực cao cho người được cử đi đào tạo.

e. Chính sách tài chính cho đào tạo

Kinh phí là một trong những nguồn lực quan trọng quyết định việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và qui mô đào tạo.

Để thực hiện đào tạo nguồn nhân lực của đất nước, Nhà nước phải bỏ ra một khoản kinh phí lớn cho các cơ sở đào tạo công lập nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu đào tạo của xã hội. Nhà nước cũng có những cơ chế, chính sách phù hợp để thu hút nguồn vốn từ khu vực tư nhân, nước ngoài đầu tư cho công tác đào tạo nguồn nhân lực.

Mỗi một cơ quan, đơn vị phải bố trí một khoản kinh phí thích hợp để thực hiện chiến lƣợc, kế hoạch đào tạo của mình. Tùy thuộc vào sự cần thiết của mỗi vị trí công tác và yêu cầu công việc mà người học có thể được chi trả hoàn toàn hay một phần cho khóa học của mình. Đối với các cơ quan Nhà nước, ngoài việc thực hiện đầy đủ các chế độ cho người đi học cần có sự hỗ trợ thêm về kinh phí cho người đi học.

Đối với bản thân người học, họ cũng phải chi trả một khoản kinh phí đáng kể cho quá trình đào tạo. Đó là các chi phí liên quan đến học phí, ăn, ở, đi lại, tài liệu... Những chi phí này có thể rất đáng kể đối với đào tạo theo hệ thống văn bằng vì thời gian học thường dài. Chính vì vậy mà khả năng kinh tế của người học cũng sẽ ảnh hưởng đáng kể đến công tác đào tạo, có thể vì lý do này mà nhiều người không thể tham gia các khóa đào tạo theo yêu cầu.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH Y TẾ CHO KHU VỰC CÔNG TRÊN ĐỊA BÀN

THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK

2.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TP. BMT ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ KHU VỰC CÔNG

Thành phố Buôn Ma Thuột là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá của tỉnh Đắk Lắk, đồng thời là trung tâm giao lưu kinh tế - văn hoá xã hội quan trọng của vùng Tây Nguyên và cả nước. Buôn Ma Thuột không chỉ là một địa danh nổi tiếng về truyền thống cách mạng, mà còn là nơi giàu tiềm năng và điều kiện cho phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển của thành phố Buôn Ma Thuột đã và đang có những đóng góp quan trọng đối với phát triển về kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk nói riêng và đối với vùng Tây Nguyên nói chung.

2.1.1. Một số đặc điểm về tự nhi n, kinh tế, xã hội a. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Thành phố Buôn Ma Thuột có diện tích là 377,18 km2, chiếm khoảng 2,87% diện tích tự nhiên của tỉnh Đắk Lắk.

+ Phía Bắc giáp huyện Cƣ Mgar.

+ Phía Nam giáp huyện Krông Ana –Cƣ Kuin.

+ Phía Đông giáp huyện Krông Pắk.

+ Phía Tây giáp huyện Buôn Đôn và Cƣ Jút (Thuộc tỉnh Đăk Nông).

Thành phố Buôn Ma Thuột có vị trí giao thông rất thuận lợi, có các Quốc lộ 14, 26, 27 nối liền với các tỉnh trong cả nước, nhất là với TP. Hồ Chí Minh, Nha Trang, Đà Nẵng và các tỉnh lân cận nhƣ Lâm Đồng, Đăk Nông, Gia Lai, với Campuchia. Hệ thống đường quốc lộ, liên tỉnh và hệ thống đường giao thông nội tỉnh đƣợc nối liền với trung tâm tất cả các huyện trong tỉnh Đắk Lắk. Đặc biệt thành phố Buôn Ma Thuột có cảng hàng không nối liền với Thủ đô Hà Nội,

thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng, từ năm 2010 có thêm đường bay thẳng đi thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Như vậy, hệ thống giao thông đường bộ và đường hàng không nêu trên rất thuận lợi cho giao lưu, phát triển kinh tế - xã hội; đặc biệt là cho phát triển thương mại, dịch vụ, du lịch và văn hoá với các vùng miền trong cả nước.

- Địa hình: Nằm trên cao nguyên Đắk Lắk rộng lớn ở phía Tây dãy Trường Sơn, thành phố Buôn Ma Thuột có địa hình dốc thoải, bị chia cắt bởi một số dòng suối thƣợng nguồn của sông Sêrêpok.

Địa hình có hướng dốc chủ yếu từ Đông Bắc xuống Tây Nam, có độ dốc từ 0,5 - 10%, cá biệt có nhiều đồi núi có độ dốc hơn 30%. Cao độ trung bình khoảng: +500 m.

Đặc trƣng của địa hình cơ bản thuộc 3 dạng sau:

+ Dạng địa hình đồi núi, độ dốc lớn. Độ dốc đặc trƣng cấp III và IV.

+ Dạng địa hình chân đồi và ven suối. Độ dốc đặc trƣng cấp II.

+ Dạng địa hình tương đối bằng phẳng. Độ dốc đặc trưng cấp I.

- Đất đai: Theo số liệu thống kê hiện trạng sử đất năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của Thành phố là 37.718 ha, cơ cấu sử dụng đất đƣợc phân bổ nhƣ sau:

+ Đất nông nghiệp: 27.355,48ha chiếm 72,52 % tổng diện tích tự nhiên.

+ Đất dùng vào lâm nghiệp: 1.004,90 ha, chiếm 2,98 %.

+ Đất chuyên dùng: 5.737,71 ha chiếm 15,21%.

+ Đất khu dân cƣ: 2.317,84 ha chiếm 6,14%.

+ Đất chƣa sử dụng 1.302,07 ha chiếm 3,45%.

- Khí hậu: Thời tiết khí hậu thành phố Buôn Ma Thuột vừa chịu chi phối của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên.

Trong năm có 2 mùa rõ rệt, mùa mƣa và mùa khô.

+ Chế độ nhiệt: Nhiệt độ bình quân hàng năm 23,50C, trong đó nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất 36,50C (tháng 3) và nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất là 15,10C (tháng 12). Biên độ giữa ngày và đêm cao 9 - 120C, làm ảnh hướng rất lớn đến sức khỏe của người dân.

+ Chế độ mƣa: mùa mƣa từ tháng 5 đến tháng 10, tập trung 90% lƣợng mƣa hàng năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lƣợng mƣa bình quân năm 1.773 mm.

+ Chế độ ẩm: chế độ ẩm trung bình năm 82,40C, ẩm độ trung bình mùa khô 79%, mùa mƣa 87%. Ẩm độ trung bình tháng cao nhất 90% (tháng 9) và tháng thấp nhất là 71% (tháng 3).

- Chế độ nắng: số giờ nắng trung bình năm 2.738 giờ, tập trung nhiều nhất vào các tháng mùa khô nhất là vào tháng 1 – 3. Số giờ nắng trung bình ở các tháng mùa khô 256 giờ và ở các tháng mùa mƣa là nhỏ hơn 200 giờ.

- Chế độ gió: Mùa khô thường là gió Đông Bắc với tần suất 40 – 70%;

mùa mƣa chủ yếu là gió Tây Nam với tần suất 85%. Tốc độ gió trung bình 5 - 6m/s, tốc độ gió cao nhất 17m/s. Không có bão, nhưng vẫn thường chịu ảnh hướng trực tiếp của các cơn bão Nam Trung Bộ, gây mưa to kéo dài.

- Chế độ bốc hơi nước: lượng nước bốc hơi bình quân năm 1.178 mm.

Lƣợng bốc hơi tháng lớn nhất 183 mm (tháng 3) và tháng thấp nhất là 45 mm (tháng 9 ). Lượng nước bốc hơi chủ yếu tập trung vào mùa khô.

Nhìn chung điều kiện địa hình, địa mạo, thời tiết khí hậu khá thuận lợi cho phát triển kinh tế, đặc biệt là nông- lâm nghiệp. Tuy nhiên với đặc điểm trên cũng rất phù hợp cho nước, côn trùng, vi sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến tính chất bệnh tật và dịch tễ học, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân, nhất là tình trạng dịch bệnh ra tăng, xuất hiện nhiều bệnh mới, ảnh hưởng đến công tác khám, chữa, điều trị bệnh, đòi hỏi nguồn nhân lực y tế trên địa bàn thành phố cần phải được đào tạo thường xuyên để thích ứng.

b. Đặc điểm kinh tế

- Tốc độ tăng trưởng: thời gian qua tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Buôn Ma Thuột khá cao đƣợc thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của TP. Buôn Ma Thuột

(Đơn vị tính: %) Các chỉ ti u đánh giá Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Tốc độ tăng trưởng bình quân

(giá so sánh 1994) 16,77 15,80 14,72 8,26 10,90

Trong đó - Công nghiệp - xây dựng 21,63 18,43 12,32 5 7,34

- Dịch vụ 16 16 19,69 12,43 15,68

- Nông - lâm nghiệp -

thủy sản 1,12 2,60 1,02 1,35 -0,65

(Nguồn: UBND thành phố Buôn Ma Thuột) Qua bảng 2.1 cho thấy trong 5 năm qua (2010-2014) thành phố Buôn Ma Thuột đã tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tƣ phát triển, vốn và cơ sở vật chất kỹ thuật được tăng cường đã thúc đẩy tăng trưởng, phát triển kinh tế nhanh cả chiều rộng và chiều sâu. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2010-2014 đạt 13,29%. Trong đó Công nghiệp - Xây dựng tăng bình quân 12,94%; Dịch vụ tăng bình quân 15,96% và Nông- Lâm- Thuỷ sản tăng bình quân khoảng 1,08%.

Tuy nhiên, so với những năm 2010 và 2011 thì tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố năm 2013 và 2014 có phần giảm sút đáng kể chỉ đạt tốc độ tăng 8,26% vào năm 2013 và 10,90% vào năm 2014 do ảnh hưởng chung của tình hình suy thoái kinh tế trong nước và thế giới.

- Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, giá trị của ngành dịch vụ tăng dần trong khi đó giá trị của ngành Công nghiệp xây dựng và ngành nông –lâm nghiệp có xu hướng giảm dần thể hiện qua bảng sau đây:

Bảng 2.2. Cơ cấu kinh tế của TP. Buôn Ma Thuột

(Đơn vị tính: %) Các chỉ ti u đánh giá Năm

2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Cơ cấu kinh tế (giá hiện hành)

Trong đó

- Công nghiệp - xây dựng 50,17 49,78 48,64 47,44 46,57 - Dịch vụ 37,94 37,42 38,92 40,96 42,92 - Nông - lâm nghiệp 11,89 12,80 12,44 11,6 10,49 (Nguồn: UBND thành phố Buôn Ma Thuột) Từ bảng 2.2, ta thấy cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tiến bộ, năm 2014 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng là 46,57%, dịch vụ 42,92% và nông lâm nghiệp là 10,49%. Nhƣ vậy, so với năm 2010 tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng giảm 3,6%, dịch vụ tăng 4,98% và nông - lâm nghiệp giảm 1,4%. Điều này cũng phù hợp quá trình đô thị hóa của thành phố Buôn Ma Thuột.

- Về giá trị sản xuất của TP.BMT thời gian qua cũng có sự gia tăng đáng kể, đƣợc thể hiện qua bảng tổng hợp sau:

Bảng 2.3. Tổng giá trị sản xuất của TP. Buôn Ma Thuột

(Đơn vị tính: tỷ đồng)

Các chỉ ti u đánh giá Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014 Tổng giá trị sản xuất (giá SS 2010) 19.001 21.922 23.950 25.746 28.480

Trong đó

Công nghiệp - xây dựng 11.708 13.569 15.240 16.002 17.384

Dịch vụ 5.261 6.103 6.495 7.577 8.944

Nông - lâm nghiệp 2.032 2.250 2.215 2.167 2.152 (Nguồn: UBND thành phố Buôn Ma Thuột)

Theo số liệu tại bảng 2.3 tổng giá trị sản xuất của thành phố năm 2014 là 28.480 tỷ đồng so với năm 2010 đã tăng 9.479 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là tăng giá trị sản xuất thuộc các ngành công nghiệp - xây dựng và ngành dịch vụ; riêng giá trị sản xuất ngành nông - lâm nghiệp tăng không đáng kể, điều này cũng phù hợp với đơn vị hành chính là đô thị loại I của tỉnh. Ngoài ra theo báo cáo của UBND thành phố Buôn Ma Thuột thì các chỉ tiêu khác về tình hình phát triển kinh tế của thành phố những năm qua cũng rất cao, nhƣ:

tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ năm 2014 là 21.321 tỷ đồng, tăng so với năm 2010 là 10.706 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 47,6 triệu đồng tăng so với năm 2010 là 19 triệu đồng.

Nhƣ vậy, có thể thấy tình hình kinh tế của thành phố không ngừng phát triển qua các năm, đời sống của người dân ngày một nâng cao, kéo theo đó là các nhu cầu về giải trí, chăm sóc sức khỏe tăng lên, đòi hỏi các dịch vụ y tế phải phát triển để đáp ứng nhu cầu của người dân.

- Cơ sở vật chất: cơ sở hạ tầng, giao thông, các công trình phúc lợi đƣợc đầu tƣ xây dựng, các cơ sở y tế đƣợc xây dựng khang trang, tạo điều kiện cho nhân dân đến khám và điều trị bệnh. Hiện tại, các cơ sở y tế tuyến tỉnh, tuyến thành phố và tuyến xã, phường đều được xây dựng kiên cố và trang bị đầy đủ thiết bị y tế, tạo điều kiện để nhân dân thành phố Buôn Ma Thuột và nhân dân tỉnh Đắk Lắk đến khám và điều trị bệnh.

c. Đặc điểm xã hội

Trong nhiều năm gần đây, sự nghiệp giáo dục, y tế, văn hóa của thành phố có bước phát triển khá, đời sống nhân dân được cải thiện; các lĩnh vực văn hóa xã hội đƣợc quan tâm đầu tƣ đã góp phần đáng kể vào sự tiến bộ xã hội và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

- Về quy mô dân số: Dân số là cơ sơ hình thành nguồn nhân lực, đồng thời dân số và nguồn nhân lực là nền tảng cho các quy hoạch lãnh thổ và ngành khi

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế cho khu vực công trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột,Tỉnh Đăk Lăk (Trang 42 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)