Lựa chọn nội dung kiến thức cần đào tạo

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế cho khu vực công trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột,Tỉnh Đăk Lăk (Trang 97 - 113)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

3.2. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC

3.2.2. Lựa chọn nội dung kiến thức cần đào tạo

Với đặc thù là một ngành khoa học đa ngành, đa lĩnh vực chứa đựng một lƣợng kiến thức rất lớn, do vậy ngành y tế cần phải xác định những nội dung kiến thức, kỹ năng đào tạo cho NVYT mang tính chất đặc thù. Để hoàn thiện

việc lựa chọn kiến thức đào tạo cho cán bộ nhân viên y tế, thì ngành y tế cần thực hiện những biện pháp sau:

- Xác định rõ phương hướng, nhiệm vụ của các cơ sở y tế trong từng giai đoạn, đặc biệt là sự phát triển về các chuyên khoa và chuyên môn cao, chuyên môn sâu.

- Hàng năm tiến hành đánh giá, phân loại NVYT một cách nghiêm túc để làm căn cứ bố trí, sử dụng và đào tạo một cách hiệu quả, nhằm phát huy hết thế mạnh của từng NVYT. Việc đánh giá phân loại NVYT cần dựa trên các tiêu chí nhƣ: Kết quả thực hiện công việc, nhiệm vụ đƣợc giao; việc thực hiện quy định về đạo đức nghề nghiệp; tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ bệnh nhân, tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và việc thực hiện quy tắc ứng xử của NVYT,...

- Chỉ đạo các cơ sở y tế xây dựng đề án xác định vị trí việc làm; đồng thời xây dựng đề án xác định vị trí việc làm của ngành để đánh giá xác định cụ thể các yêu cầu của từng cơ sở y tế, của từng vị trí việc làm, thực trạng về trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ và thái độ làm việc của NVYT, khả năng hoàn thành công việc đƣợc giao để làm cơ sở cho việc đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bổ nhiệm và bố trí sử dụng cán bộ nhân viên y tế hợp lý.

Muốn vậy từng cơ sở y tế phải phân tích, mô tả từng vị trí việc làm của NVYT để xem với VTVL đó cần phải có những yêu cầu gì về trình độ chuyên môn, kiến thức, kỹ năng mới đảm bảo đáp ứng hoàn thành tốt công việc ở vị trí đó. Có thể mô tả công việc theo mẫu tại Bảng 3.3.

Bảng mô tả công việc của vị trí việc làm có thể làm cơ sở để tham chiếu khi xây dựng các chương trình nội dung đào tạo.

Đồng thời với việc mô tả vị trí việc làm nhƣ Bảng 3.3; ngành y tế cần chỉ đạo các cơ sở y tế phải tiến hành đánh giá thực trạng chất lƣợng nhân lực tại

đơn vị mình về trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, các kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ,...

Tổ chức cho cán bộ y tế thực hiện tự đánh giá kiến thức, kỹ năng của mình đối với công việc đƣợc giao và đề xuất những kiến thức, kỹ năng mà họ mong muốn đƣợc bổ sung, cập nhật.

Từ yêu cầu của vị trí việc làm, thực trạng đáp ứng yêu cầu của vị trí việc làm và đề xuất của NVYT về nội dung kiến thức cần đƣợc bổ sung, từng cơ sở y tế rút ra những thiếu hụt, những chênh lệch giữa yêu cầu cần có của vị trí việc làm và mức độ đáp ứng hiện tại của NVYT để xác định những nội dung kiến thức cần đào tạo trước mắt cũng như trong tương lai đối với NVYT của đơn vị và báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên.

Bảng 3.3. Mẫu bản mô tả công việc của vị trí việc làm BẢN MÔ TẢ CÔNG VIỆC CỦA VỊ TRÍ VIỆC LÀM

Tên VTVL: Mã VTVL:

Ngày bắt đầu thực hiện:

Đơn vị công tác Quản lý trực tiếp Quản lý chức năng Quan hệ công việc Công việc liên quan Mục tiêu vị trí công việc:

Các nhiệm vụ chính Tỷ trọng thời gian (%)

Tiêu chí đánh giá hoàn thành công việc

Trình độ chuyên môn:

Kinh nghiệm công tác:

Yêu cầu năng lực

Năng lực cốt lõi:

Năng lực quản lý:

Năng lực chuyên môn:

Những đòi hỏi đặc thù của vị trí công việc (nếu có):

Các điều kiện cần có để hoàn thành tốt công:

Điều kiện làm việc

Chỗ làm việc: Trang thiết bị: Các điều kiện khác (nếu có):

Trên cơ sở nội dung kiến thức cần đào tạo của từng cơ sở y tế; ngành y tế tổng hợp các nội dung kiến thức cần đào tạo đó, kết hợp với sự phân tích thực trạng nhiệm vụ của ngành theo từng năm, từng giai đoạn để lựa chọn những nội dung kiến thức đào tạo của ngành phù hợp với chiến lƣợc phát triển ngành y tế theo từng giai đoạn.

Một yếu tố mang tính đặc thù đối với thành phố Buôn Ma Thuột là cần xác định nội dung đào tạo tiếng dân tộc Ê đê cho cán bộ y tế để đáp ứng công tác khám chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số.

3.2.3. Hoàn thi n kế hoạch đào tạo

Xây dựng kế hoạch và cử người đi đào tạo bồi dưỡng cần phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp, tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo quản lý, quy hoạch đào tạo, điều kiện cụ thể của từng đơn vị và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của từng chuyên khoa, chuyên ngành, của từng cơ sở y tế và của ngành y tế.

Hàng năm ngành y tế cần có văn bản chỉ đạo các cơ sở y tế chủ động xây dựng kế hoạch đào tạo, dựa vào quy mô, kế hoạch hoạt động của các đơn vị trong những năm tới, số lƣợng NVYT hiện có, phân tích, dự tính số lƣợng nhân lực cần có để đáp ứng các mục tiêu của đơn vị và của ngành y tế khu vực công, để làm căn cứ cho Sở Y tế lập kế hoạch đào tạo chung cho cả ngành và các cơ sở y tế khu vực công trên địa bàn TP.BMT.

Từng cơ sở y tế cần phải căn cứ vào chức năng nhiệm vụ đƣợc giao, mức độ hoàn thành nhiệm vụ đƣợc giao của từng vị trí công việc, đánh giá thực trạng chất lƣợng nguồn nhân lực hiện có để xác định nhu cầu NVYT cần đào tạo trong ngắn hạn, dài hạn hay tập huấn, hội thảo,.. trên cơ sở đó ngành y tế sẽ tổng hợp nhu cầu của từng đơn vị thành nhu cầu chung của ngành.

Từ nhu cầu đã đƣợc xác định, căn cứ vào từng VTVL và khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của từng VTVL, các đơn vị sẽ tiến hành xác định cụ

thể đối tƣợng đào tạo theo từng nhu cầu, từng lĩnh vực và từng nội dung kiến thức đã đƣợc xác định tại các nội dung trên, đồng thời xác định cụ thể thời gian, địa điểm, chương trình đào tạo, giảng viên, cơ sở vật chất,...

Trên cơ sở kế hoạch đào tạo của từng cơ sở y tế, ngành y tế tiến hành tổng hợp và kết hợp với mục tiêu, nội dung kiến thức đã xác định để lập kế hoạch chung của ngành đảm bảo sự thống nhất giữa kế hoạch của từng đơn vị và kế hoạch chung của ngành. Đối với cơ sở y tế xây dựng kế hoạch đào tạo không đảm bảo yêu cầu, cần có sự hướng dẫn và yêu cầu xây dựng lại cho phù hợp đảm bảo các kế hoạch xây dựng phải có tính khả thi cao.

Đối với nhu cầu và đối tƣợng NVYT đào tạo trình độ sau đại học, ngành y tế cần tổng hợp danh sách đăng ký đào tạo sau đại học hàng năm, theo mẫu biểu tại Bảng 3.4 dưới đây, gửi Sở Nội vụ làm cơ sở để thỏa thuận cử NVYT đi ôn và dự thi sau đại học, đồng thời sau khi có kết quả trúng tuyển tham mưu UBND tỉnh cử NVYT đi học theo đúng quy định.

Bảng 3.4. Mẫu đăng ký đào tạo sau đại học năm...

STT Họ t n Đơn vị

Công vi c hi n tại hoặc công

vi c dự kiến ố

trí

Chuyên ngành

tốt nghi p đại học

Chuyên ngành đào tạo sau đại

học

sở đào

tạo

Thời gian

đào tạo

I Tiến sĩ

… …..

II Thạc sĩ

… …….

III CKII

… …..

IV CKI

… …..

Ngoài ra để đảm bảo thực hiện tốt công tác đào tạo, hoàn thành các mục tiêu đào tạo trong ngắn hạn cũng nhƣ dài hạn của ngành đã để ra thì cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo theo từng giai đoạn nhƣ: kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực y tế khu vực công trên địa bàn TP.BMT giai đoạn 2015-2020 hoặc giai đoạn 2015-2025 và kế hoạch đào tạo của ngành hàng năm, đồng thời hàng năm căn cứ vào sự phát triển của ngành, và các nhiệm vụ phát sinh khác để thay đổi, điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tình hình thực tế.

3.2.4. Hoàn thi n vi c lựa chọn phương pháp đào tạo a. Đào tạo trong công việc:

- Với dự kiến số lƣợng nhân viên y tế đƣợc tuyển dụng mới trong thời gian tới của ngành y tế trên địa bàn TP.BMT là tương đối nhiều, thì việc lựa cho phương pháp đào tạo trong công việc là phương pháp hữu hiệu nhất dành cho những người mới được tuyển dụng. Do đó, cần có sự phân công, giao trách nhiệm cụ thể người hướng dẫn và người được hướng dẫn, tăng cường cập nhật, bổ sung kiến thức cho cán bộ y tế, tăng cường giáo dục đạo đức nghề nghiệp để tránh hiện tƣợng “dấu nghề” hoặc kìm hãm sự phát triển của thế hệ trẻ.

- Ngành y tế cần xây dựng quy chế hướng dẫn tập sự cho những nhân viên y tế mới đƣợc tuyển dụng để trang bị những kiến thức, kỹ năng thực tế cho nhân viên y tế mà những kiến thức này khi học tập tại các trường chính quy chƣa đƣợc trang bị hoặc trang bị chƣa đầy đủ nhằm thu hẹp khoảng cách giữa lý thuyết với thực hành. Mặt khác, quy định cụ thể thời gian hướng dẫn, sau thời gian hướng dẫn phải tổ chức đánh giá kết quả tiếp thu và thực hành của nhân viên y tế mới đƣợc tuyển dụng, để từ đó rút kinh nghiệm và tổ chức các phương pháp đào tạo trong công việc tốt hơn.

- Kết hợp đào tạo trong công việc với việc đào tạo liên tục theo quy định tại Thông tƣ số 22/2013/TT-BYT của Bộ y tế đối với các cơ sở y tế là bệnh viện và trường trung học y tế.

b. Đào tạo ngoài công việc:

- Trước hết ngành y tế cần tăng cường sự phối hợp liên kết với các cơ sở đào tạo, các viện đầu ngành về đào tạo chuyên khoa định hướng, đại học, sau đại học… Tranh thủ sự hỗ trợ, hợp tác đào tạo của các dự án, tổ chức đào tạo, bồi dƣỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật phục vụ khám, chữa bệnh theo tuyến điều trị. Cụ thể:

- Hàng năm ngành y tế cần phối hợp với các Trường Đại học như: Y dƣợc Huế, Y dƣợc thành phố Hồ Chí Minh, Y tế cộng đồng để nắm bắt về thời gian, chuyên ngành và chỉ tiêu tuyển sinh của các Trường để chủ động về thời gian sắp xếp, bố trí NVYT tham gia ôn tập và dự thi đảm bảo chất lƣợng tuyển sinh đầu vào của các trường và tạo đều kiện để NVYT tham gia đào tạo.

- Ngành y tế cần đặt hàng với các cơ sở đào tạo trên để bổ sung những kỹ năng, kiến thức của NVYT đang còn thiếu (thông qua bản Mô tả công việc), nhằm đáp ứng ngay yêu cầu công việc của vị trí việc làm.

- Cần phối hợp tốt với Trường Đại học Tây Nguyên tổ chức liên kết đào tạo với các Trường Đại học chuyên ngành y, dược để tổ chức các lớp đào tạo đại học, sau đại học tại tỉnh, nhằm vừa đạt đƣợc mục tiêu đào tạo và giảm chi phí đào tạo.

- Thực hiện đúng quy trình cử cán bộ y tế đi đào tạo chính qui, chuyên tu, tại chức theo hệ thống đào tạo văn bằng; đặc biệt là việc cử cán bộ y tế đi học CK I, CK II, thạc sỹ,...

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan tổ chức thực hiện các hội nghị, hội thảo khoa học, chuyên đề và cử cán bộ nhân viên y tế tham dự.

- Tổ chức tập huấn bồi dƣỡng kiến thức chuyên môn, quản lý và tiếng dân tộc,...

- Thường xuyên tổ chức những buổi trao đổi, sinh hoạt chuyên môn, tọa đàm khoa học và mời các giáo sư, tiến sỹ, người có trình độ chuyên môn cao và sâu trong lĩnh vực y tế đến để trao đổi, thảo luận truyền đạt kinh nghiệm cho NVYT.

- Tranh thủ các nguồn tài trợ và các chương trình dự án để cử cán bộ đào tạo ở nước ngoài.

- Phát triển nhanh chóng nguồn nhân lực y tế trên cơ sở tăng cường đào tạo tại chỗ (tại Trường Đại học Tây nguyên và Trường Trung cấp y tế); nhanh chóng đưa đi bồi dưỡng đội ngũ bác sỹ ở các cơ sở y tế trong nước và nước ngoài để có đƣợc đội ngũ bác sỹ chuyên gia giỏi nắm bắt đƣợc những thành tựu của y học hiện đại; khuyến khích các bác sỹ giỏi từ địa phương khác đến làm việc. Muốn vậy, phải đồng thời có cơ chế chính sách thoả đáng đối với đội ngũ nhân lực y tế có chất lƣợng cao.

- Tăng cường đào tạo liên tục và đào tạo nâng cao thực hành chuyên khoa, chuyên môn kỹ thuật và tiếp nhận chuyển giao kỹ thuật từ tuyến trên.

Nâng cao y đức, giáo dục đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân.

3.2.5. Xây dựng kinh phí đào tạo

Để thực hiện tốt công tác đào tạo, sự đảm bảo nguồn kinh phí là điều kiện có ý nghĩa quyết định, các nội dung về tài chính liên quan đến đào tạo nhân lực y tế khu vực công bao gồm:

- Đảm bảo bố trí đủ nguồn kinh phí để thực hiện có hiệu quả các chế độ đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định. Đồng thời sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí đào tạo, đầu tƣ đúng chỗ, đúng khoá học, đúng đối tƣợng. Muốn vậy cần phải xây dựng kinh phí đào tạo cụ thể, chi tiết tránh tình trạng bỏ sót các khoản kinh phí thực hiện trong quá trình đào tạo.

+ Đối với đào tạo trong công việc cần dự toán đầy đủ các kinh phí gồm tiền tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ cho đào tạo, hướng dẫn; chi phí chi trả cho người hướng dẫn tập sự, hoặc tiền thuê các chuyên gia đầu ngành đào tạo thực hành tại nơi làm việc của NVYT,...

+ Đối với kinh phí đào tạo ngoài công việc cần phải xây dựng đầy đủ các khoản chi phí, cụ thể:

Nếu đào tạo theo hệ thống văn bằng, chứng chỉ (chính quy, chuyên tu, tại chức, đào tạo từ xa,..) cần dự trù và thực hiện các chi phí, gồm: học phí, tài liệu, đi lại, thuê chỗ nghỉ trong thời gian đào tạo và thực hiện đầy đủ chế độ về tiền lương, phụ cấp trong thời gian cử NVYT đi đào tạo, đảm bảo cho NVYT yên tâm học tập đạt kết quả tốt nhất.

Nếu đào tạo ngắn hạn tại các bệnh viện, viện,... và thông qua hội thảo, hội nghị, tập huấn cần dự trù kinh phí với các nội dung chi gồm: chi phí đi lại, chi phí công tác phí, tài liệu và các chi phí khác phải nộp cho cơ sở đào tạo, tổ chức tập huấn,...

Ngoài ra phải tính toán các chi phí gián tiếp khác nhƣ: chi phí đi lại, ngủ nghỉ cho giảng viên, chi thù lao cho giảng viên, trợ giảng; thuê hội trường, cơ sở vật chất phục vụ đào đào,...

Trên cơ sở các nội dung đã xác định trên, cần phải xây dựng định mức cụ thể đối với mỗi chương trình học tập để từ đó xác định nhu cầu kinh phí đào tạo của từng năm, từng đối tượng, từng phương pháp đào tạo khác nhau.

Đồng thời phải xác định cụ thể nguồn kinh phí để thực hiện nhƣ kinh phí từ ngân sách nhà nước, từ các chương trình mục tiêu quốc gia, từ các dự án, các nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ,… hoặc của cá nhân NVYT đƣợc cử đi đào tạo, nhằm đảm bảo tính chủ động trong việc đáp ứng các nhu cầu đào tạo.

- Đối với từng cơ sở y tế cần phải xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ trong đó quy định cụ thể: hàng năm đơn vị cần dành tỷ lệ chi nhất định cho công tác đào tạo trong tổng chi của đơn vị sự nghiệp, theo đề xuất của tác giả cần bố trí tỷ lệ chi cho công tác đào tạo hàng năm là từ 10% trở lên trong tổng nguồn chi của cơ sở y tế.

- Đối với các khoản thu dịch vụ của các cơ sở y tế cần có quy định trích lại tỷ lệ thích hợp để thành lập Quỹ đào tạo, bồi dƣỡng; nhằm đảm bảo cho từng cơ sở y tế chủ động hơn trong nguồn kinh phí dành cho công tác đào tạo NVYT.

- Bên cạnh đó ngành y tế cần thu hút và đa dạng hóa nguồn kinh phí cho công tác đào tạo, đặc biệt là các nguồn kinh phí tài trợ của các dự án nước ngoài đầu tƣ cho ngành y tế.

3.2.6. Hoàn thi n vi c đánh giá kết quả đào tạo

Đánh giá kết quả đào tạo là hoạt động rất quan trọng trong quá trình đào tạo nhằm xác định đúng hiệu quả của việc đào tạo; do đó cần phải đánh giá công tác đào tạo một cách cẩn trọng, khoa học và sáng tạo. Đồng thời đánh giá công tác đào tạo cần đƣợc thực hiện khi bắt đầu và trong quá trình thực hiện đào tạo thông qua hình thức lƣợng giá kiến thức của học viên, ngoài ra còn phải đánh giá kết quả sau khi đào tạo về làm việc tại cơ quan, đơn vị.

Để thực hiện tốt công tác đánh giá kết quả đào tạo cần thực hiện một số giải pháp sau.

- Tăng cường việc giám sát, đánh giá kết quả đào tạo bằng cách áp dụng mô hình đánh giá hiệu quả của tiến sĩ Donald Kirkpatrick nhƣ đã trình bày ở Bảng 1.1. cụ thể cần phải triển khai các công việc sau:

Kiểm tra cuối khoá để đánh giá mức độ tiếp thu của người học đối với nội dung chương trình đào tạo thông qua các bài kiểm tra và thực hiện bảng câu hỏi mẫu theo Bảng 3.5.

Một phần của tài liệu Đào tạo nguồn nhân lực ngành y tế cho khu vực công trên địa bàn Thành phố Buôn Ma Thuột,Tỉnh Đăk Lăk (Trang 97 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)