CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC Y TẾ KHU VỰC CÔNG
2.1.2. Tình hình phát triển của ngành y tế khu vực công trên địa bàn
Trong những năm qua công tác củng cố và phát triển các cơ quan y tế trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột đƣợc ngành y tế tỉnh Đắk Lắk đặc biệt quan tâm. Công tác tổ chức bộ máy của Ngành y tế ngày một đƣợc củng cố, hoàn thiện và phát triển; mạng lưới y tế phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người dân để thực hiện có hiệu quả công tác khám, điều trị và các chương trình y tế cộng đồng tại địa phương; số lượng các cơ quan y tế công lập trên địa bàn TP.BMT đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.5. Số cơ quan y tế công lập trên địa bàn TP. BMT do Sở Y tế quản lý
(Đơn vị: cơ sở y tế)
Cơ sở Năm
2010
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014 Các đơn vị quản lý hành
chính nhà nước 04 04 04 04 04
Cơ sở đào tạo 01 01 01 01 01
Các Trung tâm trực thuộc 12 12 12 12 12
Các bệnh viện 05 05 06 06 06
Trạm y tế 21 21 21 21 21
(Nguồn: Sở Y tế Đắk Lắk)
Theo bảng 2.5 tổng số cơ quan y tế công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột do Sở Y tế quản lý là 44 đơn vị, trong đó: quản lý nhà nước có 04 đơn vị (03 cấp tỉnh, 01 cấp thành phố); cơ sở đào tạo có 01 Trường Trung cấp y tế tỉnh; Các đơn vị sự nghiệp gồm 12 trung tâm (10 cấp tỉnh, 02 cấp thành phố), 06 bệnh viện (05 cấp tỉnh, 01 cấp thành phố) và 21 trạm y tế xã, phường thuộc 21 đơn vị hành chính cấp xã của thành phố Buôn Ma Thuột. Cụ thể:
- Cơ quan quản lý nhà nước về y tế trên địa bàn thành phố có 04 đơn vị, gồm: Văn phòng Sở Y tế, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Chi cục dân số Kế hoạch hóa gia đình và phòng Y tế thành phố Buôn Ma Thuột, số cơ quan quản lý nhà nước được ổn định trong thời gian qua.
- Về mạng lưới chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân thành phố hiện nay đƣợc phân thành 3 tuyến chính.
+ Tuyến tỉnh: Có hệ thống bệnh viện, mạng lưới y tế dự phòng và hệ thống đào tạo. Các bệnh viện bao gồm: Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 900 giường bệnh; Bệnh viện Y học cổ truyền, quy mô 200 giường bệnh, Bệnh viện Tâm thần quy mô 100 giường bệnh, Bệnh viện Lao và bệnh phổi 100 giường bệnh và Bệnh viện Mắt được thành lập năm 2012 với quy mô 70 giường bệnh.
Mạng lưới dự phòng và các trung tâm gồm: Trung tâm y tế dự phòng;
Trung tâm phòng chống sốt rét; Trung tâm phòng chống HIV/AIDS; Trung tâm Giám định y khoa; Trung tâm Da liễu; Trung tâm Truyền thông - Giáo dục sức khoẻ; Trung tâm chăm sóc sức khoẻ sinh sản; Trung tâm kiểm nghiệm Dƣợc phẩm - Hoá mỹ phẩm; Trung tâm Pháp y; Trung tâm Huyết học – Truyền máu.
Cơ sở đào tạo: Gồm có Khoa y - Đại học Tây Nguyên quản lý và Trường Trung cấp y tế tỉnh do Sở Y tế quản lý. Hàng năm, các cơ sở đào tạo này cung cấp cho ngành y tế tỉnh và thành phố từ 250 - 300 cán bộ có trình độ từ sơ cấp đến đại học.
+ Tuyến Thành phố: Có 01 Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột với Quy mô 220 giường và có 02 Trung tâm là Trung tâm y tế dự phòng và Trung tâm Dân số Kế hoạch hóa gia đình thành phố Buôn Ma Thuột.
+ Tuyến xã, phường: có 21 trạm y tế trên tổng số 21 phường, xã.
- Tình hình phát triển số lượng giường bệnh.
Tương ứng với sự phát triển của các cơ sở y tế, do nhu cầu khám chữa bệnh tăng lên hàng năm, nên số lượng giường bệnh ở các cơ sở y tế cũng tăng lên nhanh chóng thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 2.6. Số lượng giường bệnh trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột thời gian qua
(Đơn vị: giường bệnh)
TT Đơn vị
2011 2012 2013 2014
GB KH
GB thực
kê
GB KH
GB thực
kê
GB KH
GB thực
kê
GB KH
GB thực
kê 1 BVĐK Tỉnh 750 731 750 751 900 919 900 932 2 BV Y học cổ truyền 160 160 180 193 180 180 200 198 3 Bệnh viện Lao &
Bệnh phổi 70 70 100 70 100 70 100 100 4 Bệnh viện Tâm
Thần 60 60 80 80 80 84 100 100
5 Bệnh viện Mắt - - - - 70 50 70 70
6 BVĐK Tp.BMT 220 220 220 220 220 220 220 220 Toàn thành phố 1260 1241 1330 1314 1550 1523 1590 1620
(Nguồn: Sở Y tế Đắk Lắk) Số liệu tại bảng 2.6 cho thấy tốc độ gia tăng số lượng giường bệnh tại các cơ sở y tế khu vực công trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột là tương đối cao; số lượng giường bệnh giao kế hoạch năm 2014 so với năm 2011 tăng 26,19% từ
1.260 giường bệnh lên 1.590 giường bệnh, trong đó tăng cao nhất là Bệnh viện Đa khoa tỉnh với 150 giường bệnh (do tăng hạng bệnh viện từ hạng II lên hạng I); đây có thể đƣợc coi là bệnh viện tuyến cuối của tỉnh, nên Bệnh viện này luôn nằm trong tình trạng quá tải bệnh nhân.
- Cơ sở vật chất khám chữa bệnh.
Hệ thống cơ sở vật chất cho khám chữa bệnh thời gian qua đã đƣợc tăng cường cả về quy mô và chất lượng các phương tiện trong khám chữa bệnh.
Hệ thống các bệnh viện đã từng bước được nâng cấp hoặc đầu tư xây dựng mới. Bệnh viện đa khoa tỉnh đƣợc đầu tƣ cải tạo cơ sở hạ tầng, trang bị thêm thiết bị máy móc chuyên dùng, trong đó có nhiều phương tiện y học hiện đại phục vụ cho chẩn đoán và cấp cứu người bệnh, Tỉnh và thành phố đang triển khai xây dựng bệnh viện Trung tâm vùng Tây Nguyên với qui mô 800 giường bệnh.
- Công tác khám chữa bệnh thời gian qua.
Công tác khám chữa bệnh cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu dân cƣ trên địa bàn thành phố và của tỉnh Đắk Lắk. Tính trung bình các cơ sở y tế tuyến Tỉnh và Thành phố hàng tháng tiếp nhận khám, chữa bệnh cho từ 50.000 – 70.000 lƣợt người; giải quyết kịp thời được những ca cấp cứu đặc biệt về nội khoa, ngoại khoa, sản khoa; tuyến trạm y tế cơ sở đáp ứng đƣợc tiếp nhận khám, chữa trị ban đầu cho các khu vực dân cƣ.
Hoạt động khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn phí cho đồng bào dân tộc được quan tâm thường xuyên; hệ thống y tế thôn, buôn được chú ý và triển khai hoạt động khá hiệu quả.
Công tác y tế dự phòng đã được chú trọng tăng cường, công tác vệ sinh phòng bệnh, phòng dịch đƣợc đẩy mạnh, vì vậy chất lƣợng chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc nâng lên. Tuy nhiên, so với yêu cầu của một thành phố trung tâm thì trong những năm tới cần phải đầu tƣ nhiều hơn nữa về công tác y tế dự phòng.
Các chương trình mục tiêu quốc gia được quan tâm thực hiện, đảm bảo mục tiêu của các chương trình như: Chương trình tiêm chủng mở rộng và phòng chống khô mắt; Chương trình sốt rét, sốt xuất huyết; Phòng chống HIV/AIDS; Phòng chống rối loạn thiếu Iốt, vv… khống chế không để dịch bệnh có quy mô lớn xảy ra, bệnh sốt rét đƣợc đẩy lùi và đƣợc kiểm soát. Hoạt động truyền thông về phòng chống lao và các loại dịch bệnh xã hội, HIV-AIDS đƣợc quan tâm tích cực.
2.1.3. Tình hình nhân lực y tế khu vực công tr n địa àn thành phố thời gian qua
Nguồn nhân lực y tế khu vực công trên địa bàn TP. BMT thời gian qua là tương đối ổn định; số lượng NVYT chưa được tuyển dụng chính thức vẫn tương đối nhiều điều này ảnh hưởng tướng đối lớn đến công tác KBCB và công tác đào tạo NVYT; Số lượng người làm việc trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP.BMT được thể hiện qua bảng dưới đây:
Bảng 2.7. Số lượng người làm việc trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột
(Đơn vị: người) Số
TT Đối tƣợng Số lƣợng vi n
chức đƣợc giao
Số người làm vi c hi n có
1 Các đơn vị quản lý hành
chính nhà nước 91 86
2 Cơ sở đào tạo 57 57
3 Các Trung tâm trực thuộc 405 363
4 Các bệnh viện 1933 1422
5 Trạm y tế 168 151
Tổng cộng 2654 2079
(Nguồn: Sở Y tế Đắk Lắk)
Theo số liệu tại bảng 2.7, ta thấy tổng số biên chế công chức, viên chức của các cơ sở y tế được giao theo chức năng, nhiệm vụ là 2.654 người, tuy nhiên số người được tuyển dụng chính thức đến hết năm 2014 mới có 2.079 người, đạt tỷ lệ 79%, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác đào tạo nguồn nhân lực; số lƣợng cán bộ, NVYT những năm qua chƣa đƣợc tuyển dụng là 575 biên chế, trong đó chủ yếu tập trung ở các bệnh viện tuyến tỉnh và thành phố với số lƣợng viên chức còn thiếu là 511 biên chế. Nguyên nhân chính là do: Một số chuyên khoa khó có nguồn nhân lực để tuyển dụng nhƣ: Giải phẫu bệnh, sinh hoá, xét nghiệm, tâm thần, lao, phong, pháp y, giám định y khoa, an toàn vệ sinh thực phẩm; mặt khác, khi thực hiện Luật Viên chức phải chờ các cơ quan chức năng hướng dẫn về công tác tuyển dụng nên thời gian qua ngành y tế vẫn chƣa tuyển dụng kịp thời số NVYT còn thiếu theo quy định.
Do đó, hầu hết các bệnh viện công lập trên địa bàn TP.BMT phải hợp đồng thời vụ hoặc hợp đồng ngắn hạn NVYT để bổ sung nhân lực thực hiện nhiệm vụ đƣợc giao. Số lƣợng nhân lực hợp đồng trong các cơ sở y tế không thuộc đối tƣợng đƣợc cử đi đào tạo, nên các số liệu về NVYT sau đây chỉ đề cập đến số lƣợng NVYT đã đƣợc tuyển dụng chính thức trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP.BMT.
Theo số liệu thống kê của Sở Y tế thì trình độ của NVYT khu vực công trên địa bàn TP.BMT tính đến thời điểm 31/12/2014 đƣợc thể hiện qua bảng sau.
Bảng 2.8. Trình độ NVYT trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP.BMT phân theo chuyên môn đào tạo
(Đơn vị: người)
Số
TT T n cơ sở y tế
Trình độ Tiến
sỹ
Thạc sỹ
CK1 và CK2
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Còn lại 1 Các đơn vị quản lý hành
chính nhà nước 10 9 47 02 07 11
2 Cơ sở đào tạo 04 4 28 0 09 12
3 Các Trung tâm trực thuộc 8 11 151 18 133 42
4 Các bệnh viện 15 123 449 51 549 235
5 Trạm y tế 28 0 120 3
Tổng cộng 37 147 703 71 818 303
(Nguồn: Sở Y tế Đắk Lắk) Nếu phân chia các cơ sở y tế khu vực công theo lĩnh vực hoạt động thì có:
khối cơ quan quản lý nhà nước về y tế; cơ sở đào tạo; các trung tâm tư vấn, dự phòng; các bệnh viện và các trạm y tế.
Qua bảng 2.8 ta thấy tỷ lệ NVYT có trình độ từ đại học trở lên so với tổng số NVYT trong từng lĩnh vực hoạt động là không đồng đều, khối cơ quan quản lý nhà nước NVYT có trình độ từ đại học trở lên là 76,7% (66/86), tiếp đến là cơ sở đào tạo 63,2% (36/57), các trung tâm 46,8% (179/363); trong khi đó các cơ sở y tế trực tiếp khám chữa bệnh thì tỷ lệ này lại tương đối thấp, cụ thể: các bệnh viện có tỷ lệ là 41,2% (587/1422) và thấp nhất là các trạm y tế 22,7% (28/151). Xét về tổng nguồn nhân lực y tế trên địa bàn TP.BMT thì tỷ lệ NVYT có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên là 42,6% (887 /2079). Nhƣ vậy, với một ngành đặc thù nhƣ ngành y tế thì chất lƣợng nguồn nhân lực nhƣ trên là chƣa đáp ứng với chức năng, nhiệm vụ.
Nếu phân tích trình độ của NVYT theo ngành nghề đƣợc đào tạo thì trình độ NVYT tính đến 31/12/2014 đƣợc thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.9. Trình độ NVYT trong các cơ sở y tế công lập trên địa bàn TP. BMT phân theo loại cán bộ
(Đơn vị: người)
STT Loại cán ộ Số lƣợng Tỷ l %
1 Tiến Sỹ 0 0.00
2 Thạc sỹ 37 1.78
3 Bác sỹ CK II 25 1.20
4 Bác sỹ CK I 122 5.87
5 Bác sỹ 295 14.19
6 Dƣợc sỹ đại học 23 1.11
7 Đại học khác 226 10.87
8 Cao đẳng khác 20 0.96
9 Dƣợc sỹ trung học, cao đẳng 126 6.06
10 Dƣợc tá 18 0.87
11 Y sỹ đa khoa 235 11.30
12 Điều dƣỡng đại học, cao đẳng 92 4.43
13 Điều dƣỡng trung học 215 10.34
14 Điều dƣỡng sơ học 40 1.92
15 Hộ sinh đại học, cao đẳng 7 0.34
16 Hộ sinh trung cấp 134 6.45
17 Hộ sinh sơ cấp 20 0.96
18 Kỹ thuật viên đại học 42 2.02
19 Kỹ thuật viên trung học 75 3.61
20 Cán bộ khác 327 15.73
Tổng số 2.079 100.00
(Nguồn: Sở Y tế Đắk Lắk)
Với trình độ nhƣ bảng 2.9, ta thấy các cơ sở y tế trên địa bàn TP. BMT chưa thể đảm đương hết nhu cầu KBCB cho nhân dân, đặc biệt là thực hiện nhiệm vụ ở các chuyên khoa sâu chƣa có nguồn nhân lực đủ để đáp ứng những kỹ thuật cao, nhƣ:
Đối với lĩnh vực nhƣ Tim mạch mới chỉ phát triển và chƣa đáp ứng yêu cầu; tim mạch can thiệp mới đƣợc thực hiện nhƣng hiệu quả chƣa cao, chỉ thực hiện đặt máy tạo nhịp; hồi sức cấp cứu cho tim mạch còn thiếu và yếu, phẫu thuật tim hở chƣa triển khai thực hiện đƣợc do các ngành hỗ trợ chƣa làm tốt, chƣa có trang thiết bị,...
Tỷ lệ phẫu thuật nội soi cho hệ ngoại mới chỉ dừng lại ở mức 5% trong tổng số các phẫu thuật (khuyến cáo của Bộ Y tế mức đáp ứng về phẫu thuật nội soi phải chiếm tỷ trọng 20-30%), các phẫu thuật về nội soi nâng cao chƣa được thực hiện. Chấn thương chỉnh hình đã phát triển mạnh, thực hiện được một số kỹ thuật cao nhƣ thay khớp nhân tạo, tỷ trọng phẫu thuật nội soi khớp tăng, ghép thành công nhiều trường hợp chi bị đứt lìa,... nhưng việc tạo hình vẫn còn chƣa xứng tầm bệnh viện tuyến tỉnh. Ngoại thần kinh mới chỉ thực hiện các phẫu thuật sọ não, lĩnh vực cột sống chƣa thực sự đƣợc triển khai để đáp ứng nhu cầu người bệnh.
Ngành Sản phụ khoa chƣa phát triển về phụ khoa, tần suất khám và điều trị còn thấp, mới chỉ thực hiện đƣợc kỹ thuật hỗ trợ sinh sản ở mức thấp nhất.
Chuyên khoa ung bướu mới được hình thành và đã cung cấp một số dịch vụ kỹ thuật ban đầu. Tuy nhiên, thời gian tới cần phải phát triển tốt về phẫu trị và xạ trị để đáp ứng nhu cầu của người dân trong chăm sóc sức khỏe.
Hồi sức cấp cứu trong thời gian qua chưa phát triển tương xứng, chưa hỗ trợ tốt cho các chuyên khoa khác phát triển, đơn vị chăm sóc đặc biệt chƣa đƣợc thành lập.
Một số ngành phụ trợ khác nhƣ xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh việc