CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC8 1.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG TMCP VIỆT Á – ĐÀ NẴNG
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Việt Á Đà Nẵng
Trong tình hình chung của nền kinh tế toàn cầu tiếp tục suy giảm, lạm phát tăng cao, giá cả biến động khó lường, khủng hoảng nợ công lan rộng ở khu vực Châu Âu. Chịu tác động bất lợi của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam trong các năm qua phải đối mặt với hàng loạt các khó khăn thách thức như lạm phát tăng cao, sản xuất kinh doanh của nhiều tổ chức bị đình trệ, thị trường tài chính bất ổn. Mặc dù đứng trước những khó khăn, thách thức đó bên cạnh tình hình cạnh tranh khốc liệt, thị phần bị chia sẻ bởi có quá nhiều ngân hàng trên địa bàn, VAB Đà Nẵng là một trong những ngân hàng hoạt động lâu năm trên địa bàn, được khách hàng tin tưởng nên kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm tương đối khả quan.
Cùng với sự phát triển của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng TMCP Việt Á nói riêng, trong những năm qua Ngân hàng TMCP Việt Á – Chi nhánh Đà Nẵng đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận thông qua các hoạt động chủ yếu như sau:
a. Huy động vốn
Huy động vốn là một trong những hoạt động cơ bản của Ngân hàng Việt Á – CN Đà Nẵng. Kết hợp với các chính sách lãi suất linh hoạt, chính sách khuyến mãi hấp dẫn. Vốn huy động tại VAB Đà Nẵng qua các năm đều có sự tăng trưởng, năm sau cao hơn năm trước về giá trị tuyệt đối cũng như tốc độ tăng trưởng. Đặc biệt là lượng vốn huy động từ dân cư đã đem lại nguồn vốn ổn định cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
Qua bảng số liệu 2.2 cho thấy vốn huy động từ dân cư chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng với hơn 70%. Vốn huy động từ dân cư có sự tăng trưởng qua các năm với tốc độ tăng trưởng năm 2012 so với năm 2011 là 12,6%, năm 2013 so với năm 2012 là 5,18%. Huy động vốn từ tổ
chức kinh tế tuy không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động, nhưng nó có vai trò quan trọng đối với ngân hàng vì đây là nguồn vốn huy động được với lãi suất thấp và có nhiều sản phẩm dịch vụ đi kèm. Nguồn huy động từ TCKT tăng trưởng không đều qua các năm, cụ thể năm 2012 tăng so với năm 2011 là 4,49%, năm 2013 so với năm 2012 là 2,34%.
Bảng 2.2: Huy động vốn của VAB Đà Nẵng (2011-2013) Đvt: tỷ đồng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền TT(%) Số tiền TT(%)
1.Tiền gửi từ TCKT 245 256 4,49 262 2,34
Tỷ trọng (%) 29,59 28,04 27,5
2. Tiền gửi từ dân cư 583 657 12.6 691 5,18
Tỷ trọng (%) 70,41 71,96 72,5
Tổng nguồn vốn huy động 828 913 10,27 953 4,38 Nguồn: Báo cáo quyết toán VAB Đà Nẵng từ 2011 – 2013 Trong năm 2010, lãi suất huy động của Chi nhánh khá cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại trên địa bàn và triển khai nhiều chương trình huy động lớn góp phần nâng cao tính cạnh tranh trong công tác huy động vốn.
Vốn huy động trong năm nay đạt 953 tỷ đồng.
Đến năm 2012, vốn huy động đạt 913 tỷ đồng, tăng 10,27% so với năm 2011. Mặc dù số dư huy động vốn trong những tháng đầu năm có sụt giảm mạnh nhưng kể từ tháng 09/2011, các biện pháp mạnh tay của NHNN trong việc thanh tra, giám sát trần lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại đã góp phần ổn định thị trường tiền tệ. Nhờ đó, huy động vốn của Chi nhánh đến cuối năm 2013 có sự tăng trưởng 4,38% so năm 2012. Nguồn vốn từ hoạt động huy động của VAB Đà Nẵng có sự tăng trưởng giúp cho ngân hàng chủ động trong đẩy mạnh hoạt động đầu tư, cho vay góp phần vào sự tăng trưởng
kinh tế trên địa bàn.
Biểu đồ 2.2: Kết quả huy động vốn giai đoạn 2011 -2013 b. Hoạt động tín dụng
Hoạt động tín dụng trong nhiều năm qua vẫn chiếm một vị trí quan trọng, mang lại cho Ngân hàng Việt Á – CN Đà Nẵng nguồn thu nhập đáng kể. Mảng hoạt động tín dụng luôn được Ngân hàng quan tâm, chú trọng đầu tư về thị trường sản phẩm và chất lượng kinh doanh.
Bảng 2.3: Hoạt động cho vay của VAB Đà Nẵng (2011-2013)
Đvt: tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền TT(%) Số tiền TT (%)
Dư nợ ngắn hạn 448 344 (23,2) 333 (3,2)
Dư nợ trung dài hạn 178 126 (29,2) 100 (20,6)
Tổng dư nợ 626 470 (24,9) 433 (7,9)
Nguồn: Báo cáo quyết toán VAB Đà Nẵng từ 2011 – 2013 Qua bảng số liệu 2.3 cho thấy dư nợ tín dụng của VAB Đà Nẵng có xu hướng giảm đáng kể qua các năm. Năm 2012 chịu tác động chung của thị trường tài chính Việt Nam cũng như chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, hoạt động cho vay của VAB Đà Nẵng đã bị sụt giảm. Cụ thể năm 2012 giảm
so với năm 2011 là 24,92%. Đây cũng là vấn đề chung của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn này do sự tác động của khủng hoảng kinh tế cũng như việc giảm đầu tư công của Chính phủ. Cho nên sự tụt giảm này là điều tất yếu và cũng không nói lên được việc hoạt động cho vay không hiệu quả trong giai đoạn này.
Hoạt động cho vay ngắn hạn của VAB Đà Nẵng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ. Do đặc điểm của nguồn vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn nên không thể phát triển cho vay trung dài hạn được, bởi không thể lấy vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn. Nếu điều này diễn ra sẽ dẫn đến nguy cơ mất thanh khoản rất cao. Cho nên tỷ trọng cho vay ngắn hạn của VAB Đà Nẵng lớn là hợp lý.
Biểu đồ 2.3: Hoạt động cho vay giai đoạn 2011 – 2013
c. Kết quả kinh doanh
Bảng 2.4: Kết quả kinh doanh của VAB Đà Nẵng (2011-2013)
Đvt: tỷ đồng
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Chỉ tiêu
Số tiền Số tiền Tốc độ
tăng (%) Số tiền Tốc độ tăng (%)
1.Tổng thu nhập 192 212 10,42 142 (33)
- Thu lãi cho vay 121 126 4,3 50,7 (59,8)
- Thu lãi tiền gửi 68 81 19,12 89,3 10,2
-Thu khác 3 5 66,67 2 (60)
2. Tổng chi phí 165 190 15,15 133,3 (29,8) - Trả lãi tiền gửi 115 129 12,17 110 (14.7)
- Trả lãi tiền vay 0 0 0 0 0
- Chi khác 50 61 22 23.3 (62)
LN trước thuế 27 22 -18,52 8,5 (61.4)
Nguồn: Báo cáo quyết toán VAB Đà Nẵng từ 2011 – 2013
Biểu đồ 2.4: Kết quả kinh doanh giai đoạn 2011 - 2013