Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển cây cao su
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cây cao su
1.3.5. Điều kiện sản xuất
Sản xuất cây cao su cũng như các loại cây trồng khác nó chịu sự chi phối của các quy luật như quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, các chính sách của nhà nước... và chịu tác động của rất nhiều các yếu tố đầu vào, quy mô sản xuất, các nguồn lực như đất đai, lao động, vốn sản xuất, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiến bộ khoa học kỹ thuật áp dụng vào sản xuất...
1.3.5.1. Đất đai
Đối với sản xuất cây cao su, đất là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến năng suất cũng như chất lượng cây cao su. Đất đai là yếu tố sản xuất không thể thiếu được trong sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất phát triển cây cao su nói riêng, là mối quan tâm hàng đầu đối với người trồng cây
26
cao su. Nói đến sản xuất phát triển cây cao su không thể không nói đến đất đai. Sản xuất phát triển cây cao su phải gắn liền với đất đai, quỹ đất nhiều hay ít, tốt hay xấu, vị trí thuận lợi hay không đều ảnh hưởng đến kết quả sản xuất và tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong sản xuất cây cao su.
1.3.5.2. Vốn
T rong quá trình sản xuất phát triển cây cao su, vốn đóng vai trò hết sức quan trọng, thiếu vốn cây cao su sẽ chậm lớn, sản lượng mủ ít. Bên cạnh đó lao động cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng, cây cao su là cây trồng lâu năm đòi hỏi phải có đủ nguồn lao động am hiểu về khoa học kỹ thuật. Do vậy, Nhà nước cần phải có các chương trình hỗ trợ vốn cho bà con, bên cạnh đó thường xuyên có các khoá tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc để bà con áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào quá trình sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả.
1.3.5.3. Trình độ sản xuất
Cây cao su đòi hỏi sự chăm sóc kịp thời và đúng quy trình kỹ thuật mới làm cho năng suất tăng, chất lượng tốt. Nếu người sản có trình độ văn hoá cao, có kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây cao su sẽ lựa chọn giống cây trồng, biện pháp canh tác, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón một cách hợp lý thì cây sinh trưởng, phát triển tốt tạo ra năng suất cao, chất lượng tốt. Ngược lại, người sản xuất có trình độ văn hoá thấp, thiếu kinh nghiệm trong sản xuất cây cao su sẽ không nắm bắt được kỹ thuật thâm canh, chăm sóc không đúng quy trình kỹ thuật sẽ cho kết quả và hiệu quả thấp.
1.3.5.4. Yếu tố kỹ thuật
- Giống: Giống là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sản xuất. Những giống cây trồng có khả năng thích nghi với điều kiện khí hậu, đất đai, chịu thâm canh và có khả năng chống chịu sâu bệnh sẽ cho năng suất cao, chất lượng sản phẩm tốt. Ngày nay, với trình độ khoa học phát triển,
27
ngày càng có nhiều giống tốt đưa vào sản xuất. T uy nhiên, ngoài việc được hướng dẫn cụ thể về quá trình sản xuất của từng giống thì người nông dân cũng cần phải có một trình độ canh tác nhất định để khai thác có hiệu quả các loại giống tốt, thích nghi với điều kiện sản xuất cụ thể.
- Kỹ thuật chăm sóc: Đối với sản xuất cây cao su thì kỹ thuật chăm sóc là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng sản phẩm. Người sản xuất phải tuân thủ nghiêm quy trình kỹ thuật từ làm đất, xử lý giống, trồng, chăm bón và phòng trừ sâu bệnh.
So với các cây trồng khác, cây cao su thường b ị nh iều loài sâu bệnh gây hại. Sâu bệnh hại cây cao su nhiều về chủng loại, thường sinh ra với số lượng lớn, mật độ cao, hầu như quanh năm và phát triển ở khắp mọi vùng trồng cây vụ đông với mức độ gây hại thường là rất lớn. Để bảo vệ cây cao su chống các loại sâu bệnh gây hại một cách có hiệu quả cần áp dụng hệ thống phòng trừ tổng hợp. Hệ thống này bao gồm những yếu tố cơ bản sau:
+ T ìm kiếm và sử dụng các giống cây cao su chống chịu sâu bệnh. Cần nắm được những thông tin cần thiết và kịp thời về các giống cây cao su có khả năng chống chịu ở từng vùng sản xuất.
+ Áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến phù hợp với các yêu cầu và giai đoạn phát triển của cây.
+ Thường xuyên kiểm tra phát hiện sâu bệnh kể cả trong vườn ươm cũng như trong vườn cao su sản xuất.
+ Sử dụng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh một cách thận trọng và hợp lý.
28