Chương 2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện
2.1. Khái quát tình hình phát triển sản xuất cây cao su ở Việt Nam và tỉnh
2.1.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su ở Việt Nam
* Giai đoạn trước giải phóng miền Nam 1975
Ở Việt Nam, cao su bắt đầu được gieo trồng từ năm 1897 do Raoul, một dược sĩ hải quan người P háp mang một số hạt giống cao su từ vườn thực nghiệm Buitnzorg (Java) đem trồng tại trạm thí nghiệm ở Sông Bé và trại thí nghiệm của viện Pasteur tại suối Dầu Nha Trang do bác sĩ Yersin nhận 200 cây giống cao su từ vườn Bách Thảo Sài Gòn đã tổ chức nhận trồng. Sau đó ông Yersin đã nhập nhiều hạt giống cao su từ Srilanca để thành lập đồn điền cao su ở nước ta. Năm 1906, các đồn điền cao su đầu tiên được xây dựng tại Đông Nam Bộ. T iếp theo sau là hàng loạt đồn điền và công ty ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở vùng Đông Nam Bộ; bênh cạnh đó, một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Đến năm 1920, miền Đông Nam Bộ có khoảng 7.000 ha cao su với sản lượng 3.000 tấn [2].
Cây cao su mới được trồng thử nghiệm ở Tây Nguyên năm 1923 và sau đó cây cao su phát triển khá mạnh trong giai đoạn 1960-1962, trên những vùng đất cao từ 400-600m, nhưng sau đó lại b ị gián đoạn do tình hình chiến tranh gay gắt ở miền Nam [2].
* Giai đoạn 1976-1980
Từ sau năm 1975 hậu quả của chiến tranh và cơ chế bao cấp đã kìm hãm sự phát triển của ngành cao su. Đến năm 1976, Việt Nam còn khoảng 76.000 ha, tập trung ở vùng Đông Nam Bộ khoảng 69.500 ha, vùng Tây Nguyên
36
khoảng 3.482 ha và các tỉnh duyên hải miền Trung khoảng 3.636 ha [2].
T rong thời kỳ này chủ yếu là khôi phục và khai thác vườn cây cũ, trồng mới bình quân chỉ đạt 2.500 ha/năm. Việc xây dựng vườn cây kiến thiết cơ bản không đảm bảo các yêu cầu về mặt kỹ thuật, do vậy chất lượng vườn cây thấp (tỷ lệ sống thấp, chỉ đạt khoảng 60%, diện tích phải thanh lý cao, khoảng 25%); vườn cây kinh doanh không được khai thác hết diện tích (chỉ đạt khoảng 70-80%), không đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật trong cạo mủ, ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây. Nghiêm trọng hơn, nhiều nơi do không nhận thức được giá trị kinh tế của cây cao su dẫn tới việc chặt phá, làm cháy hàng ngàn ha. Ngoài ra, trình độ cán bộ quản lý còn chưa đáp ứng được yêu cầu gây ảnh hưởng tới sản xuất [2].
* Giai đoạn sau năm 1980 đến nay
T rong thời kỳ này, diện tích cao su nước ta đã có những bước tăng trưởng vượt bật. Diện tích cao su cả nước tăng từ 87.700 ha (năm 1980) lên 516.100 ha vào năm 2006, bình quân hàng năm tăng hơn 16.000 ha.
Đồ thị 2.1: Diện tích cao su Việt Nam giai đoạn 1980-2006
Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
100,0 200,0 300,0 400,0 500,0 600,0
1980 1982 1984 1986 1988 1990 1992 1994 1996 1998 2000 2002 2004 2006 Nghìn ha
Năm
37
* Giai đoạn 1980 -1985: Diện tích cao su trồng mới bình quân hàng năm 15.000 ha, năm cao điểm đạt trên 30.000 ha, tổng diện tích trồng mới đạt gần 100.000 ha. Đồng thời, rút kinh nghiệm của thời kỳ trước, ngành cao su đã từng bước đưa những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: thay đổi phương pháp trồng mới, cải tiến chế độ cạo, đổi mới quy trình chế biến mủ...
Tuy vậy, chất lượng vườn cây vẫn chưa đạt yêu cầu so với thiết kế, tỷ lệ trồng stum bầu còn thấp (Đông Nam Bộ 35%, Tây Nguyên 74%); một số nơi khâu điều tra cơ bản còn yếu dẫn đến việc khai hoang không đúng đối tượng, hậu quả là nhiều nơi phải kéo dài thời gian kiến thiết cơ bản [2].
* Giai đoạn 1986 - 1990: Đồng thời với việc khẳng định các tiến bộ kỹ thuật đã đưa vào sản xuất, giai đoạn này, ngành cao su đã áp dụng có hiệu quả những biện pháp tổ chức, quản lý sản xuất mới, khoán vườn cây cho các hộ gia đình, khoán số lượng và chất lượng sản phẩm sơ chế... Nhờ vậy, dù có khó khăn về vốn, ngành đã củng cố được vườn cây kém chất lượng của giai đoạn trước, đồng thời, đã phát triển thêm được hơn 41.500 ha, bình quân hàng năm tăng 1,8%.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: việc bố trí cơ cấu giống chưa thích hợp, một số vườn cây được trồng trên tầng đất mỏng làm ảnh hưởng đến chất lượng vườn cây [5].
* Giai đoạn 1991 - 1996: Do gặp khó khăn về vốn đầu tư nên diện tích vườn cây phát triển chậm, diện tích trồng mới trong cả giai đoạn đạt 33.600 ha, bình quân hàng năm tăng 8%.
* Giai đoạn 1996 - 2006: Trong giai đoạn này, trên cơ sở nhận thức một cách đầy đủ hiệu quả của ngành cao su đối với việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đồng thời đánh giá tiềm năng để phát triển ngành cao su nước ta, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định phê duyệt tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam với định hướng là phát triển diện tích cao su
38
nước ta đạt từ 350.000 - 450.000 ha vào năm 2000 và đến năm 2005 là 500.000- 700.000 ha. Do đó, diện tích cao su nước ta tăng lên khá nhanh, trong hơn 10 năm từ 2001-2006, tổng diện tích cao su nước ta tăng 261.900 ha, bình quân hàng năm tăng hơn 26.000 ha.
T rong đó, chủ yếu là trong giai đoạn 1996-2000 với việc phát triển diện tích bình quân hàng năm là hơn 30.000 ha, tốc độ tăng bình quân hàng năm gần 20%. Trong giai đoạn 2001-2006, diện tích bình quân hàng năm tăng khoảng gần 17.000 ha, chủ yếu là phát triển cao su tiểu điền trong các nông hộ; trong thời kỳ này, các công ty cao su quốc doanh hầu như ít đầu tư phát triển cao su do gặp khó khăn về quỹ đất.
Đến năm 1996, cả nước có 1.425 tấn sản phẩm mủ cao su. Nhìn chung trong thời kỳ này, sản lượng cao su có xu hương tăng nhanh do vườn cây trồng mới từ những năm 1985-1990 đến tuổi đưa vào khai thác. Đây là vườn cây được đầu tư khá tốt, đảm bảo yêu cầu về mặt kỹ thuật và chắc chắn sẽ cho năng suất cao.
Đồ thị 2.2: Diện tích khai thác, sản lượng cao su Việt Nam từ 1996 - 2006
- 100,0 200,0 300,0 400,0 500,0 600,0
1980 1982
1984 1986
1988 1990
1992 1994
1996 1998
2000 2002
2004 2006
Năm
DT khai thác Sản lượng
Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam Giai đoạn 1996-2006, do một số vườn cây đến tuổi thuần thục cho năng suất cao nên sản lượng trong thời kỳ này có xu hướng tăng nhanh với mức
39
tăng bình quân là khoảng 4.000 tấn/năm. Đến năm 2006, cả nước có 5.535 tấn sản phẩm mủ, năng suất bình quân đạt 1,5 tấn/ha, tương đương với mức năng suất bình quân của thế giới.
* Giai đoạn 2006 - 2010: Trong giai đoạn này diện tích trồng cao su liên tục được mở rộng, năm 2009 tổng diện tích cây cao su đạt 674.200 ha, tăng 42.700 ha (13,5%) so với năm 2008 trong đó diện tích cho khai thác là 421.600 ha (chiếm 62,5% tổng diện tích) với sản lượng đạt 723.700 tấn, tăng 9,7% so với năm 2008. Năm 2010 khoảng 700.000 ha được trồng chủ yếu ở Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên Hải miền Trung và đang mở rộng diện tích sang Lào và Campuchia thêm 200.000 ha. Diện tích trồng cao su chủ yếu thuộc các đơn vị trong Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam.
Như vậy, những năm qua một số địa phương đã có những cố gắng tích cực trong công tác phát triển diện tích trồng cây cao su do người dân thực sự thấy được những giá trị mang lại từ vườn cây cao su. Do vậy, diện tích và sản lượng cao su đã tăng lên qua các năm. Diện tích, sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 2006-2010 thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1: Diện tích, sản lượng cao su Việt Nam qua các năm 2006 - 2010 Năm Diện tích
(1.000 ha) Sản lượng mủ khô
(1.000 tấn) Năng suất 100kg/ha/năm)
2006 517,3 549 15,4
2007 549,6 601,7 16,12
2008 631,5 662,9 16,61
2009 674,2 723,7 17
2010 740 754,5 17,2
Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
40
* Vùng trồng cao su ở Việt Nam
Nhờ giá cao su liên tục tăng cao trong nhiều năm qua góp phần kinh doanh thuận lợi và đạt hiệu quả cao nên diện tích vườn cao su không ngừng được mở rộng. Hiện nay, cả nước có hơn 500.000 ha cao su được trồng tập trung ở Đông Nam Bộ 339.000 ha, Tây Nguyên 113.000 ha, Bắc Trung Bộ (41.500 ha) và duyên hải Nam Trung Bộ (6.500 ha) [3, tr. 4]. Sản lượng trung bình đạt 450.000 tấn/năm, trong đó trên 80% sản lượng dùng để xuất khẩu.
Đồ thị 2.3: Diện tích trồng cao su theo vùng
Nguồn: Thông tấn xã Việt Nam 2.1.1.2. Thị trường tiêu thụ
* Thị trường nội địa của ngành cao su Việt Nam
Thị trường trong nước của sản phẩm cao su khá nhỏ bé so với thị trường xuất khẩu. Nhu cầu về sản phẩm cao su của thị trường trong nước chỉ chiếm khoảng 10-15% tổng sản lượng mủ cao su sản xuất hàng năm.
Do đầu tư cho công nghiệp chế biến cao su còn thấp nên hiện nay chỉ có khoảng 20% cao su tự nhiên được chế biến. Phần còn lại được xuất khẩu dưới dạng nguyên liệu thô giá trị thấp. Các sản phẩm chế biến từ cao su tiêu thụ tại thị trường trong nước chủ yếu bao gồm: các loại săm lốp, găng tay y tế, băng chuyền, đai, phớt dùng trong sản xuất công nghiệp, và cả một số sản phẩm được dùng trong lĩnh vực quốc phòng và an ninh như các loại lốp dùng cho các máy bay MIG-21 và SU-22 v.v…
41
T rong cả nước có 3 doanh nghiệp nhà nước lớn sản xuất các sản phẩm từ cao su là Công ty cao su Sao vàng, Công ty cao su miền Nam và Công ty cao su Đà nẵng. Hai công ty cao su bao gồm Công ty cao su miền Nam và Công ty cao su Đà nẵng thuộc Tổng công ty Hoá chất Việt Nam. Cùng với Công ty Sao vàng (Bộ Công nghiệp), Tổng công ty Hoá chất là đơn vị sản xuất các sản phẩm từ cao su lớn của cả nước.
T rong những năm gần đây, việc xây dựng các công ty liên doanh sản xuất các sản phẩm từ cao su đã tăng lên trong những năm gần đây. Điều đó cũng có nghĩa là một phần sản lượng mủ cao su cũng được sử dụng nhiều hơn tại thị trường trong nước để làm nguyên liệu cho các nhà máy này. Mặc dù thị phần cao su nguyên liệu thô ở thị trường trong nước còn khiêm tốn so với thị trường xuất khẩu, nhưng nếu các công ty được đầu tư thích đáng hơn nữa thì tỷ trọng xuất khẩu cao su nguyên liệu thô sẽ giảm xuống do các sản phẩm của công nghiệp chế biến cao su phát triển và có khả năng xuất khẩu được.
* Thị trường xuất khẩu của ngành cao su Việt Nam
Đồ thị 2.4: Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam giai đoạn 2000 - 2006
Nguồn: Vụ kế hoạch - Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
0 200 400 600 800 1000 1200 1400
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năm
Giá trị (1000 USD) Lượng (1000 tấn)
42
Cao su Việt Nam sản xuất chủ yếu để xuất khẩu, với tỷ trọng 85-90%
sản lượng tiêu thụ tại thị trường quốc tế, cao su tự nhiên là một trong những mặt hàng sản xuất chủ lực của Việt Nam, với kim ngạch xuất khẩu liên tục đạt trên 1tỷ USD/năm từ năm 2006 đến nay. Theo Hiệp hội Cao su Việt Nam, trong năm 2006 cao su xuất khẩu đứng vị trí thứ 7 trong số các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD và được đánh giá là mặt hàng có mức tăng trưởng cao nhất. Xuất khẩu cao su đứng vị trí thứ hai sau gạo trong số các mặt hàng nông sản và vị trí cây cao su ngày càng góp phần quan trọng trong kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Năm 2000, lượng cao su xuất khẩu đạt gần 300 nghìn tấn, và tăng hơn 400 nghìn tấn năm 2003, 600 nghìn tấn năm 2005 và đạt hơn 700 nghìn tấn trong năm vừa qua. Giá trị cao su xuất khẩu tăng trưởng đột phá, từ khoảng 200 triệu USD năm 2000, lên 600 triệu USD năm 2004 và đạt 1,3 tỷ USD trong năm 2006. Từ năm 2000 đến năm 2006, lượng cao su xuất khẩu tăng gần 3 lần, trong khi đó giá trị xuất khẩu tăng gần 12 lần. Có thể nói, ngành cao su Việt Nam đang phát triển vững mạnh, có tiếng vang trên trường quốc tế và đóng góp quan trọng cho kim ngạch xuất khẩu của cả nước.
Đồ thị 2.5: Cơ cấu thị trường xuất khẩu cao su Việt Nam năm 2004
75,4%
3,8%
18,8%
2,0%
Châu Á Châu Mỹ Châu Âu Khác
Nguồn: Viện nghiên cứu cao su Việt Nam
43
Đến nay, cao su Việt Nam xuất khẩu đến gần 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Châu Á vẫn là vùng thị trường chính của cao su Việt Nam, tuy tỷ lệ vẫn đã giảm từ 94,08% vào năm 1995 xuống còn 75,40% trong năm 2004, nhưng khối lượng thực vẫn ngừng tăng lên từ 135.328 tấn lên 387.000 tấn trong cùng thời gian tương ứng. T rong đó, Trung Quốc là là đối tác xuất khẩu chủ yếu của nước ta ở khu vực thị trường này với mức xuất khẩu năm 2004 đạt 303.521 tấn, chiếm 59,13% tổng sản lượng xuất khẩu của Việt Nam.
Đứng thứ 2 là thị trường Châu Âu với mức xuất khẩu tăng từ 8.235 tấn, chiếm 5,72% tổng lượng xuất khẩu năm 1995 lên 96.626 tấn, chiếm 18,8%
tổng lượng xuất khẩu năm 2004. Số liệu tình hình xuất khẩu vào khu vực EU cho thấy có sự thành công đáng kể trong thâm nhập thị trường lớn thứ 2 này với sự gia tăng về tỉ lệ và khối lượng xuất khẩu từ 4,77% (6.864 tấn) năm 1995 lên 13,8% (70.840 tấn) năm 2004.
Đối với thị trường Bắc Mỹ vốn là vùng tiêu thụ đứng hàng thứ 3 của nước ta, tuy đã có gia tăng tương đối đều đặn về tỷ lệ xuất khẩu cũng như khối lượng từ 0,15% (210 tấn) trong năm 1995 lên 3,76% (19.306 tấn) năm 2004 nhưng vẫn không đáng kể so với tiềm năng thị trường.
Đại đa số sự phát triển ở các thị trường Bắc Mỹ và EU đã được thực hiện bởi Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam với các thế mạnh về khối lượng, chất lượng sản phẩm và tiềm năng tài chính.
Thị phần sản lượng cao su của Việt Nam chỉ chiếm một số lượng nhỏ so với tổng sản lượng thế giới và thị phần đóng góp của Việt Nam cũng tăng dần theo chuỗi thời gian. Năm 1990, sản lượng cao su của Việt Nam chỉ chiếm 2% tổng sản lượng thế giới, nhưng đến năm 2005 Việt Nam đã đóng góp khoảng 6% tổng sản lượng cao su tự nhiên sản xuất trên thế giới.
44