Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 77 - 87)

Chương 2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện

2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cao su của huyện Sa Thầy

2.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

2.3.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Sa Thầy là huyện nằm phía Tây nam tỉnh Kon Tum với tổng diện tích tự nhiên là 2.415,35 Km2 chiếm khoảng 25% diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh.

Dân số năm 2009 đạt gần 42 ngàn người. Cơ cấu kinh tế của huyện là nông – lâm - công nghiệp -dịch vụ. Điều này tương đối phù hợp với tiềm năng đất đai, tiềm năng rừng của huyện.

Tuy là huyện miền núi vùng sâu biên giới nhưng thời gian qua cùng với tỉnh Kon Tum và cả nước, Sa Thầy thực sự đã có những chuyển biến mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế, có bước tăng trưởng vững chắc, đạt mức bình quân khoảng 8%/năm. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện trong thời gian qua bao gồm cả sự chuyển dịch giữa các ngành và trong từng vùng lãnh thổ.

Tốc độ tăng trưởng năm 2010 đạt khoảng 16,67%, trong đó: Nông - lâm - thủy sản tăng 30% so với năm 2009; Công nghiệp xây dựng tăng 20,48%;

Thương mại dịch vụ tăng 0,57%. Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 7,19 triệu đồng năm 2009 lên 7,95 triệu đồng năm 2010. Trong những năm gần đây có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế rõ rệt, năm 2010 cơ cấu kinh tế các ngành

Nông- lâm nghiệp chiếm 37,4%, Công nghiệp xây dựng chiếm 32,3%, Thương mại dịch vụ chiếm 30,3%.

Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo vùng lãnh thổ chưa rõ rệt. Tuy nhiên cũng đã hình thành 3 vùng sản xuất mang tính đặc thù riêng phù hợp với tiềm năng của từng vùng.

- Vùng xã Sa Bình, Sa Nghĩa, Sa Nhơn và Thị trấn Sa Thầy là vùng sản xuất lương thực, chăn nuôi lợn, phát triển cây công nghiệp hàng năm và đẩy mạnh phát triển xây dựng tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, dịch vụ....

- Vùng xã Ya Ly, Ya Xiêr, Sa Sơn phát triển cây cà phê, cây cao su, cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc ăn có là chính. Vùng các xã Mô Rai, Rờ Kơi phát triển sản xuất lâm nghiệp, cây cao su, cây cà phê.

* Nông nghiệp

Nông nghiệp được xem là ngành chính có tốc độ tăng trưởng khoảng 23,1

%/năm. Trong thời gian qua trồng trọt và chăn nuôi có sự chuyển dịch tăng tỷ lệ cơ cấu ngành trồng trọt, giảm tỷ lệ ngành chăn nuôi.

Diện tích gieo trồng hàng năm được mở rộng dần, trong những năm gần đây, huyện Sa Thầy đặc biệt quan tâm đến mở rộng diện tích cây công nghiệp và cây ăn quả.

Trong ngành chăn nuôi, đàn trâu bò luôn luôn chiếm tỷ trọng cao, tăng bình quân từ 8-10%/năm. Đàn lợn có xu thế tăng về số lượng và trọng lượng xuất chuồng do gần đây đã giải quyết được một phần thức ăn tinh, tuy nhiên vẫn đang trong tình trạng chưa ổn định.

* Lâm nghiệp

Lâm nghiệp được xem là ngành thế mạnh và trong thời gian đã góp phần không nhỏ trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện Sa Thầy.

Diện tích đất lâm nghiệp chiếm khoảng 25,3% diện tích rừng toàn tỉnh và trữ lượng gỗ đạt 15.127.985 m3 (chiếm 1/3 trữ lượng gỗ toàn tỉnh Kon Tum).

Trong 72.683 ha rừng lá rộng có 7.779 ha rừng giàu có trữ lượng gỗ 2.580.985 m3; 28.596 ha rừng trung bình có trữ lượng gỗ 4.434.687m3; 11 ha rừng nghèo có trữ lượng gỗ 1.031.383 m3; 24.496 ha rừng phục hồi có trữ lượng gỗ 2.513.084 m3. Đây thực sự là tài nguyên vô cùng quý giá.

* Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung công nghiệp và tiểu thu công nghiệp trên địa bàn huyện phát triển chưa mạnh. Hiện tại chỉ có những ngành truyền thống sau: cơ sở chế biến nông, lâm sản, vật liệu xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, các cơ sở trên thu hút xấp xỉ khoảng hơn 500 lao động, chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong nguồn lao động của toàn huyện.

* Thương mại - Dịch vụ

Thương mại và dịch vụ phát triển tự phát được chi phối bởi các hoạt động của tư thương nhỏ. Hoạt động thương mại - dịch vụ chủ yếu tập trung tại thị trấn, huyện lị. Tại các Trung tâm cụm xã đang hình thành chưa có đủ điều kiện để phát triển, chỉ hoạt động dưới danh các điểm nhỏ lẻ, hộ gia đình buôn bán nhỏ.

2.3.2.2. Dân số, lao động, việc làm

* Dân số

Dân số trung bình của huyện Sa Thầy là 41.654 người, chiếm 9,62% so với dân số toàn tỉnh Kon Tum; trong đó nam 22.315 người chiếm 53,6%, nữ 19.339 người chiếm 46,4%, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm trên 56%. Dân di cư tự do

có đến tháng 12/2008 là 752 hộ với 2.939 khẩu. Trong những năm trước đây, đời sống của nhân dân vô cùng khó khăn. Một số xã có trên 90% dân số là đồng bào dân tộc tại chỗ thì tỷ lệ đói nghèo chiếm cao hơn 95% như các xã biên giới Rờ Kơi, Mô Ray.

* Lao động

Tỷ lệ lao động trong độ tuổi/ tổng dân số cũng tăng từ 48,2% năm 2000 lên 55,3%/năm. Đây là nguồn lao động dồi dào đảm bảo cho nguồn lao động của huyện.

Về chất lượng lao động: theo số liệu điều tra lao động việc làm, tỷ lệ đào tạo của huyện hàng năm (kể cả công nhân kỷ thuật không có bằng) tăng đáng kể.

Năm 2000 là 8,93% lên 21% năm 2005 (trong đó đào tạo nghề 12,28%). Tuy nhiên tỷ lệ này còn thấp so với mặt chung của tỉnh và cả nước. Lao động có kỷ thuật chủ yếu tập trung ở cơ quan hành chính, sự nghiệp và trong doanh nghiệp nhà nước, còn ở khu vực khác tỷ lệ lao động còn rất thấp. Phần lớn lực lượng lao động là lao động thủ công trong các ngành nông, lâm nghiệp.

Mặt khác, trong công tác đào tạo nghề, hầu hết đội ngũ giáo viên chưa được đào tạo chính qui, trình độ sư phạm, ngoại ngữ, tin học còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế còn ít. Đào tạo nghề chưa gắn với sản xuất và thị trường sức lao động, trang thiết bi, phương tiện giảng dạy thiếu, lạc hậu.

* Việc làm

Tổng số lao động đang làm việc trong ngành kinh tế tăng đều theo hàng năm, tỷ trọng lao động trong lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp có chiều hướng giảm xuống, tỷ trọng trong lĩnh vực công nghiệp xây dựng tăng từ 4,9%/năm

2000 lên 5,8%/năm 2005, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng 5,3/năm 2001 lên 7,9%/năm 2005. Nhìn chung cơ cấu lao động giữa các ngành nghề chưa phù hợp, nguồn lao động địa phương còn rất khó khăn về số lượng và chất lượng.

Tỷ lệ lao động được giải quyết việc làm qua chương trình 120 hàng năm đều tăng, nhưng trong số lao động được giải quyết việc làm là chủ yếu được tăng thêm thời gian làm việc, còn tạo thêm chổ làm việc mới một cách ổn định, vững chắc…chưa nhiều. Nguyên nhân của tồn tại này là: các dự án giải quyết vay vốn việc làm tập trung cho đối tượng hộ gia đình, đầu tư vào sản xuất nông nghiêp là chủ yếu, còn lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ…chưa được đầu tư nhiều.

Bảng 2.15: Dân số và lao động huyện Sa Thầy năm 2009

Chỉ tiê u ĐVT Số lượng Cơ cấu (%)

1.Tổng số hộ Hộ 9.703 -

2. Tổng số nhân khẩu Người 41.654 -

3. Tổng số lao động Người 24.155 100

- Đang có việc làm Người 20.531 85

- Thất nghiệp Người 2.417 10

- Mất khả năng lao động Người 1.207 5

4. Các chỉ tiê u bình quân

- Bình quân khẩu/hộ Khẩu/ hộ 4,12 -

- Bình quân lao động/hộ LĐ/ hộ 2,5 -

Nguồn: UBND huyện Sa Thầy

Nguồn lực lao động của huyện có cần cù tích lũy kinh nghiệm trong sản xuất nông, lâm nghiệp. Tuy nhiên trình độ dân trí chất lượng lao động thấp đội ngũ cán bộ khoa học kỷ thuật và công nhân lành nghề quá mỏng, khả năng thu hút chất xám từ các nơi khác đến còn thấp đặc biệt là vùng sâu, vùng xa,…đã gây khó khăn cho việc ứng dụng khoa học kỷ thuật vào sản xuất. Phần lớn dân cư lao động sống bằng nghề nông, lâm nghiệp, lao động được đào tạo chuyên môn kỷ thuật còn ít, thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh nên một số địa bàn cuộc sống dân cư còn gặp nhiều khó khăn.

Nhìn chung, dân số của huyện Sa Thầy trong những năm gần đây không có sự biến động mạnh. Điều này được giải thích là do các xã đã thực hiện tốt chính sách kế hoạch hóa gia đình nên số hộ sinh con thứ 3 đã giảm đi khá rõ. Tổng số nhân khẩu tăng lên không nhiều, đây cũng là một dấu hiệu đáng mừng của công tác dân số toàn huyện.

Tóm lại, lao động đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được trong mỗi quá trình tổ chức sản xuất, chất lượng lao động có ý nghĩa rất lớn trong việc ứng dụng kỹ thuật vào sản xuất nhằm tăng năng suất và hiệu quả sản xuất.

Hiện nay, khi dân số đến tuổi lao động họ thường lựa chọn các ngành nghề phi nông nghiệp để kiếm sống. Điều này đã làm cho việc phát triển nông nghiệp của toàn huyện gặp không ít khó khăn. Do vậy, việc thu hút lại lực lượng lao động là một trong những yêu cầu cấp thiết của chính quyền địa phương, để làm được điều này huyện phải có những định hướng cụ thể và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

2.3.2.3. Cơ sở hạ tầng

Phát triển cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa. Cơ sở hạ tầng càng phát triển sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong việc phát triển và mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thức được vấn đề này, trong thời gian qua lãnh đạo huyện Sa Thầy đã đầu tư, nâng cấp xây dựng nhiều công trình để phục vụ cho sản xuất nói chung và phát triển cây cao su nói riêng. Quốc lộ 14C đang chuẩn bị khởi công, điều này tạo điều kiến vô cùng thuận lợi cho việc phát triển sản xuất cao su. Thuận lợi trong việc vận chuyển hàng hóa trên địa bàn Huyện. Nhà máy chế biến mủ Cao su Công ty 78 đóng trên địa bàn huyện chuẩn bị khởi công quy mô công suất trên 3.000 tấn/năm, đây là dấu hiệu đáng mừng cho bà con, đỡ phải lo trong công tác tiêu thụ mủ. Bộ máy làm việc của chính quyền đang được cải thiện đầy đủ và khang trang hơn, tạo điều kiện thuận lợi trong việc giải quyết các công việc liên quan đến sản xuất của người dân như: cấp giấy chứng nhận sử dụng đất, cấp thêm đất canh tác, công tác đặt mua giống...

* Về mạng lưới giao thông

Xác định được vai trò quan trọng của giao thông đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, các cấp, các ngành đã quan tâm đầu tư rất lớn cho mạng lưới giao thông. Huyện Sa Thầy có quốc lộ 14C đi qua với chiều dài 86 Km, tỉnh lộ 675 qua thị trấn Sa Thầy dài khoảng 60 Km, tỉnh lộ 674 đi qua địa bàn huyện và mạng lưới huyện lộ, đường liên thôn, liên xã.

Hiện nay huyện có 208,54 km đường giao thông (chưa kể mạng lưới giao thông nông thôn). Trong đó 11,78 km đường nhựa (5,6%); 174,11 km đường đất (83,5%); 22,65 km đường cấp phối (10,9%).

Mật độ đường giao thông 0,086 km/km2 và 9,5km/103 người, (tỉ lệ này của tỉnh là 0,086 km/km2 và 3,7 km/103 người). Như vậy mạng lưới giao thông hiện tại của huyện về số lượng tuyến đường đã đáp ứng nhu cầu. Vấn đề quan tâm là cần phải nâng cấp, mở rộng hành lang, xây dựng cầu cống để thuận lợi đi lại trong mùa mưa.

* Về hệ thống thuỷ lợi

Hiện tại toàn huyện có 25 công trình thuỷ lợi vừa, 13 công trình tiểu thuỷ nông và một số đập được xây dựng rải rác ở các xã). Tổng diện tích thiết kế là 616 ha ruộng 2 vụ.

Đã có lưới điện 22KV được lấy từ trạm Biến áp 110KV tại Thành phố Kon Tum. Hệ thống điện này được hạ thế 5 trạm biến áp trung gian. Hiện tại Sa Bình;

thị trấn Ya li, Ya Xiêr đã có điện lưới quốc gia.

* Các phương tiện thị trường

Các phương tiện tiếp cận thị trường trên địa bàn huyện trong thời gian qua tuy có phát triển nhưng còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Toàn huyện hiện có 04 chợ, chủ yếu mua bán phục vụ tiêu dùng sinh hoạt hằng ngày và hàng nông sản, trong đó có một số chợ có vai trò trung gian thu gom hàng để đưa ra thị trưòng bên ngoài như chợ Trung tâm huyện, Rờ Kơi, Ya Xiể, Sa Bình.

Về tiêu thụ sản phẩm, người dân phải tự tìm thị trường ngoài địa bàn (bán sản phẩm nông nghiệp tại các chợ đầu mối ở thành phố).

2.3.2.4. Văn hóa, giáo dục, y tế

* Văn hóa

Trong những năm qua, ngành văn hóa và thể thao huyện Sa Thầy luôn quán triệt và thực hiện hiệu quả Nghị quyết TW5 khóa VIII của Đảng về “xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc”; Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở với chủ trương “mọi hoạt động văn hóa đều hướng về cơ sở”.

Để thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ này, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh như những năm gần đây toàn huyện tuyên truyền được 640m2 băng rôn, 360m2 pa nô, hơn 3.500 tranh cổ động, tờ rơi. Ngoài ra còn kết hợp với Sở tổ chức đểm giao lưu văn hóa, văn nghệ nhân ngày lễ, tết... Đến nay hầu hết các xã, thị trấn với 64 thôn, làng đều có đội văn nghệ thường xuyên hoạt động, tổ chức biểu diễn tại chỗ hoặc giao lưu giữa các cụm dân cư. Về công tác tổ chức phong trào thể dục, thể thao, hàng năm Phòng Văn hoá và Thông tin huyện phối hợp với Huyện Đoàn tổ chức giải việt giã truyền thống, giải bóng đá, bóng chuyền nhân các ngày lễ lớn của đất nước, cùng với các hoạt động biểu diễn văn nghệ quần chúng, chiếu phim cổ động cũng được duy trì thường xuyên.

Tính đến nay toàn huyện có 4 làng văn hóa cấp tỉnh (trong đó: 01 làng văn hóa, điểm sáng văn hóa vùng biên). Công nhận được 5.092 lượt hộ gia đình văn hóa, 39 khu dân cư tiên tiến xuất sắc.

* Giáo dục

Hệ thống giáo dục các ngành học, bậc học được mở rộng đã góp phần nâng cao dân trí, cải thiện đời sống tinh thần của nhân dân. Hiện nay mạng lưới, qui mô trường lớp được mở rộng; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ngày được bổ sung, tăng cường đáng kế. Nhờ vậy nhiều trường đã khang trang, sạch đẹp và đồng bộ hơn. Đến nay toàn huyện có 41 trường học, trong đó 12 trường mầm

non, 15 trường tiểu học, 12 trường trung học cơ sở,1 trường phổ thông dân tộc nội trú và 1 trường phổ thông trung học. Tất cả các xã, thị trấn đều có trường mầm non, trường tiểu học, trường trung học cơ sở. Các trường học được ngói hóa, các trường học đều có máy tính phục vụ công tác dạy học.

Đội ngũ giáo viên các ngành học, bậc học không ngừng bổ sung. Đến nay trên toàn huyện có gần 700 cán bộ, công chức, giáo viên, tỷ lệ đạt chuẩn, trên chuẩn trên 95%. Giáo dục vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số luôn luôn được quan tâm, chú trọng; chất lượng giáo dục vùng đồng bào dân tộc thiểu số có chuyển biến rõ nét. Việc thực hiện chủ trương kết quả chống mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học luôn được quan tâm,từng bước thực hiện đạt mục tiêu giai đoạn 1 về phổ cập giáo dục tiểu học đúng đối tượng và giáo dục phổ cập trung học cơ sở. Toàn ngành phấn đấu đến 2010 có 7 trường đạt chuẩn quốc gia, các trường còn lại phấn đấu ít nhất 3 tiêu chí trong 5 tiêu chí.

Như vậy ngành giáo dục Sa Thầy đã có một diện mạo đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.

* Y tế

Ngày 20/9/1989 Trung tâm y tế huyện Sa Thầy được thành lập theo Quyết số 52/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân huyện Sa Thầy trên cơ sở sáp nhập từ các đơn vị y tế gồm: Bệnh viên đa khoa, Đội chống dịch và phòng y tế, đội ngũ y, bác sĩ trên 50 người. Nhiệm vụ của Trung tâm y tế bây giờ là phòng chống dịch bệnh và chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn huyện.

Cùng với sự phát triển của địa phương ngành y tế của huyện Sa Thầy cũng từng bước củng cố và phát triển, như: cơ sở hạ tầng được nâng cấp, trang thiết bị thiết yếu đầy đủ, hệ thống y tế được cũng cố và phát triển. Đến nay ngành y tế

huyện đã có 124 cán bộ, trong đó có 11 Bác sỹ; 30 y sỹ và 87 điều dưỡng và nhân viên phục vụ. Hàng năm có hàng chục ngàn lượt người đến khám và điều trị tại bệnh viện, tỷ lệ bệnh nhân khỏi bệnh ra viện 95-98%/năm, công suất sử dụng giường bệnh là 100%/năm.

Từ năm 2005 đến nay ngành y tế huyện đã gửi đi đào tạo và nâng cấp về chuyên môn nghiệp vụ hơn 38 cán bộ, trong đó: bác sỹ chuyên khoa I là 05 người; bác sỹ 08; cử nhân điều dưỡng 03; đại học tài chính 02; sơ học lên trung học điều dưỡng 02 và có 12 em học bác sỹ cử tuyển đến năm 2011 ra trường phục vụ nhân dân trên địa bàn.

Nhìn chung ngành y tế huyện Sa Thầy gồm 1 bệnh viện đa khoa huyện, 1 phòng khám đa khoa, 1 cơ sở hộ sinh và 9 trạm y tế xã, trong đó có 3 trạm y tế xã được xây dựng bằng gạch ngói kiên cố.

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 77 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)