Giải pháp về tiêu thụ

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 117 - 129)

Chương 3. Giải pháp phát triển sản xuất cây cao su ở huyện Sa Thầy

3.2. Một số giải pháp chủ yếu để phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện Sa Thầy

3.2.7. Giải pháp về tiêu thụ

Hầu hết các hộ được điều tra đều không thấy gặp khó khăn khi tiêu thụ sản phẩm của mình. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy khâu thị trường còn tồn tại những hạn chế cơ bản như: không biết chắc giá cả, phần lớn do tư thương cung cấp khi thu mua...Do vậy cần có những giải pháp cụ thể sau:

- Chính quyền các xã cần phải quan tâm cung cấp thông tin một cách kịp thời đến người dân bằng nhiều cách thức khác nhau như: thông báo qua bảng tin của xã một cách định kỳ, thông qua hệ thống loa phát thanh... để người dân kịp thời nắm bắt các thông tin về thị trường liên quan, từ đó đưa ra các quyết định, các điều chỉnh trong hoạt động sản xuất.

- Đảm bảo chuỗi cung thị trường ổn định từ người sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, tránh tình trạng sản phẩm thu về không có người thu mua, bị ép giá.

- Tổ chức hệ thống phân phối, tổ chức tốt khâu thu mua, mở rộng mối quan hệ với các cơ sở chế biến, các cơ sở tiêu thụ sản phẩm thì không những nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính bản thân tác nhân này mà còn nâng cao được hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của nông hộ.

- Cần có sự liên kết giữa 4 nhà bằng cách Nhà nước tạo cơ chế, chính sách hỗ trợ cho nông dân; Tăng cường mối liên kết giữa nông dân với các nhà khoa học thông qua cơ chế dịch vụ; Cải thiện mối quan hệ với doanh nghiệp theo hướng hai bên cùng có lợi.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình thực hiện đề tài “Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum” chúng tôi đưa ra một số kết luận sau:

Sa Thầy là một huyện miền núi của tỉnh Kon Tum, với điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật và kinh tế xã hội còn nhiều hạn chế. Bên cạnh những khó khăn trên, Sa Thầy cũng có nhiều lợi thế về điều kiện tự nhiên, đất đai, mặt nước để phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng và phong phú.

Cây cao su có mặt trên vùng đất huyện Sa Thầy từ năm 1975 đến nay đã hơn 35 năm, trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm. Song với sự hỗ trợ của các

chương trình Chính phủ và địa phương, khởi nguồn là Chương trình 327 bắt đầu từ năm 1993 và dự án Đa dạng hóa nông nghiệp (2002- 2006) đã làm cho cây cao su có sự phát triển nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng.

Do điều kiện chăm sóc cũng như ảnh hưởng của đất đai, thổ nhưỡng nơi đây nên thời kỳ KTCB của cây cao su kéo dài đến 07 năm với tổng chi phí đầu tư 1ha cho thời kỳ này là 19,8 triệu đồng; năm hoàn vốn hoạt động là năm thứ 8 và với cách quy đổi tất cả các khoản đầu tư của 11 năm về hiện giá tại thời điểm năm 2010, với lãi suất cho vay theo dự án 10,2%/năm thì năm thứ 9 là năm thu hồi vốn đầu tư.

Cây cao su đã thực sự đem lại những chuyển biến sâu sắc trong đời sống của các hộ nông dân, các hộ dần trở nên rất yên tâm và tin tưởng vào hiệu quả mà cây cao su mang lại. Thu nhập chủ yếu của các hộ gia đình là thu nhập từ mủ cao su. Trước đây thu nhập của họ chỉ mang tính thời vụ nhưng bây giờ họ đã có thu nhập hàng ngày và ổn định hơn, bình quân từ 300.000- 800.000 đồng mỗi ngày.

Tình hình tiêu thụ mủ cao su của các hộ nông dân trên địa bàn huyện cũng khá thuận lợi chủ yếu bán cho Thương lái và sau đó được Thương lái ra bán nhập cho công ty cao su và cơ sở chế biến.

Tuy nhiên, Chính quyền huyện cần chú trọng việc nghiên cứu quy hoạch hợp lý và cải thiện cũng như xây dựng hệ thống các con đường liên thôn, liên xã, đường vào các Lô Cao su để phát triển sản xuất Cao su trên địa bàn được ổn định, bền vững và mang lại hiệu quả kinh tế cao trong những năm tiếp theo.

Qua quá trình thực hiện đề tài, nhận thấy được những tồn tại và hạn chế trong việc phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện Sa Thầy tỉnh Kon

Tum, để cây cao su có thể phát triển vững chắc và ngày càng mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, chúng tôi mạnh dạn đề xuất một số kiến nghị sau:

- Tỉnh cần có quy hoạch chi tiết đối với quỹ đất dự kiến phát triển cao su trong thời gian tới, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển cao su.

- Nhà nước cần phải tích cực hoàn thiện các chính sách, chế độ về đầu tư phát triển cây cao su nhằm khuyến khích, động viên nhiều thành phần kinh tế tham gia vào việc phát triển mô hình này một cách có hiệu quả hơn. Vì cây cao su là cây có thời kỳ KTCB khá dài nên thời gian thu hồi vốn chậm do vậy trong hoạt động vay vốn cần có những chính sách phù hợp nhằm tạo điều kiện cho người dân có thể vay vốn một cách nhanh chóng, thuận tiện và sử dụng vốn đúng mục đích trong dài hạn. Các cấp chính quyền tại huyện, xã cần nhanh chóng cấp động giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ để người dân có thể yên tâm trong đầu tư sản xuất.

* Đối với chính quyền huyện Sa Thầy

- Cần có chính sách tuyên truyền, vận động mọi người dân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và kinh tế trang trại trên địa bàn, để làm giàu cho bản thân, gia đình và cộng đồng. Đồng thời, phải có những phương hướng sản xuất phù hợp với điều kiện của địa phương, thực hiện đa dạng hóa trong sản xuất nông nghiệp gắn với những lợi thế so sánh mà vùng có được. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc tiếp cận với các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

- Để mở các lớp tập huấn kỹ thuật cho người dân cần đẩy mạnh công tác khuyến nông, đào tạo các cán bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, khai thác vườn cây cao su theo từng giai đoạn kỹ thuật .

- Cần duy trì và tăng cường công tác giám sát chỉ đạo của tổ công tác cao su và cán bộ nông dân chủ chốt về tình hình chăm sóc và khai thác mủ cao su của người dân để có các biện pháp nhắc nhở kịp thời.

* Đối với hộ trực tiếp trồng cây cao su

Cần phải xác định rõ lợi ích lâu dài mang lại từ cây cao su. Phải xác định vai trò làm chủ thực sự trên diện tích cao su của mình để có thể chủ động đầu tư, nâng cao năng suất và chất lượng vườn cây.

- Chấp hành tốt quy trình kỹ thuật trồng cây cao su và hướng dẫn của cán bộ khuyến nông để vườn cây phát triển tốt cho năng suất mủ ổn định và bền vững. Tăng cường học hỏi kinh nghiệm, trau dồi kiến thức về canh tác cây cao su, kiến thức về thị trường, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật để phục vụ cho hoạt sản xuất kinh doanh của mình.

- Mạnh dạn vay vốn để đầu tư phục vụ nhu cầu sản xuất, mở rộng quy mô, tuy nhiên phải sử dụng đồng vốn hợp lý, hiệu quả và đúng mục đích.

- Thường xuyên nắm bắt thông tin về thị trường, giá cả và bảo quản tốt mủ cao su nhằm giữ vững chất lượng, tạo thương hiệu và đặc trưng mủ ở nơi đây.

- Đẩy mạnh phát triển sản xuất hàng hóa, góp phần thực hiện tốt quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Luôn có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm sản xuất giữa những người dân trồng cao su để hoạt động sản xuất mang lại hiệu quả cao.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Phạm Vân Đình, Trần Văn Đức (2005), Phương pháp phân tích ngành hàng nông nghiệp, Hà Nội.

[2] Trần An Phong, Trần Văn Doãn, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Võ Linh (1997), Tổng quan phát triển ngành cao su Việt Nam thời kỳ 1996 - 2005, HàNội.

[3] Dự án đa dạng hoá nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và PTNT (2004), Hướng dẫn về phát triển cao su tiểu điền trong Dự án đa dạng hoá nông nghiệp, Hà Nội.

[4] Phòng phân tích SHS (2008), Báo cáo phân tích ngành cao su tự nhiên.

[5] Viện chính sách và chiến lược phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2007), Hồ sơ ngành hàng cao su Việt Nam, Hà Nội.

[6] Sở Kế hoạch và đầu tư Kon Tum (2006), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm (2006 - 2010) tỉnh Kon Tum.

[7] Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kon Tum (2003), Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng Vật Nuôi tỉnh Kon Tum đến 2010.

[8] Trường Đại học Kinh tế quốc dân (1999), Kinh tế Phát triển, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[9] Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, Tập đoàn cao su Việt Nam (2007), Báo cáo chuyên đề: Tiềm năng phát triển cây cao su, Hà Nội.

[10] Viện Nghiên cứu cao su Việt Nam, Tập đoàn cao su Việt Nam (2007), Báo cáo chuyên đề: Quan niệm và vai trò vị trí của cây cao su, Hà Nội.

[11] Nguyễn Quốc Chỉnh, Nguyễn Mạnh Hải (2001), Báo cáo nền Tổng quan ngành hàng cao su của Việt Nam.

[12] Nguyễn Mạnh Hải, Nguyễn Quốc Chỉnh, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Báo cáo Tổng quan tài liệu ngành hàng cao su, Hà Nội.

[13] Nguyễn Mạnh Hải (2003), Báo cáo cao su năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

[14] Nguyễn Mạnh Hải (2004), Báo cáo cao su năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

[15] Nguyễn Mạnh Hải (2005), Báo cáo cao su năm 2005, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hà Nội.

[16] Nguyễn Quang Hòa (2008), Phân tích ngành hàng cao su trên địa bàn tỉnh Kon Tum, Luận văn thạc sỹ kinh tế, Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

[17] Trần Đức Viên (2008), Phát triển bền vững ngành cao su Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế, Trường Đại học Nông nghiệp I, Hà Nội.

[18] Website của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam, http://vnrubergroup.com.

[19] Website Hiệp hội cao su Việt Nam, http:// www.vra.com.vn

[20] Website Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://www.mard.gov.vn.

[21] Cổng thông tin điện tử, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://www.agroviet.gov.vn.

[22] Website Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, http://www. ipsard.gov.vn

Tiếng Anh

[23] Website Tổ chức nghiên cứu cao su thế giới (IRSG), http://www.rubberstudy.com.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su Việt Nam từ 1996 - 2006 Năm Tổng diện tích DT khai thác Sản lượng Năng suất 1980 87.7 58.5 41.1 7.03 1981 85.0 60.8 43.5 7.15 1982 94.0 60.8 46.0 7.57 1983 115.2 62.9 47.2 7.50 1984 148.2 62.6 47.2 7.54 1985 180.2 63.7 47.9 7.53 1986 202.1 65.9 50.1 7.60 1987 203.7 65.9 51.7 7.85 1988 210.5 64.9 49.7 7.66 1989 215.6 69.4 50.6 7.29 1990 221.7 81.1 57.9 7.14 1991 220.6 89.9 64.6 7.19 1992 212.4 87.3 67 7.67 1993 242.4 123.8 96.9 7.83 1994 258.4 137.6 128.8 9.36 1995 278.4 146.9 124.7 8.49 1996 254.2 161.9 142.5 8.80 1997 347.5 173.1 186.5 10.77 1998 382.0 193.4 193.5 10.01 1999 394.9 202.7 248.7 12.27 2000 412.0 238.0 290.8 12.22 2001 415.8 240.6 312.6 12.99 2002 428.8 243.7 331.4 13.60 2003 440.8 266.7 363.5 13.63 2004 454.1 293.4 419 14.28 2005 480.2 325.4 468.6 14.40 2006 516.1 356.5 553.5 15.52

Phụ lục 2. Chi phí đầu tư 01 ha cao su kinh doanh huyện Sa Thầy

Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10

Giống 2,500.0

Vật tư - 327.0 246.0 283.0 321.0 421.0 243.0 83.0 55.0 68.0

Thuốc xịt cỏ - 261.0 134.0 198.0 524.0 32.0 54.0 26.0 9.0 15.0

Thuốc BVTV - 54.0 18.0 69.0 548.0 325.0 25.0 41.0 30.0 41.0

Hoá chất kích thích - 12.0 94.0 16.0 78.0 - - 16.0 16.0 12.0

Phân bón 4,080.0 2,387.0 1,835.0 2,345.0 2,345.0 2,345.0 2,345.0 1,964.5 1,964.5 1,964.5 Lao động 2,165.0 1,589.0 1,770.0 1,770.0 1,770.0 1,770.0 1,770.0

Công cụ dụng cụ 234.0 117.0 - - - 120.0 - - - -

Dịch vụ mua ngoài 1,245.0 140.0 160.0 145.0 156.0 162.0 - - - -

Tổng chi phí 10,224.0 4,560.0 4,011.0 4,543.0 4,592.0 4,818.0 4,358.0 2,047.5 2,019.5 2,032.5

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial versionGIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer

Full version can be ordered from http://www.girdac.com/Products/Buy.htm

Phụ lục 3. Chi phí đầu tư 01 ha cao su kinh doanh huyện Sa Thầy (tt)

Năm 11 Năm 12 Năm 13 Năm 14 Năm 15 Năm 16 Năm 17 Năm 18 Năm 19

Giống

Vật tư 22.0 140.0 72.0 80.0 77.0 83.0 92.0 111.0 100.0

Thuốc xịt cỏ - 64.0 72.0 34.0 34.0 37.0 42.0 46.0 41.0

Thuốc BVTV 10.0 76.0 - 40.0 38.0 41.0 44.0 57.0 51.0

Hoá chất kích thích 12.0 - - 6.0 5.0 5.0 6.0 8.0 8.0

Phân bón 1,964.5 1,964.5 1,964.5 1,964.5 1,964.5 1,964.5 1,964.5 2,107.0 2,107.0 Lao động

Công cụ dụng cụ - - - - - - -

Dịch vụ mua ngoài 114.0 - - - - 87.0 - - -

Tổng chi phí 2,100.5 2,104.5 2,036.5 2,044.5 2,041.5 2,134.5 2,056.5 2,218.0 2,207.0

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial versionGIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer

Full version can be ordered from http://www.girdac.com/Products/Buy.htm

Phụ lục 4: Phiếu điều tra tình hình sản xuất cao su các hộ ở Sa Thầy

I. THÔNG TIN CHUNG

1. Họ và tên chủ hộ: ...

2. Đối tượng khảo sát là chủ hộ: □ (Đúng đánh số 1, sai đánh số 0) 3. Thành phần dân tộc của chủ hộ: □ (Kinh 1, Thiểu số 0)

4. Giới tính của chủ hộ: □ (Nam 1, Nữ 0). Tuổi: ………

5. Trình độ học vấn: ………

6. Xã: ………

7. Số nhân khẩu của hộ: .……… người 8. Số lao động trong hộ: ……… người

□ Có việc làm □ Thất nghiệp □ Mất khả năng lao động 9. Nghề nghiệp của chủ hộ:

□ Nông nghiệp □ Nghề khác □ Không nghề gì II. ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CỦA HỘ

10. Diện tích đất nông nghiệp và các loại đất khác: ………. ha 11. Diện tích đất trồng cây cao su: ……….. ha

12. Diện tích đất trồng lúa: ……….. ha

13. Diện tích đất trồng cây khác: ……….. ha

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 117 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)