Kinh nghiệm sản xuất cây cao su ở các địa phương

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 36 - 43)

Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển cây cao su

1.4. Kinh nghiệm sản xuất cây cao su ở các địa phương

1.4.1. Mô hình trồng xen lạc với cao su tiểu điền ở huyện Đức Cơ tỉnh Gia Lai

Đức Cơ là một huyện biên giới phía tây của tỉnh Gia Lai, có diện tích đất nông nghiệp 33.458 ha/71.720 ha đất tự nhiên. T rong đó đất đồi núi, khô hạn chiếm phần lớn diện tích đất nông nghiệp. Điều kiện tự nhiên, tiềm năng đất đai rất phù hợp với việc phát triển cây cao su. Đa phần diện tích trồng mới cao su tiểu điền trên địa bàn huyện là đất đồi với độ dốc 10-15 độ, nên dễ bị xói mòn về mùa mưa, làm cho đất dễ bị thoái hóa. Thời gian qua do giá sắn cao đã thu hút người dân đổ xô vào trồng sắn. Cây sắn chỉ cho thu nhập cao ở vài ba năm đầu nếu không đầu tư đất sẽ bị bạc màu nên những năm sau đó chính cây sắn cũng không phát triển được chứ chưa nói trồng cây trồng khác. Vì vậy việc trồng xen cây họ đậu nhằm khôi phục lại chất lượng đất và tăng thu nhập cho người dân trong thời gian đầu cây cao su chưa cho thu hoạch là rất cần thiết.

Cây cao su trong thời gian này chưa có tán, rễ ăn sâu, còn lạc là cây có rễ ăn nông nên lạc có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt, cho năng suất vài tấn trên một ha. Lạc thu hoạch xong bà con còn có thể trồng xen thêm cây bắp và cây trồng khác để luân canh. Hiệu quả thu được từ mô hình trồng xen lạc với cao su có thu nhập thêm hơn 10 triệu đồng/ha/năm, ngoài ra còn tiết kiệm được công làm cỏ, xới xáo đất cho cao su, cây lạc còn có tác dụng tích cực trong việc bảo vệ đất đai, chống xói mòn, rửa trôi đất trong mùa mưa. Sau khi thu hoạch lạc, chân đất đã được bổ sung một lượng mùn đáng kể nhờ có xác của cây lạc. Rễ lạc có nốt sần cố định đạm góp phần hạn chế sự thoái hoá của đất…

29

Mô hình trồng lạc xen với cao su của gia đình anh Nguyễn Văn Thông tại thôn Đức Hưng, xã Ia Nan. Một vườn cao su trồng năm thứ 2 cao quá đầu người, xen giữa hai hàng cây cao su là lạc. Anh Thông cho biết: Năm nay được mùa lạc nên ai cũng phấn khởi. Được cán bộ kỹ thuật ở phòng Kinh tế huyện về hướng dẫn, cấp giống, tạo điều kiện trong năm đầu để các gia đình có thu nhập thêm và từ đó mạnh dạn chuyển đổi các khu đất trồng sắn sang trồng cao su. Nhiều hộ đã thu hoạch lạc xong, có hộ bán được hơn 20 triệu đồng.

Rõ ràng trồng xen lạc với cây cao su mang lại nhiều lợi ích, hơn thế đã thay đổi tập quán canh tác độc canh, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp bền vững. Từ đó huyện đã vận động nhân dân chuyển đổi diện tích trồng sắn sang trồng cao su nên đã giảm diện tích trồng sắn xuống 1.000 ha so với năm 2006.

1.4.2. Mô hình trồng cây cao su tiểu điền ở Quảng Bình

T rong những năm gần đây, mô hình trồng cây cao su tiểu điền ở thị trấn Nông trường Việt Trung, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã phát triển mạnh, đem lại cuộc sống ấm no cho bà con nông dân. Điển hình có anh Bế Văn Mai là một trong những tấm gương đi đầu trong phong trào trồng cao su tiểu điền trên vùng đất này.

T rước đây, thị trấn Nông trường Việt Trung là một vùng đất đồi hoang dại, đất cằn đá sỏi, còn ẩn chứa nhiều bom đạn chiến tranh để lại. Người dân nơi đây không biết trồng cây gì để mưu sinh, khai hoang đất rừng thì sợ bom đạn gây nguy hiểm đến tính mạng, nên kinh tế chậm phát triển, đời sống gặp nhiều khó khăn. Vào đầu năm 1994, khi dự án 327 được triển khai tại thị trấn, lãnh đạo chính quyền địa phương đã đi “gõ cửa” từng hộ gia đình, vận động bà con trồng rừng phát triển kinh tế. Nhờ sự động viên nhiệt tình của Hội Nông dân thị trấn và của Công ty Cao su Việt T rung, cùng với sự quyết tâm

30

làm giàu, anh Bế Văn Mai đã mạnh dạn nhận 14 ha đất đồi để trồng rừng phát triển kinh tế.

Được sự tư vấn của cán bộ kỹ thuật, nhận thấy loại đất ở vùng này là đất đỏ ba zan, rất phù hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê và cây hồ tiêu, trong vòng 2 năm, anh Mai đã tự tay khai hoang vỡ đất, đào hố trồng cây cao su. Mừng vì đã trồng được cao su, nhưng lại đến nỗi lo vì trong tay đã hết vốn, vì cao su là loại cây công nghiệp dài ngày, sau khoảng từ 8-9 năm mới cho thu hoạch. Vốn không có, hệ thống tưới tiêu cũng không, nhìn vườn cao su đang trong tình trạng cằn cỗi, anh không biết trồng xen cây gì giữa vườn cao su để ngăn cỏ dại xâm nhập. Anh Mai cố công tìm tòi, học hỏi. Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, anh Mai tiếp tục vay vốn trồng thêm dưa hấu xen giữa cao su để “lấy ngắn nuôi dài”. T rải qua 4 tháng vật lộn cùng mưa nắng, cây dưa hấu phù hợp với vùng đất, cho quả to, tròn và ngọt, nên tiêu thụ rất nhanh. Vụ dưa ấy, gia đình anh thu nhập được hơn 20 triệu đồng. Lãi từ dưa hấu, anh tiếp tục đầu tư mua xe công nông để vận chuyển hàng hóa.

Thấy được tính ưu việt của cây dưa hấu, anh kêu gọi bà con lố i xóm tận dụng đất vườn hoang cùng trồng dưa. Giờ đây cây dưa đã thực sự đem lại cuộc sống ấm no cho bà con, giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động trong mùa vụ. Nhiều thanh niên trong làng thôi chặt phá rừng, về học tập anh Mai cách trồng dưa. Nhiều gia đình không chỉ có tiền nuôi con cái ăn học mà còn mua sắm đầy đủ tiện nghi sinh hoạt… nhờ cây dưa hấu. “T iếng lành đồn xa”, hiện nay, dưa hấu trên vùng đất này là thứ trái cây “đặc sản” đã chiếm lĩnh được thị trường trong nước. Niềm vui nhân lên gấp bội vì anh đã giúp đỡ được bà con phát triển kinh tế. Song, điều mà anh tâm đắc nhất là cây dưa không chỉ giúp tăng thu nhập cho gia đình mà còn có tác dụng làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì nhiêu trong đất, giúp cho cây cao su tăng trưởng và phát triển

31

tốt, giảm rất nhiều chi phí trong quá trình chăm sóc. Trải qua bao nỗi thăng trầm, hiện nay vườn cao su của anh Mai đã chính thức đi vào khai thác. Mỗi năm tổng thu nhập của gia đình anh khoảng trên dưới 1 tỷ đồng từ cao su. Từ một anh nông dân nghèo đi lên từ hai bàn tay trắng, nay anh đã xây dựng ngôi nhà khang trang với đầy đủ tiện nghi sinh hoạt đắt tiền và đặc biệt có đủ điều kiện đầu tư cho con cái đi du học nước ngoài. Với ý chí và quyết tâm của mình, anh Bế Văn Mai đã khai hoang, trồng rừng phát triển kinh tế, làm giàu từ đôi bàn tay của mình. Đó là một tấm gương sáng để những nông dân các địa phương noi theo, vươn lên làm kinh tế.

1.4.3. Kinh nghiệm ở các tỉnh miền núi phía Bắc

Phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã và đang được Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cùng các tỉnh ở khu vực này quan tâm triển khai trong 5 năm gần đây. Đây là vấn đề mới đối với khu vực chưa có nhiều kinh nghiệm cả về khoa học và tổ chức sản xuất.

Khu vực miền núi phía Bắc có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tương đối khác biệt so với những vùng trồng cao su truyền thống ở Việt Nam như Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Phát triển cây cao su ở đây có một số khó khăn và thách thức nhất định như: Có mùa đông lạnh, trong khi cao su là cây nhiệt đới ưa ấm, địa hình phức tạp, đất đai chia cắt giữa các tiểu vùng, điều kiện cơ sở hạ tầng khó khăn, trình độ sản xuất nông nghiệp còn thấp, nguồn lực đầu tư tại chỗ hạn chế, kinh nghiệm phát triển cao su trong vùng còn ít cả về khoa học kỹ thuật và tổ chức sản xuất. Tuy nhiên, phát triển cao su ở vùng Tây Bắc cũng có những thuận lợi như: Quỹ đất còn tương đối lớn, nguồn lao động tại chỗ khá dồi dào, cây cao su chưa phải cạnh tranh gay gắt với cây trồng khác, vùng miền núi phía Bắc tiếp giáp với T rung Quốc là thị trường tiêu thụ cao su thiên nhiên lớn nhất của Việt Nam…

32

T rong 5 năm qua từ 2006 - 2010, cây cao su ở miền núi phía Bắc đã được trồng thử nghiệm, từng bước phát triển và đạt được một số kết quả có tính chất tiền đề, đồng thời cũng xuất hiện một số vấn đề cần rút kinh nghiệm để đảm bảo sự phát triển cao su bền vững trong thời gian tới. Đến hết năm 2010, diện tích cao su trồng mới ở các tỉnh miền núi phía Bắc đạt được gồm:

Vùng Tây Bắc hiện đạt xấp xỉ 15.000 ha (chiếm 88% diện tích cao su toàn vùng miền núi phía Bắc), bình quân từ 2008 - 2010 mỗi năm trồng khoảng 5.000 ha, trong đó Lai Châu có tới 6.120 ha, Sơn La là 5.447 ha. Vùng Đông Bắc bắt đầu phát triển từ năm 2009, đến nay đạt xấp xỉ 2.000 ha, bình quân trong hai năm 2009 - 2010 mỗi năm trồng mới 1.000 ha, trong đó tỉnh Hà Giang có diện tích lớn nhất gần 1.160 ha.

Đối với việc quy hoạch và trồng cao su ở khu vực miền núi phía Bắc, bên cạnh các yếu tố như năng suất, chất lượng mủ, khả năng kháng bệnh, tốc độ sinh trưởng… thì chịu lạnh là yếu tố được đánh giá có ý nghĩa quan trọng hàng đầu. Chính vì đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu của vùng này thường có rét đậm, rét hại nên các loại giống cao su có khả năng chịu lạnh kém không thích ứng được. T rong các đợt rét đậm, rét hại lịch sử đầu năm 2008, vụ Đông- Xuân 2010 - 2011, rét đậm đã gây thiệt hại đáng kể cho sản xuất nông nghiệp các tỉnh miền Bắc, trong đó có diện tích cao su đã trồng ở miền núi phía Bắc.

Bình quân diện tích cao su bị hại ở 3 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu là khoảng 5,1%, còn đối với 4 tỉnh vùng Đông Bắc do nằm ở phía Đông Bắc của dãy Hoàng Liên Sơn nên chịu ảnh hưởng cường độ rét đậm, rét hại cao hơn nên mức độ thiệt hại là khá cao, tới 80,7%.

Qua thực tiễn, cao su phát triển tốt và hiệu quả ở 3 tỉnh Tây Bắc do các tỉnh này nằm ở phía Tây Nam của dãy Hoàng Liên Sơn nên cường độ rét thấp hơn so với vùng Đông Bắc. Chính do tầm quan trọng này nên trong 5 năm qua, việc tìm tòi và nghiên cứu giống cao su có khả năng chịu lạnh tốt đã

33

được Viện Khoa học kỹ thuật Nông Lâm nghiệp miền núi phía Bắc thực hiện, khảo sát đánh giá trên thực tiễn ở các tỉnh Tây Bắc và Đông Bắc. Qua sàng lọc và thử nghiệm, hai loại giống cao su VN 77-2 và VN 77-4 được nhập từ Trung Quốc tỏ ra có khả năng chịu lạnh tốt hơn hẳn so với các loại giống khác cùng được trồng, hai giống cao su này đã được Hội đồng nghiệm thu đánh giá cao và đồng ý công nhận là phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu ở miền núi phía Bắc, bước đầu cho phép chính thức triển khai ươm giống và trồng đại trà.

Hy vọng với sự chủ động phối hợp, tìm tòi nghiên cứu, cây cao su sẽ phát triển ở khu vực miền núi phía Bắc, góp phần giải quyết công ăn việc làm, phát triển kinh tế-xã cho người dân nơi đây như mong muốn của Chính phủ.

1.4.4. Một số bài học kinh nghiệm rút ra

Từ kinh nghiệm của các địa phương như đã trình bày ở trên, có thể rút ra một số bài học bổ ích cho huyện Sa Thầy như sau:

- Một là: Việc lựa chọn giống cây trồng trong sản xuất cao su phải căn cứ vào điều kiện đất đai, khí hậu và trình độ thâm canh. Thực tế cho thấy qua quá trình phát triển cây cao su ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã lựa chọn được các giống cây cao su phù hợp với tính chất đất, khả năng chịu lạnh tốt của các tỉnh trung du, đó là giống VN 77-2 và VN 77-4.

- Hai là: Bà con nông dân cần học tấp tốt các mô hình trồng xen canh cây cao su với một số cây trồng ngắn ngày như sắn, lạc, dưa... việc trồng xen canh cây cao su với cây trồng khác góp phần làm tăng thêm thu nhập cho bà con, tiết kiệm được chi phí làm cỏ cũng như giảm được một lượng phân bón đáng kể.

- Ba là: Để phát triển sản xuất cây cao su, việc đầu tư hợp lý đối với cây cao su trên từng loại đất, từng loại hộ … có ý nghĩa rất lớn trong việc nâng cao hiệu quả kinh tế. Vốn đầu tư trong quá trình sản xuất phải đảm bảo tốt để

34

thực hiện các khâu của quá trình từ trồng mới, chăm sóc đến thu hoạch cây cao su, mức đầu tư thấp sẽ làm giảm chất lượng vườn cây. Vì vậy, để tăng hiệu quả sản xuất từ các vườn cây cao su của hộ gia đình, tìm cách huy động vốn như tranh thủ các nguồn vốn của Nhà nước, nguồn vốn của các dự án và một số nguồn vốn khác nhằm đảm bảo mức đầu tư hợp lý để mang lạ i h iệu quả kinh tế cao hơn.

- Bốn là: Muốn phát triển sản xuất cây cao su một cách bền vững, các cơ quan ban ngành có chức năng cần quy hoạch vùng trồng cao su hợp lý và mạng lưới sơ chế cao su ở địa phương để đảm bảo vùng nguyên liệu cho nhà máy. Đồng thời sản xuất chủng loại cao su nguyên liệu theo nhu cầu thị trường, qua đó hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng cao su thiên nhiên sơ chế, tiến đến các lô hàng sản xuất và xuất khẩu phải đính kèm giấy chứng nhận kiểm phẩm, sản xuất các chủng loại cao su theo nhu cầu của thị trường.

- Năm là: Sự hỗ trợ của Nhà nước về kỹ thuật, nhất là kỹ thuật trồng mới. Kỹ thuật thâm canh là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm cho sự phát triển bền vững của sản xuất cây cao su. Để các hộ sản xuất sớm nắm bắt và làm chủ kỹ thuật sản xuất cần có sự phối hợp chặt chẽ của cơ quan nghiên cứu, khảo nghiệm và công tác tập huấn, phổ biến phù hợp.

35

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 36 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)