Chương 2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện
2.2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện Sa Thầy
2.2.1. Diện tích, sản lượng, năng suất cao su trên địa bà n huyện Sa Thầy
Sau ngày giải phóng đất nước cây cao su được du nhập và trồng thử nghiệm lần đầu tiên ở huyện Sa Thầy vào năm 1975 với quy mô và diện tích nhỏ lẻ, phân tán, tỷ lệ cây sống ít, năng suất mủ thấp. Mãi đến những năm 80 cây cao su trên địa bàn huyện Sa Thầy vẫn chưa khẳng định được vị trí và hiệu quả mà nó mang lại nên cao su tiểu điền chưa thực sự tham gia vào quá trình sản xuất trên địa bàn huyện, việc sản xuất chủ yếu được thực hiện thông qua một số công ty cao su trên địa bàn tỉnh như Công ty Cao Su Kon Tum.
Sau những năm 90 khi Nhà nước có chủ trương cho nhân dân được vay vốn từ chương trình phủ xanh nhanh đất trống, đồi núi trọc của Chương trình 327 để phát triển trồng cao su… khi đó mới bắt đầu có vườn cây cao su nhân dân, vị trí cây cao su trên địa bàn huyện Sa Thầy đã dần được khẳng định nên
50
người dân mới bắt đầu chú trọng vào việc trồng cao su.
Vào thời điểm tiếp theo, do nhận thức của người dân về hiệu quả cây trồng chưa cao, nên địa phương hết sức khó khăn trong việc chăm sóc, quản lý và mở rộng diện tích vườn cây. Bên cạnh đó những năm của thời kỳ 95-96 bà con nhận thấy một số cây trồng có thời gian đầu tư ngắn mang lại h iệu quả mau lẹ cùng với cây cà phê được giá một số bà con thiếu kiên nhẫn đã chặt bỏ cây cao su chuyển sang trồng cà phê hoặc một số cây ngắn ngày như sắn, ngô, khoai... Do vậy, diện tích cao su toàn huyện Sa Thầy giảm xuống đáng kể chỉ còn 531 ha.
Bảng 2.4: Diện tích cao su của huyện Sa Thầy giai đoạn 2001-2005 Năm Tổng diện tích
(ha)
Cao su quốc doanh (ha)
Cao su tiểu điền (ha)
2001 2.068 1.533 535
2002 2.860 2.033 827
2003 3.352 2.333 1.019
2004 3.789 2.557 1.232
2005 4.277 2.785 1.492
Nguồn: UBND huyện Sa Thầy Hiện nay cây cao su đang là cây trồng được xác định là cây mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh. Đến năm 2010 diện tích cao su đạt trên 40.000 ha địa bàn toàn tỉnh. Cùng với việc mở rộng diện tích cây cao su trên đại bàn tỉnh, huyện Sa Thầy những năm gần đây cây cao su cũng đã được khẳng định, nhờ giá mủ tăng cao đã kích thích nông dân quan tâm chú trọng phát triển, đã chuyển đổi một phần diện tích cây cây trồng kém hiệu quả như: Chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa rẫy, sắn và một số diện tích cây trồng hàng năm khác không hiệu quả khoảng 1.500- 2.000 ha sang trồng cây cao su. Chính vì vậy mà diện tích cây cao su trong những năm qua tăng rất nhanh. Theo số liệu thống kê năm 2002 diện tích cây cao su trên địa bàn
51
huyện là cây 2.860 ha thì đến năm 2005 là 4.277 ha, trong đó diện tích cao su quốc doanh là 2.785,5ha (diện tích kinh doanh 60 ha), cao su tiểu điền là 1.491,5 ha (diện tích kinh doanh 83 ha).
Tốc độ phát triển bình quân diện tích cao su trên địa bàn qua 5 năm từ 2001- 2005 khoảng 20%, tăng 2.209 ha, tập trung ở các xã: Mô Rai, Sa Sơn, Sa Nhơn, Rời Kơi…
Diện tích cao su của các nông trường quốc doanh chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 65% diện tích cao su toàn huyện. Diện tích cây cao su tiểu điền chiếm 35%, phân bố ở các xã có người Kinh sinh sống, chủ yếu là các trang trại trồng cây lâu năm, một số xã có diện tích cao su tiểu điền lớn như: Sa Nhơn 868,5 ha, Sa Sơn 353,5 ha, Ya Ly 103 ha….
Bảng 2.5: Diện tích cao su tại các xã, thị trấn của huyện Sa Thầy TT Tên xã, thị
trấn
Diện tích
(ha) Cao su quốc doanh (ha)
Cao su tiểu điền (ha)
1 Thị Trấn 104 96 8
2 Sa Nghĩa 94 20 74
3 Sa Bình 23 0 22,6
4 Sa Sơn 938 584 353,5
5 Sa Nhơn 868 0 868,3
6 Ya Xiêr 18 0 18
7 Ya Ly 103 0 103
8 Ya Tăng 0 0 0
9 Rờ Kơi 440 396 44,1
10 Mô Rai 1.689 1.689 0
11 Hơ Moong 0 0 0
Tổng 4.277 2.785,3 1.491.5
Nguồn: UBND huyện Sa Thầy
52
T rong giai đoạn 2006-2010 bà con nông dân đã nhận thức được giá trị kinh tế mà cây cao su mang lại, một số hộ trở nên giàu có nhờ cao su. Chính vì vậy diện tích cao su tiểu điền trong gia i đoạn này tăng lên đáng kể. Năm 2005 diện tích cao su của huyện là 4.277 ha thì đến năm 2010 con số này lên đến 10.683 ha. Bên cạnh đó bà con bắt đầu chú trọng đến khâu giống và công tác kỹ thuật hơn, công tác trồng mới, chăm sóc được nhân dân quan tâm đầu tư thâm canh, thực hiện đúng qui trình kỹ thuật, cây giống đảm bảo yêu cầu nên chất lượng vườn cây được nâng lên. Công tác chọn giống cũng được bàn con quan tâm hàng đầu.
Bảng 2.6: Diện tích, sản lượng và năng suất cao su huyện Sa Thầy Năm Diện tích (ha) Sản lượng (tấn) Nă ng suất (tạ/ha)
2006 5.169 250 4,9
2007 6.074 521 6,8
2008 7.561 1.088 9,3
2009 10.683 2.730 9,7
2010 14.990 4.096 10,3
Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kon Tum
* Các giống cao su:
T rước năm 2000, công tác giống cao su chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, chủ yếu sử dụng các giống phổ biến như PB235 (chiếm tỷ lệ hơn 80%);
GT1 (8%); VM515 (1,6%)…
Từ năm 2000 đến nay, một số giống cây mới có tiềm năng về năng suất kể cả mủ và gỗ đã được bổ sung, nâng tỷ lệ cơ cấu giống mới từ 10-15% như giống PB260, RRIV3, RRIV4… có thể đạt năng suất bình quân trong 4-5 năm đầu khai thác từ 0,9-1 tấn mủ khô/ha/năm và từ năm thứ 6 trở đi có thể đạt từ 1,3 - 1,7 tấn mủ khô/ha/năm.
53
Việc sử dụng giống chất lượng cao chưa được đề cập, chủ yếu giống PB235 trong khi đó một số giống khác cũng cho năng suất cao, chất lượng mủ cũng khá tốt, ít bị sâu bệnh như: Giống VM551, PB260,PRIM 600… song chiếm tỷ lệ rất thấp.
* Năng suất các vườn cây:
Năng suất vườn cây cao su kinh doanh của các lâm trường trên địa bàn khoảng 1,2 tấn mủ khô/ha/năm, năng suất vườn cây cao su nhân dân khoảng 1,5-1,8 tấn/ha/năm. Năng suất này còn ở mức thấp do các vườn cây tuổi còn nhỏ chưa đến thời kỳ cho năng suất cao. Muốn nâng cao hiệu qủa của các vườn cây cao su, cần phải quan tâm đến công tác giống và kỹ thuật chăm sóc.
Trong những năm tới cần phải có định hướng lựa chọn những giống mới có năng suất cao hơn để thay thế những giống cũ, đồng thời tăng cường công tác tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc, khai thác nhằm nâng cao năng suất cao su trên địa bàn huyện.
* Tình hình tiêu thụ mủ:
Những năm gần đây tình hình tiêu thụ mủ cao su tương đối thuận lợi, sản phẩm thu hoạch từ cao su được tiêu thụ từ nhiều dạng: mủ nước, mủ đánh đông, mủ tạp …
Cao su tiểu điền chủ yếu bán cho các nhà máy chế biến tư nhân, các tư thương mua sản phẩm mủ đánh đông, mủ tạp, để chuyển đi tiêu thụ ở các tỉnh. Các doanh nghiệp nhà nước đóng trên địa bàn tỉnh Kon Tum mua mủ cao su của nhân dân để chế biến số lượng rất hạn chế.
Từ thực trạng nêu trên, việc phát triển cây cao su tiểu điền còn mang tính tự phát, chưa ngang tầm điều kiện của huyện (đất đai, lao động . . .). Nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về chuyển dịch cơ cấu cây trồng; tạo điều kiện bà con nông dân, vùng đồng bào dân tộc ổn định đời sống vật chất và tinh thần; phát huy tối đa lợi thế về đất đai, lao động; từng bước đẩy mạnh công
54
nghiệp hoá hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, cần có giải pháp cụ thể để thúc đẩy phát triển cây cao su tiểu điền trên địa bàn huyện.