Chương 2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản xuất cao su của huyện Sa Thầy
2.3.5. Điều kiện sản xuất củ a các nông hộ
2.3.5.1. Tổ chức sản xuất
Đa dạng hóa nông nghiệp là chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta. Sản xuất cao su phải được tiến hành trên quy mô tương đối lớn. Do vậy, việc quy hoạch, nghiên cứu tổ chức sản xuất để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế đất đai của từng vùng là rất quan trọng trong điều kiện đất đai có hạn như hiện nay.
Ngoài ra, vấn đề bố trí sản xuất cũng mang ý nghĩa hết sức to lớn. Sản phẩm chính của cây cao su là mủ cao su, yêu cầu mủ nước sau khi khai thác ở vườn cây cần phải đưa nhanh đến nhà máy chế biến. Do vậy, bố trí sản xuất trồng cao su phân tán sẽ làm giảm chất lượng mủ trong quá trình vận chuyển, đồng thời sẽ làm tăng chi phí vận chuyển.
Quá trình sản xuất cao su là quá trình sản xuất có trình độ chuyên môn hóa cao, mang cả đặc điểm của sản xuất nông nghiệp và công nghiệp với quy trình kỹ thuật canh tác và công nghệ chế biến phức tạp nên việc bố trí, quản lý lại càng quan trọng trong sản xuất kinh doanh.
2.3.5.2. Quy mô diện tích đất
Qua điều tra chúng tôi thấy rằng quy mô diện tích trồng cao su của các hộ gia đình không lớn, trung bình 1,5 ha. Trong đó số hộ có diện tích 1 ha rất nhiều do lúc dự án triển khai người dân chưa thực sự tin tưởng vào hiệu quả cây cao su mang lại nên không dám nhận nhiều đất. Số hộ có diện tích từ 3 ha trở lên chiếm tỷ trọng ít, nhưng lại không tập trung mà phân tán nhỏ lẻ, điều này gây khó khăn trong việc chăm sóc, khai thác và quản lý vườn cây. Thực tế, trung bình cứ 50 hộ có diện tích trên 3 ha thì chỉ có 5 hộ là có diện tích tập trung. Với diện tích như vậy việc xây dựng các con đường lên Lô cũng gặp rất nhiều trở ngại và khó quy hoạch. Hiện nay, khi người dân đã thấy được hiệu quả của cây cao su mang lại thì quỹ đất trên địa bàn huyện có giảm mạnh do chuyển sang trồng rừng theo các dự án hoặc cấp đất cho các công ty nhà nước hoặc tư nhân.
2.3.5.3. Năng lực về vốn
Vốn là yếu tố có tính chất gần như quyết định đến khả năng đầu tư cho vườn cây của các nông hộ. Qua điều tra, chúng tôi thấy rằng hầu hết người dân trên địa bàn huyện Sa Thầy đều có năng lực về vốn rất hạn chế, họ trông chờ vào sự hỗ trợ từ phía các dự án. Việc huy động và sử dụng vốn của người dân cũng có nhiều vấn đề:
Các hộ trồng cao su theo chương trình 327CT của Chính phủ, chương trình có chính sách cho người dân vay vốn theo hàng năm, trả lãi rất rõ ràng khoảng 0,5%/tháng. Tuy nhiên, yêu cầu đặt ra cho các hộ khi tiến hành vay vốn phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng khâu này giải quyết còn chậm. Do đó, khi người dân tiến hành trồng mới cao su mà vẫn chưa có được nguồn vốn nào, chủ yếu sử dụng nguồn vốn tự có và vay mượn bạn bè, người thân.
Từ năm 2002, dự án Đa dạng hóa nông nghiệp trên địa bàn cũng tiến hành cho vay để phát triển mô hình cao su tiểu điền với mức lãi suất 0,85%/ tháng với thời hạn vay 7- 8 năm. Tuy nhiên, việc giải ngân cho người dân tiến hành rất chậm, mỗi lần khoảng 1 triệu/ha (02 lần/ năm), bên cạnh đó giả cả vật tư tăng cao không đủ để đầu tư tốt cho vườn cây. Điều này về lâu dài sẽ gây ảnh hưởng đến năng suất và tuổi thọ của vườn cây tại địa bàn chúng tôi nghiên cứu.
2.3.5.4. Trình độ chuyên môn
Kỹ thuật canh tác cây cao su tuy khá đơn giản nhưng nếu thực hiện không đúng kỹ thuật thì sản lượng khai thác sẽ không cao, đôi khi còn làm ảnh hưởng không tốt đến chất lượng vườn cây trong suốt thời kỳ kinh doanh. Đây cũng là nguyên nhân chính làm năng suất của hầu hết các vườn cây cao su tiểu điền thường thấp hơn các mô hình sản xuất cao su khác. Khi đưa chương trình “phủ xanh đất trống đồi núi trọc” và dự án “Đa dạng hóa nông nghiệp” đến với vùng đất Sa Thầy, đã có nhiều lớp tập huấn kỹ thuật được tổ chức hàng năm nhằm phổ biến và nâng cao hiểu biết và kỹ thuật canh tác cây cao su cho người nông dân.
Với sự quan tâm tuyên truyền của các bộ phận chức năng nên tỷ lệ người dân tham gia tập huấn rất cao (khoảng 97%) và điều này đã phát huy hiệu quả rõ rệt.
Tuy vậy vẫn còn tồn tại một số hộ canh tác thiếu kiến thức khoa học, không đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng vườn cây.
Việc tiếp cận đến kỹ thuật trồng và sản xuất cây cao su của người dân trên địa bàn mới chỉ phổ biến từ khi triển khai dự án Đa dạng hoá nông nghiệp (năm 2002), do đó kinh nghiệm và trình độ chuyên môn còn hạn chế. Mặc dù đã có nhiều lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su đã được tiến hành song hiệu quả mang lại vẫn chưa được như mong muốn, người dân một
số nơi trên địa bàn vẫn xem nhẹ kỹ thuật canh tác vườn cây nên hiệu quả sản xuất vẫn chưa cao.
2.3.5.5. Mức độ đầu tư thâm canh
Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp là việc áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật về di truyền chọn giống cây trồng và vật nuôi, sử dụng phân bón, thuỷ lợi, thuốc trừ sâu, các công cụ cơ giới hóa nhằm làm tăng năng suất, sản lượng cây trồng nông nghiệp và giảm sự tiêu hao sức lao động trên một đơn vị sản phẩm sản xuất ra, đáp ứng ngày càng cao nhu cầu lương thực trong nước và tăng kim ngạch xuất khẩu nông sản.
Với quỹ đất nông nghiệp đang ngày một thu hẹp, tình trạng thiếu nông phẩm hoành hành và sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường như hiện nay thì mức độ thâm canh càng mang ý nghĩa quan trọng hơn. Tuy nhiên bên cạnh việc gia tăng mức độ thâm canh cây trồng cần phải chú trọng đến hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường nhằm phát triển nông nghiệp một cách bền vững.
2.3.5.6. Nhân tố lao động
Lao động là yếu tố cần thiết của mọi quá trình sản xuất. Để tiến hành canh tác cây cao su thì phải đảm bảo về lao động tương đối nhiều và phải ổn định lâu dài. Qua thực tế điều tra chúng tôi nhận thấy lao động của các hộ vẫn còn rất hạn chế về số lượng cũng như chất lượng. Kiến thức canh tác qua từng giai đoạn phát triển cây cao su chưa sâu nên đa số phải thuê lao động từ bên ngoài. Tuy nhiên, số lượng lao động này rất ít, họ thường xuất thân từ lao động của công ty cao su hoặc được đào tạo qua các lớp do công ty tổ chức.
Như vậy, một thực tế đặt ra trên địa bàn nghiên cứu là lực lượng lao động khá nhiều nhưng lao động qua đào tạo thì còn thiếu. Tình trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân như: Người lao động chưa có ý thức về việc học kỹ thuật,
xem nhẹ việc canh tác theo đúng quy trình kỹ thuật, chưa có sự định hướng từ các cấp chính quyền về vấn đề đào tạo lao động kỹ thuật cho các hộ gia đình chỉ mới dừng lại ở tập huấn ngắn hạn. Nhìn chung, tại các xã chúng tôi điều tra hiện nay diện tích khai thác còn ít nên lực lượng lao động còn dư thừa, có một số đi làm ăn xa. Tuy nhiên, đến năm 2010 trở đi khi mà diện tích đã đi vào khai thác rầm rộ thì tình trạng thiếu lao động sẽ xảy ra. Chính vì vậy, chính quyền địa phương cần có chính sách phù hợp để thu hút lại lực lượng lao động trên địa bàn phục vụ tốt cho việc sản xuất cao su.
2.3.6. Những thuận lợi, khó khăn trong phát triển cây cao su trên địa bàn huyện Sa Thầy
2.3.6.1. Thuận lợi
- Nông dân tham gia Dự án nhận được sự hỗ trợ khẩn trương tích cực về chủ trương và chính sách phát triển cao su tiểu điền từ cấp tỉnh, huyện, xã.
- Được sự hướng dẫn trực tiếp về kỹ thuật trồng mới và chăm sóc thông qua Tổ Khuyến nông cao su cùng đội ngũ Nông Dân Chủ Chốt được đào tạo và cơ cấu theo diện tích tại các địa bàn.
- Giá mủ thị trường đang ở mức cao và có tính ổn định. Nhà máy chế biến mủ Công ty 78 đi vào hoạt động 2012 trên địa bàn huyện sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nông dân tiêu thụ sản phẩm.
- Thời tiết những năm gần đây không có những biến động lớn, lượng mưa của các tháng trong mùa khô hạn, thỉnh thoảng cũng được cải thiện.
- Tầm nhận thức làm kinh tế hộ gia đình, tiếp thu khoa học kỹ thuật được nông dân từng bước cải thiện, trông rộng và có tầm nhìn xa.
2.3.6.2. Khó khăn
- Giá cả vật tư, phân bón, công lao động trên thị trường đầy biến động và tăng cao, trong khi đó nhìn chung các hộ tham gia, đại đa số là các hộ đang có
mức thu nhập thấp nên không đủ điều kiện đầu tư thêm, mức điều chỉnh vốn vay ít được điều chỉnh tăng.
- Các định kỳ chăm sóc trong năm của cây cao su nằm cùng với thời vụ gieo trồng và thu hoạch của các cây trồng nông nghiệp khác, do vậy căng thẳng về lao động cũng như thời vụ dẫn đến hiệu quả chất lượng chăm bón vườn cây chưa được cao. Hơn nữa trình độ tiếp thu các ứng dụng khoa học kỹ thuật của đại đa số người dân còn hạn chế.
- Thời gian gần đây có một số hộ, họ không vay vốn, khả năng nguồn vốn tự có của họ đầu tư cho vườn cây chưa thật sự đảm bảo và bền vững.
Xác định cao su là cây công nghiệp mũi nhọn cho hiệu quả kinh tế cao, là sản phẩm hàng hóa có sức tiêu thụ mạnh trên thị trường trong nước và quốc tế.
Do đó, việc xem xét diện tích, thổ nhưỡng đất đai để quy hoạch, phát triển loại cây này trên địa bàn vừa là cấp bách, vừa mang tính chiến lược lâu dài.
Nhìn chung, việc mở rộng diện tích chuyên canh cây cao su ở địa phương trong những năm gần đây có được là một bước tiến nhảy vọt kể cả về số lượng và chất lượng và đã đem lại cho người dân nơi đây một nguồn thu tương đối lớn.
Mặc dù cây cao su phát triển mạnh mẽ như vậy nhưng để ngày càng nâng cao giá trị kinh tế của loại cây này thì còn nhiều vấn đề cần phải quan tâm, khắc phục một cách đồng bộ giữa hộ gia đình, lãnh đạo địa phương và sự phối hợp giúp đỡ của các ban ngành chức năng liên quan của tỉnh, huyện để cây cao su ở Sa Thầy thực sự có chất lượng cao và đứng vững trên thị trường.
CHƯƠNG 3