Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su c ủa các hộ điều tra

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 62 - 74)

Chương 2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện

2.2. Thực trạng phát triển sản xuất cây cao su trên địa bàn huyện Sa Thầy

2.2.2. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su c ủa các hộ điều tra

Chúng tô i đã tiến hành điều tra 75 hộ gia đình có d iện tích cao su đã đưa vào kha i thác trên đ ia bàn huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. Cây cao su được đưa vào trồng từ năm 1975 nhưng ban đầu quy mô trên địa bàn còn nhỏ lẻ, chủ yếu là cao su đồn điền. Từ khoảng năm 1999-2000, các hộ mới nhận thấy được giá trị kinh tế mà cây cao su mang lạ i nên đã tiến hành trồng khá nhiều. Do đó chúng tôi tiến hành điều tra những hộ có vườn cây trồn g từ năm 2000.

Qua điều tra, chúng tô i nhận thấy rằn g: Chủ hộ là lao động chính tron g quá trình trồn g, chăm sóc và kha i thác mủ cao su nhưng phần lớn họ lại xuấ t thân từ những n gười nông dân chân chấ t, do vậy nhìn chung họ còn rất hạn chế về trình độ quản lý sản xuấ t cũng như kỹ thuật canh tác vườn cây. Lần đầu tiên canh tác cây cao su nên sự hiểu b iế t về kỹ thuật sản xuất cây cao su của người dân vẫn còn nh iều hạn chế, hơn nữa tuổi trung bình của lao động chính khá cao và trình độ văn hóa nhìn chung còn thấp. Đặc điểm này gây ra rất nhiều khó khăn cho ngườ i dân tron g quá trình sản xuất, đặc biệt là trong công tác tiếp cận và vận dụng những kỹ thuật mới vào v iệc trồng, chăm sóc cũng như kha i thác mủ cao su.

Ngoà i ra, do hầu hết các hộ điều tra đều có thu nhập thấp trong thời kỳ k iến th iết cơ bản nên không có điều kiện để đầu tư, họ vẫn chưa mạnh dạn vay vốn để đầu tư. Điều này làm ảnh hưởng trực tiếp đến kế t quả sản xuất cao su của các hộ sau này.

55

Bảng 2.7: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Số lượng trung bình

1. Số hộ điều tra Hộ 75

2. Độ tuổi chủ hộ Năm 45

3. Số nhân khẩu Người 4

4. Trình độ văn hóa Lớp 5

5. Diện tích trồng cao su Ha 1,56

6. Vốn tự có Triệu đồng 12

7. Vốn vay Triệu đồng 10

8. Tổng thu nhập Triệu đồng 11

9. Tham gia tập huấn % 100

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Đối với các hộ nông dân thì quy mô diện tích trồng cao su có ý nghĩa hết sức quan trọng, nếu diện tích lớn thì số tiền đầu tư trung bình trên một đơn vị diện tích sẽ giảm xuống tương đối.

Tổng diện tích trồng cao su của các hộ điều tra là 117 ha, khoảng một nửa các vườn cây đã bước vào thời kỳ kinh doanh và đã cho sản phẩm, phần còn lại đang được đầu tư chăm sóc và trồng mới. Theo số liệu điều tra, diện tích canh tác cao su bình quân của mỗi hộ là 1,56 ha, diện tích này vẫn chưa đủ lớn để mang lại hiệu quả cao trong sản xuất, ngoài ra diện tích còn bị chia cắt thành nhiều mảnh khá manh mún, đây là một trở ngại lớn cho người nông dân trong công tác chăm sóc và thu hoạch.

2.2.2.2. Chi phí sản xuất của các hộ điều tra

* Chi phí đầu tư cho 1ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

Doanh thu, chi phí là hai yếu tố được quan tâm rất lớn trong mỗi quá trình sản xuất kinh doanh. Đối với hoạt động kinh doanh cây cao su, chi phí

56

được chia làm hai thời kỳ: thời kỳ KTCB và thời kỳ kinh doanh. Thông thường, theo đúng quy trình kỹ thuật thời kỳ KTCB của vườn cây cao su là 07 năm. Chi phí cho thời kỳ KTCB chủ yếu là chi phí trồng mới (bao gồm chi phí giống, chi phí vật tư, phân bón và hóa chất, chi phí lao động...). Từ năm thứ 2 đến năm thứ 7 chi phí tương đối ổn định, bao gồm chi phí vật tư và chi phí tiền công lao động.

Năm trồng mới, đây là năm đầu tiên các hộ gia đình tiến hành trồng mới cây Cao su, do đó các khoản mục chi phí tương đối cao (bao gồm chi phí về giống ban đầu, chi phí thuê nhân công khai hoang, làm đất, trồng, chăm sóc, lượng phân đầu tư cơ bản nhiều). Theo số liệu điều tra, tổng chi phí của năm trồng mới 1ha cao su tính cả công lao động gia đình (đào hố, trồng, chăm sóc) là 6.479,4 nghìn đồng trong đó chi phí phân bón là 1.288,5 nghìn đồng (chiếm 19,88%), chi phí giống và chi phí nhân công cũng chiếm tỷ trọng lớn.

Do các hộ có diện tích trồng không lớn nên hầu như không có lao động thuê ngoài mà giúp đỡ theo kiểu đổi công cho nhau. Đến năm thứ hai 1ha cao su phải trồng lại khoảng 80 đến 85 cây do bị gãy, chết hoặc không đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. Chi phí giảm xuống chủ yếu do hộ tự sử dụng lao động gia đình để chăm sóc vườn cây như làm cỏ, bón phân, tỉa cành...T rong năm này chi cho trồng lại 212,5 nghìn đồng (chiếm 6,09%) trong tổng chi phí đầu tư bằng tiền mặt, hầu hết là chi phí vật tư, phân bón chiếm tỉ trọng lớn là 26,83%. Từ năm thứ 3 đến năm thứ 7, nhìn chung mức đầu tư tương đối ổn định, chủ yếu tập trung vào chi phí nhân công, phân bón và phun thuốc chống sâu bệnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của thị trường nên giá cả của các loại vật tư, phân bón tổng hợp thường không ổn định luôn có xu hướng tăng. Do vậy, tổng chi phí đầu tư qua các năm kiến thiết cơ bản có phần chênh lệch nhưng mức độ chênh lệch không đáng kể. Tình hình đầu tư và chi phí sản xuất 1 ha cao su ở thời kỳ KTCB thể hiện qua bảng 2.8 và 2.9.

- 57 -

Bảng 2.8: Tình hình đầu tư sản xuất 1ha cao su thời kỳ KTCB

Nguồn: Số liệu điều tra 2010

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7

1. Giống Cây 555 85 - - - - -

2. Phân bón 5.272 347 310 380 380 380 380

- Phân hữu cơ Kg 5.120 - - - - - -

- Phân Ure Kg 35 82 110 140 140 140 140

- Phân Lân Kg 105 240 160 200 200 200 200

- Phân Kali Kg 12 25 40 40 40 40 40

3. Vật tư 5,4 5,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

- Thuốc xị cỏ + BVTV Lít 5,4 5,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25

4. Lao động 77 52 32 27 25 25 25

- Phát thực bì Công 2 2 2 2 - - -

- Đào hố, trồng, chăm sóc, DCSX Công 75 50 30 25 25 25 25

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial versionGIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer

Full version can be ordered from http://www.girdac.com/Products/Buy.htm

- 58 -

Bảng 2.9: Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản

ĐVT: 1.000 đồng

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Tổng

1. Giống 1.387,5 212,5 - - - - -

2. Phân bón 1.288,5 604,7 633 774 774 774 774

- Phân hữu cơ 1.024 - - - - - -

- Phân Ure 108,5 254,2 341 434 434 434 434

- Phân Lân 126 288 192 240 240 240 240

- Phân Kali 30 62,5 100 100 100 100 100

3. Vật tư 338,4 331,5 11,5 11,5 11,5 11,5 11,5

- Thuốc xịt cỏ + BVTV 338,4 331,5 11,5 11,5 11,5 11,5 11,5

4. Lao động 3.465 2.340 1.440 1.215 1.125 1.125 1.125

- Phát thực bì 90 90 90 90 - - -

- Đào hố, Trồng, Chăm sóc, DCSX 3.375 2.250 1.350 1.125 1.125 1.125 1.125

Tổng chi phí sản xuất 6.479,4 3.488,7 2.084,5 2.000,5 1.910,5 1.910,5 1.910,5 19.784,6

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial versionGIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer

Full version can be ordered from http://www.girdac.com/Products/Buy.htm

- 59 -

* Chi phí 1 ha cao su thời kỳ kinh doanh

Sau 07 năm đầu tư chăm sóc, đến năm thứ 08 các hộ mới thu bói vụ đầu tiên, từ đây vườn cây bước vào thời kỳ kinh doanh. Tình hình đầu tư cho vườn cây đã đi vào ổn định. Bón phân và phun thuốc trừ cỏ 2 lần/năm, lần 1 vào đầu vụ khai thác và lần 2 vào độ giữa vụ.

Bảng 2.10: Tình hình đầu tư sản xuất 1ha cao su thời kỳ kinh doanh

Hạng mục ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

1. Vật tư Lít 0,2 0,2 0,2 0,2

- Thuốc xịt cỏ + BVTV Lít 0,2 0,2 0,2 0,2

2. Phân bón Kg 444 444 444 425

- Phân Ure Kg 159 159 159 150

- Phân Lân Kg 185 185 185 180

- Phân Kali Kg 100 100 100 95

3. Dụng cụ sản xuất 1.000 đ 350 350 350 450

4. Lao động (gia đình + thuê ngoài) Công 30 40 60 70

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Tổng chi phí thời kỳ kinh doanh bao gồm: chi phí nhân công, chi phí phân bón hóa chất, chi phí dụng cụ sản xuất và chi phí tài chính (trả lãi tiền vay). Chi phí bằng hiện vật và giá trị thời kỳ kinh doanh của 1 ha cao su được thể hiện cụ thể thông qua bảng 2.10 và bảng 2.11.

- 60 -

Bảng 2.11: Chi phí sản xuất 1ha cao su thời kỳ kinh doanh ĐVT: 1.000 đ

Hạng mục Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

1. Vật tư 15 15 15 15

- Thuốc xịt cỏ + BVTV 15 15 15 15

2. Phân bón 1.725 1.840 2.523 2.371

- Phân Ure 827 875 1.097 1.050

- Phân Lân 278 315 426 504

- Phân Kali 620 650 1.000 817

3. Dụng cụ sản xuất 350 350 350 450

4. Lao động (gia đình + thuê ngoài) 1.800 2.800 5.400 7.700 Tổng chi phí sản xuất 3.890 5.005 8.288 10.536

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Qua bảng số liệu trên ta thấy, tổng chi phí sản xuất của thời kỳ kinh doanh luôn tăng, trong đó chi phí các năm không đồng đều, năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân của hiện tượng này là do giá phân bón qua các năm đều tăng, đặc biệt là năm 2009 và 2010 giá phân Urê tăng cao, cá biệt là phân Kali lên đến 10 triệu đồng/tấn đồng thời giá vật tư, thuốc BVTV cũng tăng làm cho tổng chi phí năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó, giá nhân công cũng tăng làm cho công gia đình và thuê nhân công tăng lên rõ rệt. Thuê nhân công chủ yếu cho việc bón phân và phun thuốc chống sâu bệnh, còn công gia đình chủ yếu là cạo mủ hàng ngày. Thời gian đầu, càng về sau cây cho mủ càng nhiều chính vì thế công khai thác càng tăng.

Đầu tư phân bón yêu cầu lượng tiền mặt cao, trong khi lượng tiền mặt của các hộ vào thời điểm này lại có phần hạn chế, điều này đã gây ra khó khăn chung

- 61 -

cho hầu hết các hộ được điều tra trên địa bàn. Hơn nữa, việc phải thuê lao động từ bên ngoài và giá ngày công lao động thuê tương đối cao đây chính là lý do làm cho chi phí đầu tư qua các năm luôn tăng và mức tăng ngày một lớn.

Bên cạnh đó, khó khăn mà chúng tôi nhận thấy được qua các hộ điều tra chủ yếu là do trình độ học vấn còn hạn chế nên việc áp dụng kỹ thuật vào sản xuất không hiệu quả, đặc biệt là kỹ thuật về chăm sóc và khai thác vườn cây cao su thời kỳ kinh doanh. Vì vậy, tuy đa số hộ đã tham gia tập huấn nhưng cạo mủ không đúng kỹ thuật dẫn tới sản lượng không được cao như mong muốn.

2.2.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa

* Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Đối với nông nghiệp nói chung và trồng trọt nói riêng thì kết quả sản xuất được thể hiện rõ qua năng suất và sản lượng thu được. Năng suất của cây trồng không chỉ phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu của địa phương mà còn phụ thuộc vào mức độ đầu tư thâm canh và nhiều điều kiện khác của nông hộ. Qua số liệu điều tra được thể hiện ở bảng 2.12 ta thấy:

Năng suất bình quân mủ nước năm thu hoạch đầu tiên 27 tạ/ha, năm thứ hai 36 tạ/ha, năm thứ ba 40 tạ/ha, năm thứ tư 54 tạ/ha. Theo lý thuyết nếu vườn cây được chăm sóc tốt thì năng suất của vườn cây sẽ tăng khá đều đặn trong những năm đầu thời kỳ kinh doanh. Quả đúng như vậy, qua bảng số liệu chúng ta có thể thấy: năm thứ hai năng suất bình quân của các vườn cây tăng 9 tạ/ha so với năm đầu khai thác và đến năm thứ 3 (tăng 4 tạ/ha so với năm 2) đến năm 4 tăng so với năm 3 là 14 tạ/ha. Qua điều tra thực tế chúng tôi được biết nguyên nhân của tình hình trên là do người dân thấy giá cao su ngày càng tăng cao, mặt khác cây thời kỳ đầu khai thác cây còn khỏe nên mủ tăng đều theo năm. Bên cạnh đó, người dân muốn có tiền để nhanh chóng trả nợ và hoàn vốn đầu tư nên cạo mủ ồ ạt.

Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến quá trình tồn tại và cũng như sản lượng mủ của vườn cây trong thời kỳ kinh doanh sau này .

- 62 -

Bảng 2.12: Kết quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4

N4/N3

+/- %

Diện tích BQ hộ Hộ/ha 1,56 1,56 1,56 1,56 - -

Năng suất Tạ/ha 27 36 40 54 14 35

Sản lượng Tạ/hộ 42,12 56,16 62,4 84,24 21,84 35

Giá mủ 1.000đ/tạ 900 1.100 1.400 1.700 300 21,4

Giá trị SXBQ

1.000 đ/ha 24.300 39.600 56.000 91.800 35.800 64 1.000 đ/hộ 37.908 61.776 87.360 143.208 55.848 64

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010 Bình quân 1 ha cao su vào thời kỳ kinh doanh có tổng giá trị sản xuất năm thứ nhất là 24,3 triệu đồng; năm thứ hai 39,6 triệu đồng; năm thứ ba 56 triệu đồng và đạt 91,8 triệu đồng vào năm thứ 4, tăng 64% so với năm thứ ba. Nguyên nhân của hiện tuợng này là giá cao su mủ nước qua các năm đều tăng cao, cá biệt có năm đạt mức kỷ lục.

Như vậy, nhìn chung qua các năm giá trị sản xuất đều tăng lên một cách đáng kể. Đây là một kết quả tương đối khả quan cho các hộ trồng cao su, một trong những nguyên nhân dẫn tới giá trị sản xuất tăng là do yếu tố giá bán sản phẩm mủ cao su tăng lên khá cao. Đặc biệt vào thời điểm giữa năm 2010 đạt 17 triệu đồng/tấn mủ cao su. Đây là một nguyên nhân khách quan có tác động tích cực đến các hộ trồng cao su nói chung và người trồng cao su trên vùng đất Sa Thầy nói riêng.

Ngoài ra, do đất đai, thổ nhưỡng của vùng đất này phù hợp với những yêu cầu của cây cao su nên năng suất và sản lượng của các vườn cây nhìn chung khá cao và ổn định. Tuy nhiên, nhược điểm mà chúng tôi nhận thấy từ người dân là

- 63 -

tình trạng khai thác vườn cây quá dày, trung bình mỗi tháng người dân khai thác vườn cây khoảng 20 đến 22 ngày (theo đúng định mức kỹ thuật chỉ khoảng 15 – 18 ngày) thậm chí trong thời kỳ rụng lá có một số ít người dân vẫn tiến hành cạo mủ. Người dân chỉ nhìn thấy lợi ích kinh tế trước mắt chứ chưa thấy được ảnh hưởng của hoạt động khai thác trên đối với chất lượng và khả năng cho mủ của vườn cây sau này. Đây là một thực trạng đáng báo động và cần thiết có sự can thiệp, hướng dẫn của các bộ phận chức năng cũng như chính quyền địa phương để hạn chế tình trạng trên.

Bên cạnh đó, việc hạn chế về diện tích canh tác là một trong những nguyên nhân khống chế kết quả sản xuất của nông hộ. Qua điều tra chúng tôi thấy rằng số hộ có diện tích canh tác trên 2ha là rất ít lại không tập trung, số hộ có diện tích 1ha thì không phải hầu hết các cây đều đủ điều kiện để khai thác (trung bình khoảng 480/555 cây). Một số khu vực canh tác nằm ở quá xa khu dân cư, đồi núi hiểm trở, chưa có đường vào các lô Cao su… cũng là một trở ngại không nhỏ, gây khó khăn cho người dân trong việc đầu tư cũng như mở rộng sản xuất.

* Hiệu quả sản xuất cao su hàng hóa của các hộ điều tra

Sản xuất nông nghiệp ngày nay là nền sản xuất hàng hóa, do vậy hiệu quả kinh tế là mục tiêu quan trọng hàng đầu, ảnh hưởng đến quyết định của nông hộ.

Để đánh giá hiệu quả sản xuất cao su của các nông hộ, chúng ta tiến hành phân tích số liệu ở bảng 2.13.

Qua bảng số liệu ta thấy rằng năm thứ nhất bình quân 1ha cao su thu được 24,3 triệu đồng trong khi đó chi phí trung bình cho 1ha năm cạo mủ thứ nhất 3,9 triệu đồng, trung bình 1 đồng chi phí bỏ ra tạo được 6,23 đồng giá trị sản xuất.

Như vậy, đây là năm hoàn vốn hoạt động, là năm đầu tiên của thời kỳ kinh doanh nên các hộ bắt đầu mạnh dạng đầu tư về phân bón cho cây trồng để chuẩn bị cho việc mở miệng cạo, hoạt động này chiếm một khoản chi phí khá lớn đối với hộ nông dân.

- 64 -

Vào năm thứ 2 của thời kỳ kinh doanh, do bà con kịp thời chăm sóc tốt vườn cây nên số lượng diện tích đưa vào khai thác vẫn đáp ứng dự kiến và do giá đầu ra tăng nên kết quả sản xuất từ cây cao su vẫn tăng đều, hiệu quả sản xuất tăng nhiều so với năm thứ nhất. Bình quân 1ha cao su thu được 39,6 triệu đồng tăng 63% so với năm thứ nhất. Đây là mức tăng khả quan đúng với đặc tính của cây Cao su năm sau cao hơn năm trước trong giai đoạn đầu khai thác. Tính bình quân 1 đồng cho phí bỏ ra mang lại 7,92 đồng giá trị gia tăng, mức tăng kinh khủng, nguyên nhân là giá mủ cao su các năm liên tục tăng đến mức kỷ lục. Như ta thấy, giá cả vật tư tăng lên cũng đồng nghĩa với chi phí sản xuất cũng tăng và ở năm thứ 3, tuy doanh thu tăng so với năm thứ 2 và một đồng chi phí bỏ ra mang lại 6,75 đồng giá trị sản xuất nhưng so với mức tăng năm thứ hai thì lại có xu hướng giảm.

- 65 -

Bảng 2.13: Hiệu quả sản xuất trên một ha cao su hàng hóa

ĐVT: 1.000 đ

Nguồn: Số liệu điều tra năm 2010

Chỉ tiêu Kiến thiết cơ bản Kinh doanh

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11

Tổng cp (TC) 6.479,4 3.488,7 2.084,5 2.000,5 1.910,5 1.910,5 1.910,5 3.890 5.005 8.288 10.536 PV của TC 6.479 3.165 1.717 1.495 1.296 1.176 1.067 1.971 2.301 3.458 3.989 Tích lũy TC 6.479 9.644 11.361 12.856 14.152 15.328 16.395 18.366 20.667 24.125 28.114

GO - - - - - - - 24.300 39.600 56.000 91.800

PV của GO - - - - - - - 12.312 18.207 23.364 34.756

Tích lũy của GO - - - - - - - 12.312 30.519 53.883 88.639

NPV - - - - - - - (-6.054) 9.852 29.758 60.525

B/C 6,3 7,9 6,7 8,7

This document is created by GIRDAC PDF Converter Pro trial versionGIRDAC PDF Converter Pro full version doesn‘t add this green footer

Full version can be ordered from http://www.girdac.com/Products/Buy.htm

Một phần của tài liệu Phát triển cây cao su ở huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum. (Trang 62 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)