KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đà Nẵng (Trang 40 - 47)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG KINH

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank Đà Nẵng Ngân hàng Công Thương Việt Nam được thành lập từ ngày 26/03/1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tên giao dịch quốc tế:

Industrial and Commercial Bank of Vietnam (Viết tắt là INCOMBANK).

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là một trong bốn Ngân hàng thương mại nhà nước lớn nhất tại Việt Nam, Incombank có tổng tài sản chiếm hơn 25% thị phần trong toàn bộ hệ thống Ngân hàng Việt Nam. Ngân hàng có mạng lưới kinh doanh trải rộng toàn quốc với 3 Sở giao dịch, 141 Chi nhánh và trên 800 điểm giao dịch. Ngoài ra, ngân hàng có 3 Công ty hạch toán độc lập là Công ty cho thuê Tài chính, Công ty TNHH Chứng khoán, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản và 2 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ thông tin và trung tâm đào tạo. Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam là ngân hàng tiên phong trong việc đáp ứng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam.

Tháng 11/1998, theo Nghị định số 53/HĐBT về chuyển đổi hệ thống ngân hàng – ngân hàng 2 cấp, tách rời giữa hai chức năng: kinh doanh của ngân hàng chuyên doanh và quản lý nhà nước của ngân hàng trung ương, Ngân hàng Công Thương được thành lập cùng với những chi nhánh của nó.

Tại Quảng Nam, Ngân hàng Công Thương đặt hội sở chính ở Đà Nẵng, các chi nhánh trực thuộc như: Hội An, Tam Kỳ, Hòa Khánh, Ngũ Hành Sơn. Năm 1991, theo luật Ngân hàng và các tổ chức tín dụng, Ngân hàng Công Thương

32

Việt Nam tại tỉnh Quảng Nam đổi tên thành Ngân hàng Công Thương Quảng Nam – Đà Nẵng.

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương được tách ra từ chi nhánh Ngân hàng Công Thương Quảng Nam – Đà Nẵng, trực thuộc Ngân hàng Công Thương Việt Nam chính thức hoạt động từ ngày 01/01/1997 theo Quyết định số 14/NHCT-QĐ được ban hành từ ngày 17/02/1996 của Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam trên cơ sở chia tách địa giới hành chính thành hai đơn vị là Tỉnh Quảng Nam và TP Đà Nẵng. Trụ sở của ngân hàng đóng tại 172 Nguyễn Văn Linh - Quận Thanh Khê – TP Đà Nẵng. Tên giao dịch quốc tế: Industrial and Comercial Bank of Việt Nam – Đà Nẵng.

Ngày 15/04/2008, toàn bộ hệ thống Ngân hàng Công Thương Việt Nam thay đổi tên tiếng Anh thành Viet Nam Bank for Industry and Trade, tên thương hiệu từ Incombank sang Vietinbank và đổi cả biểu tượng logo của mình từ hình viên kim cương lồng ghép với đồng tiền vàng nằm chính giữa quả địa cầu sang hình trái đất bao trùm đồng tiền cổ, với màu chủ đạo của ngân hàng không còn là màu xanh lam như trước, mà thay vào đó là màu kết hợp giữa đỏ và xanh lam trên toàn bộ tên cũng như logo của ngân hàng. Đây là một việc làm có ý nghĩa đưa Ngân hàng Công Thương lên một tầm cao mới, với ý thức chủ động hội nhập thị trường tài chính quốc tế.

Vietinbank chi nhánh Đà Nẵng từ khi thành lập đến nay đã bám sát mục tiêu phát triển kinh tế của thành phố. Chi nhánh đã có sự phát triển lớn mạnh về mọi mặt: số lượng khách hàng ngày càng tăng, vốn huy động ngày càng tăng, doanh số cho vay ngày càng lớn, chất lượng cho vay ngày càng cao…

Ngân hàng Công Thương Việt Nam – chi nhánh Đà Nẵng đã được Thủ tướng chính phủ, thống đốc NHNN, chủ tịch UBNN thành phố Đà Nẵng tặng nhiều bằng khen và cờ thi đua. Năm 1997, chi nhánh được Chủ tịch nước khen tặng huân chương lao động hạng ba. Đánh giá thành tích xuất sắc trong

33

5 năm 1998 – 2003, chi nhánh vinh dự được nhận huân chương lao động hạng hai của Chủ tịch nước.

Phát huy những thành tựu từ thế và lực hiện có, dưới sự lãnh đạo của các cấp, các ban ngành liên quan tin tưởng, trong thời gian đến chi nhánh sẽ đạt được nhiều thành tích hơn nữa, cùng với cộng đồng góp phần vào sự nghiệp phát triển thành phố Đà Nẵng thành trung tâm kinh tế lớn của miền Trung.

Mạng lưới hoạt động gồm:

- Hội sở chính 172 Nguyễn Văn Linh, Quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng.

- Các phòng giao dịch trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ hoạt động của ngân hàng a . Chức năng

Chi nhánh Ngân hàng Công Thương Việt Nam là tổ chức tín dụng kinh doanh các dịch vụ tài chính – ngân hàng, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận.

Bao gồm các chức năng chính:

- Trực tiếp kinh doanh theo phân cấp của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Tổ chức điều hành kinh doanh và kiểm toán nội bộ theo ủy quyền của Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ được giao theo lệnh của Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

b . Nhiệm vụ

- Huy động vốn: Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư dưới nhiều hình thức (tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu…).

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND và ngoại tệ đối với tổ chức kinh tế, đối với các cá nhân và hộ khẩu gia đình thuộc mọi thành phần kinh tế.

34

- Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ, tài trợ xuất khẩu, cho vay hợp vốn, ủy thác, bảo lãnh.

- Kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế.

- Kinh doanh các dịch vụ ngân quỹ.

- Kinh doanh dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử và các dịch vụ khác.

- Cân đối, điều hòa vốn đối với các chi nhánh Ngân hàng Công Thương trực thuộc trên địa bàn.

- Thực hiện hạch toán kinh doanh và phân phối thu nhập theo quy định của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Làm dịch vụ cho NHNN.

- Thực hiện công tác tổ chức cán bộ, đào tạo, thi đua khen thưởng theo cấp ủy quyền của Ngân hàng Công Thương Việt Nam.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng giám đốc Ngân hàng Công Thương Việt Nam giao.

- Thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước.

35 2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ tổ chức P.Thông tin điện toán

P.Tiền tệ kho quỹ P.Kế toán Phòng KH Cá nhân PGD.Điện Biên Phủ PGD Hùng Vương 1

P.KH Doanh nghiệp

PGD Phan Chu Trinh Trinh

Giám đốc Phó giám đốc

Phó giám đốc Phó giám đốc

PGD Hùng Vương 3

PGD Hải Châu P.Tổ chức hành chính

P.QLRR&NCVĐ P.Tổng hợp

Chú Thích: Quan hệ trực tuyến Quan hệ chức năng

36

2.1.4. Tổng quan hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đà Nẵng Bảng 2.1. Các chỉ tiêu kinh doanh cơ bản của Vietinbank Đà Nẵng

Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Nguồn vốn huy động 2.128.858 2.206.906 2.480.127 - Tiền gửi doanh nghiệp 1.102.407 1.003.743 1.003.256 - Tiền gửi tiết kiệm 1.011.157 1.186.034 1.457.873 - Tiền gửi vốn chuyên dùng 15.294 17.129 18.998 Dư nợ cho vay nền kinh tế 2.060.191 2.134.597 2.211.426

Dư nợ xấu 1.259 2.450 1.712

Tỷ lệ nợ xấu/dư nợ cho vay(%) 0,06 0,11 0,08

Tổng thu nhập 486.536 618.712 644.125

Chi phí 427.743 572.380 586.476

Lợi nhuận (chênh lệch thu chi) 58.793 46.322 57.649 (Nguồn: Phòng tổng hợp của Vietinbank Đà Nẵng)

Hình 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Vietinbank Đà Nẵng Tình hình huy động vốn: Nguồn vốn qua các năm đều tăng, năm 2011 tổng nguồn vốn đạt 2.128.858 triệu đồng, sang năm 2012 tổng nguồn vốn đạt 2.206.906 triệu đồng, tăng 3,67% so với năm 2011. Và năm 2013 tổng nguồn

37

vốn đạt 2.480.127 triệu đồng, tăng 12,38% so với năm 2012. Trong cơ cấu nguồn vốn thì nguồn vốn từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trong lớn nhất và có tính ổn định cao, góp phần chủ yếu vào hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tuy tình hình huy động vốn qua 3 năm đều tăng, nhưng tỉ lệ tăng không cao so với những năm trước đây. Nguyên nhân là do tình hình kinh tế có nhiều sự biến động cho nên đã kéo theo hoạt động kinh doanh của nhiều ngành nghề gặp khó khăn, riêng đối với lĩnh vực ngân hàng thì biến động ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn vốn huy động đó chính là sự thay đổi của lãi suất tiền gửi do NHNN quy định, lãi suất thay đổi theo từng giai đoạn và theo chiều hướng giảm dần qua 3 năm nhưng nhìn tổng quát thì tình hình huy động vốn của Vietinbank Đà Nẵng vẫn giữ được xu thế ổn định và có sự tăng dần qua 3 năm.

Tình hình cho vay: Vietinbank Đà Nẵng đã sử dụng nguồn vốn huy động để mở rộng mục tiêu tín dụng nên chỉ tiêu dư nợ cho vay nền kinh tế tăng từ năm 2011 – 2013 đều tăng, nếu năm 2011 tổng dư nợ cho vay nền kinh tế đạt 2.060.191 triệu đồng thì năm 2013 đạt 2.211.426 triệu đồng, tăng 7,3% so với năm 2011 và tăng 3,6% so với năm 2012. Do chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên hoạt động tín dụng của Vietinbank Đà Nẵng cũng gặp khó khăn. Đặc biệt trong năm 2012 mặc dù dự nợ cho vay tăng nhưng dư nợ xấu đã tăng đến 1.191 triệu đồng so với năm 2011. Trong năm này lãi suất cho vay đã được ngân hàng liên tục điều chỉnh giảm, nhưng tình hình cũng không khả quan, nguyên nhân là do kết quả của cầu tín dụng yếu khi sản xuất kinh doanh khó khăn, nhiều doanh nghiệp suy yếu do ảnh hưởng khủng hoảng.

Sang năm 2013, tình hình kinh tế đã bất đầu hồi phục sau cuộc suy thoái nên dư nợ xấu đã giảm 30,12% so với năm 2011.

Kết quả hoạt động kinh doanh: Lợi nhuận năm 2011 đạt 58.793 triệu đồng, năm 2012 đạt 46.322 triệu đồng, giảm 21,2 % so với năm 2011. Đến

38

năm 2013 lợi nhuận tăng lên 56.649 triệu đồng, tăng 24,5 % so với năm 2012.

Trong giai đoạn từ năm 2011 - 2013 mặc dù tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn nhưng Vietinbank Đà Nẵng vẫn cố gắng duy trì tốt khả năng thanh khoản, sử dụng vốn có hiệu quả vào hoạt động kinh doanh sinh lời, tích cực triển khai thu phí từ dịch vụ, để giữ vững mức tăng trưởng lợi nhuận đóng góp đáng kể cho Ngân sách Nhà nước cũng như sự phát triển kinh tế trên địa bàn TP Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đà Nẵng (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)