MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đà Nẵng (Trang 99 - 106)

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Ban hành hệ thống văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia lĩnh vực thẻ

Chính phủ cần ban hành sớm các văn bản pháp lý bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ, các ĐVCNT và các chủ thẻ.

Đồng thời, làm căn cứ cho các cơ quan hành pháp và tư pháp xét xử các tổ chức vi phạm giả mạo thẻ thanh toán cũng như cá nhân có hành vi lừa đảo, dùng thẻ trái phép để chiếm đoạt tài sản của người khác.

Với tình trạng xuất hiện ngày càng nhiều hành vi gian lận, trộm cắp liên quan đến thẻ. Để hạn chế tình trạng này, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng luật và các văn bản dưới luật về kinh tế, bổ sung các luật hiện hành và đồng thời sớm đưa ra các khung hình phạt cho tội phạm liên quan đến thẻ.

Công việc phòng chống tội phạm không chỉ là công việc của riêng ngân hàng hay của các cơ quan chức năng mà phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các

91

bên có liên quan. Không chỉ phối hợp giữa các cơ quan trong nước mà phải phối hợp với các tổ chức cảnh sát quốc tế để kịp thời ngăn chặn các hành vi lừa đảo trong phạm vi quốc gia và trên thế giới.

Đề ra những chính sách khuyến khích hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia mà việc sử dụng tiền mặt vẫn chiếm đa số trong các giao dịch thương mại. Chính vì vậy, việc sử dụng thẻ trong thanh toán cần được khuyến khích sử dụng ở Việt Nam để giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế. Việc cần thiết là giảm thuế giá trị gia tăng đối với các loại dịch vụ này như đối với các loại hàng hóa mà nhà nước khuyến khích tiêu dùng.

Ngoài ra, Nhà nước cần áp dụng biện pháp mạnh, có quy định cụ thể đối với tổ chức và cá nhân được phép thanh toán bằng tiền mặt với mức tiền cụ thể, phù hợp với tình hình phát triển chung của nền kinh tế. Đồng thời, Nhà nước nên khuyến khích người dân mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng.

Tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định

Một môi trường kinh tế xã hội ổn định luôn là nền tảng vững chắc cho mọi sự phát triển, việc phát triển thẻ cũng không nằm ngoài tác động này.

Kinh tế xã hội ổn định và phát triển bền vững thì đời sống người dân mới được nâng cao và mới có điều kiện tiếp xúc với công nghệ thanh toán hiện đại một cách dễ dàng. Và đây cũng là một điều kiện để có thể mở rộng quan hệ quốc tế, là điều kiện tốt để các ngân hàng mở rộng quan hệ với các tổ chức Thẻ thế giới. Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng nội địa cũng như với các ngân hàng nước ngoài.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Hoàn thiện các văn bản pháp quy về thẻ

NHNN cần nâng cao vai trò của mình về quản lý nhà nước trong lĩnh

92

vực thanh toán, hoàn thiện cơ sở pháp lý liên quan đến hoạt động của các hệ thống thanh toán nói chung và các văn bản pháp quy nói riêng. Đồng thời, có giải pháp kỹ thuật đảm bảo an toàn và lợi ích của các bên tham gia trong hoạt động kinh doanh thẻ.

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân, để các ngân hàng có những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị rủi ro trong nghiệp vụ thẻ.

Đưa ra định hướng và lộ trình hội nhập chung đối với nghiệp vụ thẻ để các ngân hàng xây dựng, định hướng và phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến không tận dụng được các lợi thế chung.

Hoàn thiện hành lang pháp lý cho hoạt động thanh toán, nghiên cứu xây dựng và ban hành Quyết định lộ trình chuyển đổi công nghệ thẻ theo chuẩn EMV đối với các tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam, hoàn thiện và ban hành Quyết định mở và sử dụng tài khoản tiền gửi tại NHNN và tổ chức tín dụng.

Cần có chính sách khuyến khích mở rộng kinh doanh dịch vụ thẻ NHNN cần khuyến khích các ngân hàng không ngại đầu tư mở rộng dịch vụ thẻ bằng việc trợ giúp các ngân hàng trong nước trong việc phát triển nghiệp vụ thẻ để tạo điều kiện cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài đồng thời có biện pháp xử phạt nghiêm khắc đối với những vi phạm quy chế hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ.

NHNN cần cho phép các NHTM thành lập quỹ phòng ngừa rủi ro cho nghiệp vụ thẻ, thành lập bộ phận quản lý phòng ngừa rủi ro chung cho các NHPH, NHTT thẻ nằm trong trung tâm phòng ngừa rủi ro của NHNN.

NHNN nên thường xuyên phối hợp với các NHTM tổ chức những khóa học, hội thảo, trao đổi kinh nghiệm về kinh doanh dịch vụ thẻ cho các NHTM cùng tham gia; giới thiệu để các NHTM thu thập thông tin, tài liệu chuyên đề về thẻ; cùng các NHTM trao đổi kinh nghiệm, giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện.

93

NHNN cần giữ vai trò chủ đạo trong việc xây dựng các đề án, tính toán hiệu quả về kinh tế và vốn đầu tư để trên cơ sở đó huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực kinh doanh dịch vụ thẻ.

3.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam phải có quy trình kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trong hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của chi nhánh và thực hiện tốt công tác hậu kiểm.

Cần phải quan tâm hơn nữa về chiến lược con người để phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của cán bộ. Chú trọng đến công tác đào tạo và đào tạo lại nhằm từng bước nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngoại ngữ cho cán bộ để tiếp cận với xu thế hội nhập và tiến trình hiện đại hóa của ngành ngân hàng.

Thực hiện tốt công tác chăm sóc khách hàng, không ngừng cải tiến đổi mới các sản phẩm, dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng.

Cần xây dựng một hình ảnh ngày càng đẹp hơn trong mắt công chúng. Cần đẩy mạnh công tác quảng cáo như tổ chức các hội nghị khách hàng, hội thảo khoa học…để thu nhận được các ý kiến khách quan để có được sự nhìn nhận, đánh giá đúng đắn về các hoạt động của chi nhánh cũng như của khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận về hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ trình bày ở chương 1 và phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietinbank Đà Nẵng cũng như những thành quả đạt được, những hạn chế cần khắc phục, nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng đến sự phát triển của hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ tại Vietinbank Đà Nẵng được phân tích ở chương 2. Chương 3 của luận văn đưa ra đề xuất những giải pháp và kiến nghị để phát triển hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietinbank Đà Nẵng.

94

KẾT LUẬN

Một đất nước càng phát triển thì nhu cầu trao đổi mua bán, chi tiêu, hưởng thụ trong cuộc sống ngày càng gia tăng theo những mức độ khác nhau và luôn luôn đi theo hướng từ thấp lên cao. Do đó thẻ thanh toán phục vụ cho nhu cầu thanh toán mua sắm ngày càng có vai trò quan trọng và chiếm ưu thế trong nền kinh tế thị trường của Việt Nam hiện nay. Dẫn đến việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ là mục tiêu trong nghiệp vụ thanh toán của các NHTM nói chung và của Ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Đà Nẵng nói riêng. Tuy nhiên để phát triển dịch vụ kinh doanh này thì các NHTM vẫn đang gặp phải những vấn đề hạn chế nhất định. Cho nên việc phân tích hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng, tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động kinh doanh thẻ một cách thích hợp là rất quan trọng.

Qua việc nghiên cứu tìm hiểu về tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại Vietinbank Đà Nẵng, ta có thể thấy được sự chuyển hướng tích cực của Ngân hàng trong công cuộc đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đạt được thì Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng cũng có một số hạn chế nhất định. Để vững bước đi lên, đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế đòi hỏi ngân hàng phải có nỗ lực rất lớn để đẩy mạnh sự phát triển của thẻ thanh toán cũng như kiểm soát, phòng chống và xử lý rủi ro trong quá trình thực hiện.

Mặc dù việc phát triển hoạt động kinh doanh thẻ là một vấn đề cần thiết, nhưng hoạt động này cần được phân tích kỹ lưỡng trên diện rộng hơn từ đó đưa ra được hệ thống các giải pháp và điều kiện thuận lợi hơn để đem lại kết quả cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Võ Thị Thúy Anh, Lê Phương Dung (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản tài chính.

[2] Nguyễn Đăng Dờn (2009), Tiền tệ ngân hàng, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

[3] Ngô Thị Vũ Hoa (2013), Phát triển dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Công Thương Bình Định, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng

[4] Đặng Công Hoàn (2011), “Phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam, nhìn từ cơ sở thực tiễn” Tạp Chí Ngân Hàng.

[5] Lương Minh Kiều (2011), Phân tích tình hình kinh doanh thẻ thanh toán tại NHTMCP Công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng, Luận văn Đại học Kinh Tế Đà Nẵng.

[6] Nguyễn Minh Kiều (2008), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản Thống kê Hồ Chí Minh.

[7] Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013 của chi nhánh Đà Nẵng.

[8] Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Đà Nẵng, Báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh thẻ năm 2011, 2012, 2013 của chi nhánh Đà Nẵng.

[9] Võ Phương Oanh (2014), “Giải pháp đa dạng hóa dịch vụ thẻ: giải pháp cho Vietinbank Nghệ An” Tạp chí Tài chính.

[10] Nguyễn Cao Phong (2011), Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[11] Nguyễn Huy Tuân (2011), Phát triển dịch vụ thẻ ATM tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Đà Nẵng, Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh, chuyên ngành Tài chính – ngân hàng, Đại học Đà Nẵng.

[12] Website: http://vietinbank.vn

[13] Website: http://www.dongabank.com.vn [14] Website: http://bidv.com.vn

[15] Website: http://www.vietcombank.com.vn [16] Website: http://agribank.com.vn

[17] Website: http://thitruongthe.com [18] Website: http://sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh thẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương chi nhánh Đà Nẵng (Trang 99 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)