CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
2.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HKD TẠI AGRIBANK KRÔNG
2.2.3 Phân tích các hoạt động Agribank Krông Ana đã thực hiện trong
a. Mục tiêu cho vay HKD của Agribank Krông Ana trong thời gian qua Kế hoạch hoạt động cho vay HKD của chi nhánh đều được đặt mục tiêu theo từng tháng, từng quý và từng năm để đội ngũ nhân viên phấn đấu thực hiện. Lấy đó làm tiêu chí để đánh giá “chất lượng” của một Cán bộ để đánh
giá, chấm điểm, nhận xét thi đua khen thưởng của Chi nhánh và của ngành.
Cụ thể như sau:
Năm 2011: Chỉ tiêu đề ra tổng dư nợ cho vay là 210 tỷ đồng Trong đó cho vay HKD là 192 tỷ đồng, cho vay Tiêu dùng phục vụ đời sống là 18 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 0,45%.
Năm 2012: Chỉ tiêu đề ra tổng dư nợ cho vay là 220 tỷ đồng. Trong đó cho vay HKD là 198 tỷ đồng, cho vay tiêu dùng phục vụ đời sống là 22 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 0,4%.
Năm 2013: Chỉ tiêu đề ra tổng dư nợ cho vay là 267 tỷ đồng. Trong đó cho vay HKD là 240 tỷ đồng, cho vay Tiêu dùng phục vụ đời sống là 27 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu là 0,35%.
Bên cạnh đó Agribank Krông Ana còn đặt mục tiêu rõ ràng là tiếp tục đẩy mạnh cho vay đầu tư những mục đích phi nông nghiệp nhằm phát triển nền kinh tế đa dạng, nhiều thành phần ở địa phương. Tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn ở những dự án có thời gian thu hồi vốn dài. Giữ vững thị phần cho vay HKD so với cho vay các hình thức khác.
b. Phân tích các hoạt động đã triển khai của Agribank Krông Ana nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra
Hoạt động tìm kiếm, phát triển khách hàng
Thực hiện các biện pháp truyền thông, quảng bá thông qua đài truyền thanh, truyền hình địa phương, băng rôn, bảng hiệu tại những khu vực công cộng, nhằm quảng bá những sản phẩm, dịch vụ và thông tin cần thiết đến khách hàng.
Làm việc với chính quyền địa phương, gặp gỡ, trao đổi thường xuyên với các cán bộ tại cơ sở nhằm nắm rõ những nhu cầu, nguyện vọng của nhân
dân, tình hình kinh tế tại địa phương nhằm đưa ra những chính sách hợp lý nhất.
Phân công cụ thể cho từng cán bộ phụ trách địa bàn về chỉ tiêu cụ thể.
Có cơ chế động viên, khen thưởng, kỷ luật cụ thể nhằm khuyến khích các cán bộ làm việc có hiệu quả hơn. Thường xuyên mở các cuộc họp, các buổi tập huấn nâng cao trình độ hiểu biết và tinh thần trách nhiệm cho cán bộ.
Ban lãnh đạo theo dõi chặt chẽ, bám sát địa bàn, nắm thông tin cơ sở từ nhiều nguồn, từ đó đưa ra những chính sách phù hợp và kịp thời theo từng thời kỳ. Thường xuyên theo dõi sát các diễn biến về lãi suất trên thị trường, cấn đối lãi suất để đảm bảo duy trì chính sách lãi suất cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn trên cơ sở vận dụng linh hoạt lãi suất của NHNN.
Tuy nhiên, do đặc thù vùng nông thôn còn hạn chế về mặt nhận thức, vẫn còn hiện tượng dụ dỗ, lôi kéo khách hàng của các đối tượng “Cò” ngân hàng. Một số cán bộ vẫn chưa nhận thức đúng về tầm quan trọng trong việc tìm kiếm, phát triển khách hàng, hành động vẫn còn tư tưởng ngại khó, thụ động, một số chỉ vì hoàn thành chỉ tiêu để đạt được thành tích nên đã phát sinh một số rủi ro cho Ngân hàng.
Hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay HKD của Agribank Krông Ana
Tuân thủ chặt chẽ quy trình tín dụng của cấp trên.
Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát, thẩm định của bộ máy.
Gắn trách nhiệm của các cán bộ theo từng bộ hồ sơ cho vay.
Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng.
Thực hiện việc chấm điểm, xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng vay vốn.
Gia tăng chất lượng cung ứng dịch vụ thông qua các cuộc khảo sát, cải thiện phong cách giao dịch của cán bộ.
Đa dạng hóa các dịch vụ kèm theo nhằm hỗ trợ tối đa cho khách hàng:
dịch vụ thông báo nợ qua điện thoại, dịch vụ bảo hiểm tiền vay, thanh toán qua thẻ...
Thường xuyên có những chương trình khuyến mãi, tặng quà khách hàng nhân dịp lễ, tết, các ngày kỷ niệm trong năm.
Bên cạnh đó việc hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ cho vay HKD tại Agribank Krông Ana vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót cần sớm được khắc phục:
Việc đa dạng hóa nhiều danh mục, ngành nghề vẫn còn hạn chế.
Việc cho vay thường đặt vấn đề tài sản bảo đảm của Khách hàng, chưa chú trọng đến thẩm định khả năng tạo ra dòng tiền của dự án, khả năng thu hồi nợ của khoản vay làm ảnh hưởng ít nhiều đến tăng trưởng dư nợ.
Việc cung cấp giấy tờ chứng minh tài sản như Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất tại địa phương còn chậm, việc kinh doanh, buôn bán dịch vụ, sản xuất tại họ vay đa số là tự phát, nhỏ lẻ, không đăng ký kinh doanh với chính quyền nên còn khó khăn trong việc chứng minh nguồn thu nhập và mục đích vay vốn. Trong khi đó quá trình hoàn tất thủ tục đăng ký tại địa phương còn khá khó khăn.
Các hoạt động điều tra, khảo sát lấy ý kiến của khách hàng chưa bài bản và khoa học, những ý kiến, thông tin thu được còn thiếu tính xây dựng.
Chưa chú trọng đến đặc thù của từng nhóm khách hàng, đặc biệt là các khách hàng thuộc đối tượng dân tộc thiểu số. Một số ít cán bộ có am hiểu về phong tục, tập quán và ngôn ngữ của nhóm đối tượng này. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu.
Một số cán bộ vẫn chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới phong cách phục vụ, thái độ phục vụ. Vẫn còn những biểu hiện không đúng mực trong khi tiếp xúc khách hàng cũng làm hạn chế phần nào sự tăng trưởng của chi nhánh.