CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHO VAY HỘ KINH
3.1 CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3.1.1 Định hướng phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh Đăk Lăk Mục tiêu, định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh Đăk Lăk được định hướng theo Quyết định 87/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 06 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể về phát triển Kinh tế - Xã hội của Tỉnh Đăk Lăk đến năm 2020. Mục tiêu, định hướng phát triển như sau:
- Phát huy tiềm năng, lợi thế của Tỉnh Đăk Lăk; đẩy mạnh việc xây dựng hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, phát triển Kinh tế - Xã hội phải góp phần củng cố khối đoàn kết các dân tộc, tăng cường năng lực quản lý và điều hành của Đảng, của hệ thống chính trị các cấp, bảo đảm giữ vững Quốc phòng, An ninh và giữ vững trật tự an toàn xã hội.
- Các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển Kinh tế - Xã hội:
+ Tăng trưởng kinh tế từ 12,5% - 13%.
+ Chuyển dịch mạnh cơ cấu Kinh tế năm 2015 có cơ cấu Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 32%–33%. Công nghiệp – Xây dựng chiếm 25%–26%. Thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ 41%-42%. Phấn đấu đến năm 2020 cơ cấu Nông – Lâm – Ngư nghiệp chiếm tỷ lệ 25%–26%. Công nghiệp – Xây dựng chiếm 34%–35%. Thương mại và dịch vụ chiếm tỷ lệ 41%.
+ Xuất khẩu phấn đấu đạt khoảng 4 tỷ USD vào năm 2015. Tỷ lệ đóng góp GDP vào Ngân sách khoảng 11%-12% vào năm 2015 và 16%-18%
vào năm 2020.
+ Giảm tốc độ tăng dân số tự nhiên vào năm 2015 là 1,2%- 1,22%. Mức giảm tỷ suất sinh 0,5%-0,7% và tỷ lệ này ở năm 2020 phấn đấu giảm xuống còn 1,1%. Tỷ lệ dân số thành thị ở khoảng 35% vào năm 2015 và vào năm 2020 tỷ lệ này là 45,6%. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong lao động Xã hội còn 50%-55% vào năm 2020.
+ Phấn đấu đến năm 2020 phổ cập Trung học Phổ thông.
+ Khoảng 50% tổng số Xã trên địa bản tỉnh Đăk Lăk đạt tiêu chuẩn nông thôn mới. Đến 2015 có trên 80% hộ đạt tiêu chuẩn Văn hóa các cấp. 65% thôn, buôn, Tổ dân phố đạt tiêu chuẩn văn hóa. Căn bản đến năm 2020 không còn hộ nghèo.
+ Phủ sóng phát thanh và truyền hình địa phương trên toàn Tỉnh.
3.1.2 Kết quả từ việc phân tích thực trạng hoạt động cho vay HKD tại chi nhánh
Đây là một trong những căn cứ chủ yếu để luận văn đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động cho vay HKD tại Agribank Krông Ana.
Qua phân tích tình hình cho vay HDK ở Chương 2. Có thể nhận thấy một số hạn chế còn tồn tại cần được đề xuất giải pháp khắc phục bao gồm :
Quy mô vẫn chưa tương xứng với tiềm năng cho vay HKD trên địa bàn.
Hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank Krông Ana vẫn còn quá chú trọng vào tài sản đảm bảo, chưa thựa sự chú trọng và có những đánh giá, thẩm định kỹ càng về khả năng tạo ra dòng tiền của HKD. Điều này ít
nhiều hạn chế tiềm năng về tăng trưởng dư nợ. Việc đa dạng hóa danh mục cho vay theo ngành nghề vẫn chưa được thực hiện tốt. Việc xếp hạng tín dụng nội bộ đối với Khách hàng vẫn còn chung chung, chiếu lệ, chưa thực sự đánh giá hết được những tiêu chí quan trọng trong đánh giá về Khách hàng nói chung và HKD nói riêng. Tổ chức quy trình tín dụng cẫn chưa có sự tách biệt độc lập giữa chức năng bán hàng và chức năng kiểm soát rủi ro. Công việc của CBTD vẫn quá tải. Từ khâu tìm kiếm khách hàng, thẩm định đánh giá khách hàng, làm hồ sơ, hỗ trợ khách hàng, kiểm tra sau khi cho vay, quản lý hồ sơ đến hạn, quá hạn… đẫn đến hiệu quả công việc chưa cao. Tiềm ẩn nhiều rủi ro.
Cơ cấu cho vay vẫn chưa được cải thiện theo định hướng mà Agribank đề ra. Nổi bật cơ cấu cho vay theo ngành nghề, kỳ hạn.
Chất lượng dịch vụ tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều tồn tại : chất lượng tư vấn và hỗ trợ khách hàng vay, cơ sở vật chất, không gian giao dịch còn sơ sài, không tạo đượcấn tượng tốt đối với khách hàng….
Các chính sách cạnh tranh nhằm giành thị phần vẫn chưa thực sự nổi bật, còn quá phụ thuộc vào cấp trên, không thực sự hấp dẫn Khách hàng.
Các phân tích về nguyên nhân dẫn đến những hạn chế còn tồn tại cũng là một trong những căn cứ quan trọng trong việc đưa ra những đề xuất, giải pháp để khắc phục những vấn đề còn tồn đọng.
3.1.3 Định hướng cho vay HKD của Agribank Krông Ana trong bối cảnh thị trường hiện nay
a. Bối cảnh thị trường
Trong bối cảnh thị trường kinh tế vĩ mô đang trong giai đoạn hồi phục và từng bước ổn định, GDP dần được hồi phục, lạm phát đạt được mục tiêu ổn định ở mức thấp.. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn ở mức thấp, sức mua
của người dân chưa được cải thiện, hàng tồn kho vẫn còn nhiều, tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp, tình hình thu Ngân sách Nhà nước vẫn còn chậm.
Về địa bàn tỉnh Đăk Lăk, tình hình Kinh tế - Xã hội nhìn chung có những phát triển ổn định. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn: Thu Ngân sách nhà nước đạt thấp, kim ngạch xuất nhập khẩu còn thấp, chưa tương xứng với ưu thế của địa phương…
Tiềm năng cho vay HKD trên địa bàn còn khá lớn, nhất là khu vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp nhẹ và các dịch vụ gắn liền còn chưa thực sự được khai thác đúng mức. Nhiều HKD có nhu cầu vay vốn sản xuất vẫn chưa có điều kiện tiếp xúc với nguồn vốn vay của các TCTD.
Hiện nay trên địa bàn huyện Krông Ana có 04 chi nhánh NHTM, 01 chi nhánh Ngân hàng Chính sách – Xã hội, nên sự cạnh tranh là khá gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn.
b. Định hướng cho vay HKD của Agribank Krông Ana
Agribank hiện nay là Ngân hàng Thương mại duy nhất 100% vốn nhà nước. Kể từ khi thành lập đến nay luôn khẳng định vị trí là Ngân hàng thương mại lớn nhất, giữ vai trò chủ đạo, trụ cột đối với nền Kinh tế. Đặc biệt là trong lĩnh vực Nông nghiệp – Nông Thôn – Nông dân. Được Đảng và Nhà nước giao trọng trách dẫn dắt thị trường, đi đầu trong việc chấp hành và thực thi các chính sách của Đảng và Nhà nước về chính sách tiền tệ, đầu tư vốn để thúc đẩy phát triển nền Kinh tế. Trong thời gian tới đây Chi nhánh vẫn tiếp tục thực hiện các định hướng đã được đề ra trước đây song song với thực hiện các định hướng kinh doanh đã được đề ra để phù hợp với cu thế phát triển của nền Kinh tế.
Tiếp tục giữ vững vai trò chủ lực trên thị trường Tiền tệ, tín dụng tại địa bàn Nôn thôn và trên lĩnh vực Nông nghiệp. Đẩy mạnh hơn nữa việc phát triển các dịch vụ Ngân hàng.
Chú trọng hơn việc huy động nguồn vốn tiền gửi từ dân cư và các Tổ chức kinh tế trên địa bàn.
Hoàn thiện hơn nữa các sản phẩm dịch vụ nói chung và hoạt động cho vay HKD nói riêng. Thực hiện cho vay theo đúng quy trình và trong phạm vi kiểm soát.
Với phương châm phát triển Tín dụng theo mục tiêu “Cạnh tranh - Hiệu quả - Hiện đại - Bền vững”, Agribank Krông Ana xác định bên cạnh việc mở rộng tín dụng đối với cho vay HKD còn cần phải tập trung nâng cao chất lượng, lấy chất lương tín dụng làm chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành công việc của CBTD. Tạo động lực và phát huy khả năng làm việc của CBTD nói riêng và toàn thể nhân viên nói chung. Agribank Krông Ana đã đưa ra một số định hướng cụ thể thể phát triển và mở rộng hoạt động cho vay KHD tại chi nhánh:
- Tập trung đẩy mạnh phát triển cho vay HKD với định hướng đa dạng ngành nghề đầu tư, phân tán rủi ro. Coi đây là chương trình trọng tâm trong hoạt động cho vay của Chi nhánh. Tiếp tục giữ vững và cố gắng đẩy mạnh tăng trưởng lượng khách hàng, phát triển thị phần cũng như quy mô dư nợ trong hoạt động cho vay HKD.
- Nâng cao chất lượng hoạt động cho vay HKD, giảm tỷ lệ nợ xấu trong cho vay HKD. Đẩy mạnh công tác quản lý, phòng ngừa rủi ro trong hoạt động Ngân hàng, thành lập bộ phận chuyên biệt để hoạt động trong lĩnh vực đánh giá, phân tích rủi ro của Chi nhánh.
- Tiếp tục nâng cao trình độ chuyên môn, tác phong, lề lối và phong cách phục vụ của cán bộ Ngân hàng, xây dựng một hình ảnh tốt, chuyên nghiệp trong mắt Khách hàng.
- Đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn và quản lý vốn có hiệu quả.
Khai thác nguồn tiền gửi có lãi suất thấp, tạo điều kiện vay vốn lãi suất ưu đãi để các HKD có nhiều cơ hội hơn trong việc tiếp cận vốn vay.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát rủi ro để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động cho vay nói chung và cho vay HKD của chi nhánh nói riêng.