CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG QUẢNG NGÃI
2.1.1. Sự ra đời của Vietcombank Quảng Ngãi
Tên tiếng Việt: Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam- Chi nhánh Quảng Ngãi.
Tên tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam- Quang Ngai Branch.
Trụ sở: 345 Hùng Vương, Thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi.
Ngày 24/2/1999, Chi nhánh Quảng Ngãi chính thức đi vào hoạt động, trở thành chi nhánh thứ 23 của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, đến đầu tháng 6/2008 chính thức đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam-Chi nhánh Quảng Ngãi.
2.1.2. Giới thiệu về dịch vụ cho vay tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng của ngân hàng thương mại đó là một hình thức tài trợ của ngân hàng cho chính sự tiêu dùng của cá nhân và hộ gia đình. Đó là quan hệ kinh tế trong đó ngân hàng chuyển cho các cá nhân hoặc hộ gia đình quyền sử dụng một khoản tiền với những điều kiện nhất định được thoả thuận trong hợp đồng nhằm phục vụ mục đích tiêu dùng của khách hàng.
Các mục đích tiêu dùng có thể là: mua các dụng cụ trong gia đình, đồ gỗ, các dịch vụ chăm sóc y tế, chi phí cho các kỳ nghỉ hè, mua nhà, xây sửa nhà, mua xe hơi, chi phí cho việc đi du học …
Để hiểu rõ bản chất của cho vay tiêu dùng ta có thể so sánh với cho vay sản xuất kinh doanh như sau:
- Về mục đích vay: Thì cho vay tiêu dùng chỉ tài trợ cho nhu cầu tiêu dùng cá nhân chứ không phải tài trợ cho nhu cầu kinh doanh, sản xuất.
- Về đối tượng vay: Các cá nhân và hộ gia đình là khách hàng của loại hình cho vay tiêu dùng trong khi đó cho vay kinh doanh lại là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, hộ gia đình.
- Về nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ của cho vay tiêu dùng là các tài sản thế chấp hay các khoản thu nhập có được khác như: lương, thưởng, bán cổ phiếu, bán nhà, bán quyến sử dụng đất... còn đối với cho vay kinh doanh thì nguồn trả nợ là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.
- Về quy mô khoản vay: Hầu hết các khoản vay tiêu dùng đều có giá trị không lớn trừ những khoản vay để mua quyền sử dụng đất, mua nhà, mua ôtô sang trọng, đi du học, mua sắm những đồ dùng xa xỉ nhưng số lượng các món vay tiêu dùng lại khá nhiều
2.1.3. Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi
Ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi từ khi mới thành lập chi nhánh đã thành một tổ chức tài lớn của cả tỉnh, bản thân doanh nghiệp cũng xác định khách hàng mục tiêu là các doanh nghiệp có quy mô hoạt động lớn.
Ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay kinh doanh là chính, cho vay tiêu dùng chiếm tỷ trọng khá nhỏ. Mặc dù vậy, trong những năm trở lại đây, chi nhánh cũng đã mở rộng các loại hình dịch vụ trong đó có cho vay tiêu dùng nhằm đa dạng hoá khách hàng và nâng cao thu nhập.
Bảng 2.1: Dư nợ cho vay tiêu dùng
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2011 Năm 2012
Chỉ tiêu
Dư nợ Tỷ trọng (%) Dư nợ Tỷ trọng (%)
Dư nợ CVTD 156,115 2.5 148,561 3.1
Tổng dư nợ 6,244,593 100 4,792,276 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng năm 2012) 2.1.4. Đánh giá chung về hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank Quảng Ngãi
a. Kết quả đạt được
- Dư nợ cho vay tiêu dùng không ngừng tăng cao qua các năm nhưng chất lượng tín dụng tiêu dùng vẫn luôn được đảm bảo.
- Tình hình nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ. Cho vay tiêu dùng được coi là chứa đựng nhiều rủi ro nhất, tuy nhiên đối với chi nhánh thì nợ quá hạn tiêu dùng mới chỉ phát sinh ở mức độ rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với cho vay kinh doanh, vẫn trong mức độ an toàn cho phép, điều này cho thấy nỗ lực rất lớn của các cán bộ tín dụng trong việc thẩm định và quản lý rủi ro trong tín dụng tiêu dùng.
- Sự tăng trưởng về số lượng khách hàng đến với ngân hàng, cũng như dư nợ trong lĩnh vực này đã góp phần thực hiện chính sách đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá khách hàng. Hoạt động cho vay tiêu dùng được mở rộng với cơ cấu khá hợp lý đã góp phần làm tăng tổng dư nợ và lợi nhuận cho chính chi nhánh.
Phần lớn các khoản vay tiêu dùng đều là vay ngắn hạn, và trả góp do đó tạo ra dòng tiền đều đặn vào nguồn thu của chi nhánh, tạo điều kiện để chi nhánh quay vòng vốn, tiếp tục cho vay, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
b. Một số hạn chế
- Quy mô cho vay tiêu dùng còn thấp chỉ chiếm khoảng 2% đến 4%
tổng dư nợ.
- Kênh phân phối chưa đa dạng, đặc biệt là tới các huyện vùng sâu vùng xa, hải đảo.
- Quá trình truyền thông quảng cáo về dịch vụ cho vay tiêu dùng chưa được quan tâm sâu sắc, chỉ xuất hiện chủ yếu trên phương tiện là truyền hình.
- Các sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh mới chỉ dừng lại ở các hình thức truyền thống như vay sửa chữa, xây mới, mua nhà, mua ôtô, mua đồ dùng lâu bền, cho vay đi xuất khẩu lao động, còn nhiều hình thức chưa thu hút người tiêu dùng như cho vay đi du học, cho vay mua cổ phần...