CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP
1.2. CÁC LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC LỰA CHỌN CSKT
1.2.1. Lý thuyết kế toán tích cực (Positive Accounting Theory – PAT)
Lý thuyết kế toán tích cực (PAT) là một biểu hiện của lý thuyết kinh tế tân cổ điển. Về cơ bản nó là dựa vào lý thuyết lựa chọn hợp lý. Đó là, liệu lợi ích riêng – thường được gọi là hành vi cơ hội – là cơ sở của tất cả các hoạt
động kinh tế. Vì vậy, trong PAT, hành vi cơ hội là lý do cho sự lựa chọn của các phương pháp kế toán. Trong PAT, các DN được mô tả như là một mối quan hệ hợp đồng, hợp đồng này là cần thiết để có đƣợc sự đồng ý hợp tác của các cá nhân để tối đa hóa lợi ích của các chủ sở hữu, cổ đông của DN.
Theo đó, lý thuyết PAT tìm cách kiểm tra, mô tả, giải thích và dự đoán thực hành kế toán, chứ không tìm cách quy định các hành động cụ thể. Theo Watts và Zimmerman có ba giả thuyết liên quan đến việc dự đoán và giải thích sự lựa chọn kế toán của một DN là kế hoạch tiền thưởng, mức vay nợ (nợ trên vốn chủ sở hữu, đòn bẩy tài chính) và chi phí chính trị, “lý thuyết kế toán tích cực có liên quan với giải thích thực hành kế toán. Nó đƣợc thiết kế để giải thích và dự đoán các DN sẽ hoặc sẽ không sử dụng một phương pháp kế toán cụ thể,... nhưng nó không chỉ ra phương pháp mà một DN nên sử dụng.”
Lý thuyết PAT thực hiện một số dự đoán theo kinh nghiệm liên quan đến hành vi quản lý trong sự hiện diện của nguồn lực tài chính và sự thay đổi kế toán. Một ý nghĩa hữu ích của công việc trong lĩnh vực này là liệu một phương pháp kế toán hay một quy tắc đặc biệt có gây ra những hậu quả kinh tế thực sự, tác động tới người sử dụng thông tin kế toán, người tiếp xúc với các quy tắc kế toán mới. Phát triển lý thuyết kế toán tích cực, trong nghiên cứu của mình, Watts và Zimmerman đƣa ra dự đoán về khả năng một DN sẽ trình bày BCTC của mình nhằm đảm bảo rằng các chi phí trong quản lý, cổ đông và trái phiếu được giảm thiểu. Trong trường hợp này người ta có thể dự đoán được thái độ của các nhà quản lý hướng tới một chuẩn mực kế toán mà có thể ảnh hưởng xấu đến đòn bẩy tài chính của DN và các khoản nợ của DN đó. Ở một mặt khác, lý thuyết cũng dự đoán rằng đòn bẩy DN càng cao, nhiều khả năng nó làm các nhà quản lý sẽ lựa chọn phương pháp kế toán thu nhập ngày càng tăng để làm giảm nguy cơ vi phạm các điều khoản liên quan trong các hợp đồng nợ. Tuy nhiên, nhà quản lý có thể thêm thông tin về DN từ bên
ngoài và điều này có thể ảnh hưởng đến sự lựa chọn của họ về phương pháp kế toán [16].
1.2.2. Lý thuyết đại diện (Agency Theory)
Lý thuyết đại diện là một phần quan trọng của PAT. Nguồn gốc của nó là các tài liệu thông tin kinh tế trong đó thông tin đƣợc đặt vào một môi trường ra quyết định rõ ràng. Lý thuyết đại điện đề cập đến mối quan hệ hợp đồng giữa một bên là người chủ sở hữu vốn của DN và một bên khác là người quản lý – người đại diện thực hiện các quyết định của DN. Lý thuyết đại diện nêu ra vấn đề chính là làm thế nào để người đại diện làm việc vì lợi ích cao nhất cho người chủ khi họ có lợi thế về thông tin hơn người chủ và có những lợi ích khác với lợi ích của những ông chủ này. Theo PAT, cả hai bên sẽ hành động theo lợi ích riêng mà không nhất thiết phải trùng nhau.
Ở thị trường không hoàn hảo, sự hiện diện của chi phí đại diện rất rõ ràng. Lựa chọn kế toán được xác định ảnh hưởng đến một hoặc nhiều thỏa thuận hợp đồng của DN. Thông thường được gọi là quan điểm ký kết hợp đồng hiệu quả. Thỏa thuận hợp đồng này bao gồm các thỏa thuận về bồi thường, các giao ước nợ, chức năng chính là giảm bớt các chi phí đại diện bằng cách sắp xếp tốt các ƣu đãi cho các bên. Tuy nhiên tùy thuộc vào cấu trúc của các hợp đồng, sự lựa chọn kế toán có thể đƣợc thực hiện để tăng bồi thường hoặc tránh vi phạm giao ước nợ. Trong hầu hết các trường hợp, nhiều sự lựa chọn kế toán có thể đƣợc lựa chọn đơn lẻ hoặc phối hợp để thực hiện một hoặc nhiều mục tiêu. Ví dụ: Sử dụng phương pháp LIFO thường làm giảm giá trị hiện tại của các loại thuế và các quy định phù hợp LIFO thường sử dụng tại các đơn vị với mục đích thuế trước tiên, sau đó LIFO phải được sử dụng cho mục đích BCTC. Tương tự như vậy, trong việc phân bổ giá mua trong hợp nhất kinh doanh chịu thuế, phân bổ cho các mục đích thuế và
BCTC là gống nhau. Có thể nói rằng, có những mâu thuẫn tiềm tàng giữa nhiều mục tiêu trong việc lựa chọn phương pháp kế toán [24].
1.2.3. Lý thuyết kế toán quy phạm - chuẩn mực kế toán (Normative Accounting Theory)
Lý thuyết kế toán quy phạm cung cấp hướng dẫn trong việc lựa chọn các CSKT, thủ tục kế toán một cách thích hợp nhất cho phù hợp với hoàn cảnh và quy định những gì nên đƣợc thực hiện.
Lý thuyết quy phạm đôi khi còn được coi là quy tắc khi nó đưa ra hướng dẫn, quy tắc cho người làm kế toán về những gì phát sinh trong thực tiễn cần thực hiện theo để đạt đƣợc kết quả cụ thể. Ví dụ: Phải ghi nhận tài sản nhƣ thế nào để đánh giá nhằm mục đích lập BCTC, ghi nhận theo giá thị trường hay theo giá gốc.
Kế toán thực hành dựa vào lý thuyết quy phạm khi cố gắng thiết lập chính sách kinh tế, tài chính trong tương lai. Thông thường để lập được kế hoạch tài chính cho tương lai cần phải dựa vào các báo cáo kế toán dựa trên nền tảng các số liệu quá khứ, hay nói cách khác phải căn cứ vào các thực hành thực tế dựa trên lý thuyết kế toán tích cực.
1.2.4. Lý thuyết các bên liên quan
Các bên liên quan là bất kỳ cá nhân hay nhóm người có thể ảnh hưởng hoặc bị ảnh hưởng bởi việc đạt được các mục tiêu của DN, bao gồm: các cổ đông, nhân viên, khách hàng, người cho vay, nhà cung cấp,... Tất cả các bên liên quan có quyền đƣợc cung cấp thông tin.
Lý thuyết các bên liên quan [12] tìm cách giải thích và dự đoán một tổ chức sẽ phản ứng nhƣ thế nào với nhu cầu của các bên liên quan khác nhau.
Lý thuyết các bên liên quan không quy định những thông tin nào cần đƣợc công bố, hay chỉ ra việc cung cấp các thông tin có thể hữu ích cho các hoạt động của DN. Bằng các số liệu kế toán cung cấp cho các bên liên quan, nhà
quản lý mong đợi sẽ ảnh hưởng đến các quyết định của bên thứ ba trong trường hợp các bên thứ ba sử dụng thông tin kế toán. Các thông tin cung cấp phải phù hợp và ảnh hưởng đến chính sách công bố thông tin của DN đối với bên thứ ba, do đó các DN có thể có động cơ để quản lý những con số mà kế toán báo cáo. Các giả thuyết phổ biến nhất là các phương pháp kế toán mà DN chọn có thể là để giảm hoặc trì hoãn số thuế phải nộp và để tránh một số quy định hiện hành khác (hay còn gọi là chi phí chính trị)[24].