Thực trạng vận dụng CSKT liên quan đến HTK

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, Phú Yên (Trang 58 - 63)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CSKT TẠI CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN

3.1.1. Thực trạng vận dụng CSKT liên quan đến HTK

Trong mẫu điều tra thì chỉ có 0,45% số DN của mẫu nghiên cứu cho biết họ không có ghi nhận HTK do đặc thù công việc và lĩnh vực kinh doanh (các DN này tham gia trong lĩnh vực dịch vụ là cơ sở giảng dạy ngoại ngữ, DN tổ chức bán đấu giá, thẩm định giá, dịch vụ taxi và vận tải khác). Nhƣ vậy có thể thấy rằng không phải tất cả các DN tham gia hoạt động kinh doanh đều có HTK mà còn tùy thuộc vào lĩnh vực hoạt động có liên quan hoặc có cần thiết phải dự trữ HTK hay không.

Đối với các DN có ghi nhận và hạch toán HTK trong mẫu nghiên cứu, qua kiểm tra cho thấy: 95,28% các DN áp dụng phương pháp quản lý HTK là phương pháp kê khai thường xuyên và chỉ có 4,72% DN áp dụng phương pháp quản lý là phương pháp kiểm kê định kỳ. Các DN áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ cho biết do số lƣợng HTK trong đơn vị không nhiều và không có sự biến động lớn hàng ngày vì thế việc ghi nhận và quản lý theo phương pháp kiểm kê định kỳ là phù hợp hơn. Việc ghi nhận trị giá xuất kho của các DN tương đối giống nhau dù phương pháp quản lý là kê khai thường

xuyên hay kiểm kê định kỳ, các DN có thể lựa chọn áp dụng 1 trong 4 phương pháp là FIFO, LIFO, bình quân hoặc thực tế đích danh. Bảng dưới đây mô tả tỷ lệ doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá HTK như sau:

Bảng 3.1. Phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho Phương pháp Số lượng Phần trăm (%)

Bình quân 54 50.9

FIFO 43 40.6

Thực tế đích danh 9 8.5

Total 106 100.0

Nguồn: Tác giả tính toán

Bảng này cho thấy, trong số các DN có ghi nhận HTK thì có 40,6% DN thực hiện việc ghi nhận HTK theo phương pháp FIFO, có 50,9% DN thực hiện việc ghi nhận theo phương pháp bình quân và có 8,5% DN thực hiện ghi nhận theo phương pháp thực tế đích danh. Qua khảo sát, có thế thấy các DN sử dụng phương pháp bình quân để tính giá xuất HTK là chủ yếu, bởi phương pháp này đơn giản, dễ tính và dễ áp dụng hơn so với các phương pháp khác.

Bên cạnh việc ghi nhận, quản lý và hạch toán HTK, một số DN trong quá trình theo dõi HTK còn tiến hành lập dự phòng giảm giá HTK để đảm bảo việc tránh tổn thất tài sản trong kỳ kế toán. Theo mẫu nghiên cứu, số lượng các DN có tiến hành lập dự phòng giảm giá HTK tương đối ít hơn các DN không lập dự phòng giảm giá HTK (chiếm 21,7% trong tổng số các DN có ghi nhận HTK). Lý do đƣợc các DN đƣa ra để giải thích cho việc không lập dự phòng giảm giá HTK nhƣ sau:

Bảng 3.2. Lý do DN không lập dự phòng giảm giá HTK

Lý do Số lƣợng Phần trăm (%)

Khó xác định giá trên thị trường 17 20.5 Không có hiện tƣợng giảm giá HTK 46 55.4

Ảnh hưởng đến lợi nhuận 20 24.1

Tổng 83 100.0

Nguồn: Tác giả tính toán Theo đó, các DN đều nói rằng tại đơn vị mình không có hiện tƣợng giảm giá HTK (chiếm 55,4%), kế đến là do ảnh hưởng đến lợi nhuận (chiếm 24,1%) và cuối cùng là do khó xác định giá trên thị trường (chiếm 20,5%). Có thể nói rằng, với đặc thù kinh doanh nhỏ lẻ, ít dự trữ HTK nên các DNNVV hầu nhƣ hạn chế việc lập dự phòng giảm giá HTK để tránh phát sinh thêm các chi phí không cần thiết.

Nhƣ vậy,về chính sách HTK trong các DNNVV, qua khảo sát cho thấy:

Bảng 3.3.Bảng loại hình DN với phương pháp tính giá xuất HTK

Phương pháp Các loại hình DN

Tổng Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng

Bình quân Số lƣợng 7 29 10 8 54

% 41.2% 63.0% 52.6% 33.3% 50.9%

FIFO Số lƣợng 9 14 8 12 43

% 52.9% 30.4% 42.1% 50.0% 40.6%

Thực tế đích danh

Số lƣợng 1 3 1 4 9

% 5.9% 6.5% 5.3% 16.7% 8.5%

Tổng Số lƣợng 17 46 19 24 106

% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%

Giá trị kiểm định Chi-bình phương = 7,924, sig.=0,244

Nguồn: Tác giả tính toán

DN thương mại thường sử dụng phương pháp bình quân để tính giá xuất hơn so với các DN thuộc các lĩnh vực khác (chiếm tới 27,4% trong tổng số DN sử dụng phương pháp bình quân và chiếm 63% trong số DN cùng lĩnh vực tham gia trả lời khảo sát). Tuy nhiên cũng có tới 13,2%DN thương mại sử dụng phương pháp FIFO để tính giá xuất HTK (trong tổng số các DN sử dụng phương pháp FIFO) và chiếm 30,4% trong tổng số các DN thương mại tham gia trả lời khảo sát. Có thể thấy rằng các DN thương mại có sự ưu tiên cho phương pháp bình quân nhiều hơn, sau đó là tới phương pháp FIFO và các phương pháp khác. Điều này có lẽ là do đặc thù của các DN thương mại là những DN đóng vai trò nhƣ một trung gian trong quá trình trao đổi mua bán giữa DN sản xuất và người tiêu dùng, cũng có DN dự trữ HTK nhưng để tránh trường hợp ảnh hưởng đến chi phí thì khối lượng dự trữ thường không cao. Trong khi đó các DN sản xuất và xây dựng lại cho thấy sự lựa chọn khác, họ thiên về lựa chọn phương pháp FIFO nhiều hơn (8,5% và 11,3% trong tổng số các DN sử dụng phương pháp FIFO) kế đến là phương pháp bình quân (6,6% và 7,5% trong tổng số các DN lựa chọn phương pháp bình quân).

Dù không có sự chênh lệch đáng kể đối với việc lựa chọn phương pháp FIFO và phương pháp bình quân trong DN sản xuất và xây dựng nhưng điều này cũng là xuất phát từ một phần đặc điểm của DN. Các DN sản xuất và xây dựng thường dự trữ một số lượng HTK nhất định phục vụ cho quá trình hoạt động; để tránh tổn thất có thể xảy ra họ phải lựa chọn phương pháp kế toán sao cho hàng dự trữ không để quá lâu có thể dẫn đến tình trạng hƣ hỏng, không sử dụng đƣợc vì kỳ hoạt động có thể kéo dài. Tuy nhiên, kết quả kiểm định Chi-bình phương trong mối liên hệ này cho thấy giá trị Sig.=0,244 ở mức ý nghĩa thống kê 5%, nên có thể nói rằng ngành nghề kinh doanh không có mối liên hệ với sự lựa chọn các kỹ thuật kế toán tính giá xuất HTK.

Nếu xét về mối quan hệ giữa quy mô của DN với việc lựa chọn kỹ thuật kế toán trong tính giá xuất HTK, thì kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.4. Quy mô DN với phương pháp tính giá xuất HTK

Quy mô DN Phương pháp HTK

Tổng Bình quân FIFO Thực tế đích danh

< 1 tỷ Số lƣợng 7 1 0 8

% 87.5% 12.5% 0.0% 100.0%

Từ 1 tỷ đến 10 tỷ Số lƣợng 35 31 6 72

% 48.6% 43.1% 8.3% 100.0%

Từ 10 tỷ đến 20 tỷ Số lƣợng 9 7 2 18

% 50.0% 38.9% 11.1% 100.0%

Từ 20 tỷ đến 50 tỷ Số lƣợng 1 3 0 4

% 25.0% 75.0% 0.0% 100.0%

> 50 tỷ Số lƣợng 2 1 1 4

% 50.0% 25.0% 25.0% 100.0%

Tổng Số lƣợng 54 43 9 106

% 50.9% 40.6% 8.5% 100.0%

Giá trị kiểm định Chi-bình phương = 8,242, Sig. = 0,41

Nguồn: Tác giả tính toán Trong mẫu khảo sát với 106 DN có HTK thì có 67,92% DN có quy mô trong khoảng từ 1 tỷ đến 10 tỷ điều này cho thấy hầu hết các DN tại TP Tuy Hòa thường có quy mô nhỏ với số vốn ít. Trong số đó có tới 48,5% DN lựa chọn tính giá xuất HTK theo phương pháp bình quân, số DN lựa chọn theo phương pháp FIFO chiếm tỷ lệ 43,1% - một sự chênh lệch không đáng kể giữa hai phương pháp. Đáng lưu ý trong mẫu nghiên cứu có 3,77% DN có quy mô từ 20 tỷ đến 50 tỷ nhƣng trong đó lại có tới 75% DN chọn tính giá theo phương pháp FIFO thay vì theo phương pháp bình quân (chiếm 25%).

Mặc dù mẫu nghiên cứu chỉ có 7,55% DN có quy mô siêu nhỏ (dưới 1 tỷ đồng) nhưng hầu hết các DN này chọn tính giá theo phương pháp bình quân

(chiếm 87,5%) và chỉ một phần nhỏ là chọn tính theo phương pháp FIFO (12,5%). Điều này cho thấy chƣa hẳn các DN có quy mô lớn hơn sẽ yêu thích chọn phương pháp bình quân hơn phương pháp FIFO và ngược lại. Kết quả kiểm tra Chi-bình phương cũng cho thấy với giá trị Sig. = 0,41 ở mức ý nghĩa thống kê 5% chứng tỏ không có mối liên hệ giữa quy mô của DN với việc lựa chọn phương pháp tính giá HTK.

Ngoài ra, để giải thích cho sự lựa chọn này, qua khảo sát có 54 DN lựa chọn phương pháp bình quân trả lời chủ yếu là do đặc thù của HTK (tiêu chuẩn công nghiệp, giá trị, số lượng) và ảnh hưởng đến chi phí tính thuế TNDN, xu hướng biến động giá trên thị trường vàyếu tố đơn giản để tính toán cũng có ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn nhưng mức ảnh hưởng không nhiều, các yếu tố khác nhƣ quyết định của ban lãnh đạo đơn vị về quản lý HTK hay trình độ kế toán thì mức ảnh hưởng là không đáng kể. Tương tự với 43 DN lựa chọn phương pháp FIFO, các DN cũng đưa ra lý do chủ yếu là do đặc thù của HTK, ảnh hưởng chi phí tính thuế sau này; và các lý do cũng có một số tác động đó là xu hướng biến động giá, quyết định của ban lãnh đạo, trình độ của kế toán; tuy nhiên yếu tố đơn giản để tính toán không ảnh hưởng đáng kể.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, Phú Yên (Trang 58 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)