Quản lý lợi nhuận

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, Phú Yên (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC VẬN DỤNG CSKT CỦA

1.3.3. Quản lý lợi nhuận

Mục tiêu truyền thống và quan trọng của một chủ DN theo lý thuyết là đạt tối đa lợi nhuận và giả thuyết này rất vững chắc. Hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường, để tồn tại và phát triển sản xuất kinh doanh của DN phải có hiệu quả. Lợi nhuận chính là một chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp nói lên kết quả của toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Nếu DN phấn đấu cải tiến, nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh làm cho giá thành sản phẩm hạ thì lợi nhuận sẽ tăng lên một cách trực tiếp. Ngƣợc lại, nếu giá thành sản phẩm tăng lên thì lợi nhuận sẽ giảm đi. Bởi vậy lợi nhuận là chỉ tiêu quan trọng nhất tác động đến mọi vấn đề của DN, quyết định sự tồn tại và phát triển của DN, đồng thời lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của DN, là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Trong nghiên cứu của mình, DeFond và Park [24] đƣa ra bằng chứng rằng khi thu nhập hiện tại là thấp và dự kiến lợi nhuận trong tương lai tốt hơn, vì bị thúc đẩy bởi những lo ngại và các mục tiêu hoạt động các nhà quản lý có xu hướng mượn thu nhập từ tương lai để sử dụng trong giai đoạn hiện tại (và ngược lại). Các tác giả lưu ý rằng kết quả của họ phụ thuộc vào tính chính xác của các ước tính của họ về thu nhập dự kiến trong tương lai, các khoản trích trước tùy ý và có thể do mẫu nghiên cứu của họ.

Còn Burgstahler và Dichev [24] lại báo cáo rằng các nhà quản lý dường nhƣ quản lý thu nhập để tránh bị thua lỗ. Họ đƣa vào một lý thuyết về chi phí giao dịch chứ không phải ký kết hợp đồng quản lý hiệu quả. Họ gợi ý về giao dịch với các bên liên quan thuận lợi hơn làm cho DN có thu nhập cao hơn chứ không phải thu nhập thấp hơn và nhà đầu tƣ cũng không phải là hoàn toàn hợp lý trong việc đánh giá các nội dung thông tin trong báo cáo thu nhập.

Theo Ths Nguyễn Thị Phương Hồng, Nguyễn Thị Kim Oanh [2] lợi nhuận ổn định giữa các kỳ giúp DN đƣợc đánh giá tốt hơn, do đó các DN sẽ lựa chọn các CSKT phù hợp sao cho có thể giúp họ dịch chuyển sự biến động của lợi nhuận kỳ này sang kỳ sau và ngƣợc lại; nhân tố này cũng đƣợc chứng mình qua nghiên cứu thực nghiệm của Steven Young [2].

Nói chung, kế toán được xem là một công cụ của người quản lý để kiểm tra, giám sát các hoạt động của DN sao cho các hoạt động có hiệu quả. Tùy thuộc vào mục tiêu của DN mà nhà quản lý có xu hướng lựa chọn các CSKT để điều chỉnh tăng hoặc giảm lợi nhuận trong kỳ. Khi cần cung cấp những thông tin về DN cho bên thứ ba thì nhà quản lý cũng lựa chọn các CSKT sao cho thông tin cung cấp là thông tin có lợi nhất cho DN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong quá trình hoạt động, tình hình tài chính của DN luôn biến động không ngừng làm phát sinh các nghiệp vụ kinh tế đa dạng, phức tạp; để ghi nhận một cách trung thực các thay đổi đó đòi hỏi các DN phải tuân thủ theo các CSKT cụ thể.

Trong chương thứ nhất, luận văn đã trình bày những vấn đề lý luận cơ bản về CSKT trong DN, các lý thuyết liên quan đến việc lựa chọn các CSKT và một số nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng các CSKT theo các nghiên cứu trong nước và ngoài nước. Những lý luận này xuất phát từ nội dung các chuẩn mực kế toán Việt nam và các nghiên cứu trước đây về việc vận dụng các CSKT trong các DN. Đây sẽ là nền tảng lý thuyết cho các chương sau khi tiến hành thiết kế mô hình nghiên cứu, xây dựng giả thuyết nghiên cứu, đo lường các biến của mô hình và tiến hành phân tích các kết quả từ điều tra các DN trên địa bàn TP. Tuy Hòa, Phú Yên.

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng chính sách kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn Thành phố Tuy Hòa, Phú Yên (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)