CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM VẬN DỤNG CSKT TẠI CÁC DNNVV TRÊN ĐỊA BÀN
3.1.2. Thực trạng vận dụng CSKT tài sản cố định
Đối với việc theo dõi quản lý TSCĐ trong các DN, đề tài tập trung vào phân tích việc lựa chọn thủ tục tính khấu hao TSCĐ, kết quả khảo sát là:
Bảng 3.5. Phương pháp khấu hao TSCĐ Phương pháp Số lượng Phần trăm (%)
Đường thẳng 96 86.5
Số dƣ giảm dần 11 9.9
Sản lƣợng 4 3.6
Tổng 111 100.0
Nguồn: Tác giả tính toán
Theo đó, có tới 86,5% DN sử dụng phương pháo khấu hao là đường thẳng, có 9,9% các DN sử dụng phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần và có 3,6% DN sử dụng phương pháp khấu hao theo sản lượng. Khi được hỏi về lý do lựa chọn phương pháp khấu hao theo phương pháp đường thẳng, thì các DN đều cho rằng đây là phương pháp đơn giản, dễ tính và phù hợp trong cả việc tính toán các chi phí để tính thuế sau này. Điều này cho thấy mối quan tâm của các DN vẫn tập trung chú trọng vào việc hạch toán các chi phí một cách phù hợp để tiện cho việc tính toán các loại chi phí tính thuế khi lập BCTC.
Để cụ thể hơn các số liệu trên, đề tài đã kiểm tra mối quan hệ giữa loại hình DN và sự lựa chọn phương pháp khấu hao, kết quả thu được như sau:
Bảng 3.6. Loại hình DN với các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Phương pháp Các loại hình DN
Tổng Sản xuất Thương mại Dịch vụ Xây dựng
Đường thẳng Số lượng 12 42 21 21 96
% 70.6% 91.3% 87.5% 87.5% 86.5%
Số dƣ giảm dần
Số lƣợng 1 4 3 3 11
% 5.9% 8.7% 12.5% 12.5% 9.9%
Sản lƣợng Số lƣợng 4 0 0 0 4
% 23.5% 0.0% 0.0% 0.0% 3.6%
Tổng Số lƣợng 17 46 24 24 111
% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0% 100.0%
Giá trị kiểm định Chi-bình phương = 23,415, Sig. = 0,001
Nguồn: Tác giả tính toán Bảng này cho thấy, trong số các DN trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng thì DN thương mại chiếm 43,75% và DN dịch vụ chiếm 21,88%, DN xây dựng cũng chiếm 21,88% và DN sản xuất chiếm 12,5%. Nếu xét riêng từng lĩnh vực, có thể thấy, trong lĩnh vực thương mại với có tới
91,3% DN sử dụng phương pháp khấu hao theo đường thẳng và chỉ có 8,7%
DN sử dụng phương pháp số dư giảm dần. DN dịch vụ và DN xây dựng có số lượng DN tham gia khảo sát giống nhau và có tỷ lệ lựa chọn các phương pháp cũng giống nhau: 87,5% DN chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng và 12,5% DN chọn phương pháp số dư giảm dần. Với các DN sản xuất tham gia trả lời thì 70,6% DN chọn phương pháp đường thẳng, 5,9% DN chọn phương pháp số dư giảm dần và 23,5% DN chọn phương pháp khấu hao theo sản lượng. Qua kết quả kiểm định Chi-bình phương, với giá trị Sig. = 0,001 có ý nghĩa thống kê ở mức 5% do vậy có thể nói tồn tại mối quan hệ giữa lĩnh vực kinh doanh của DN với việc lựa chọn phương pháp khấu hao của DN.
Đề tài cũng xem xét mối quan hệ giữa quy mô DN với việc lựa chọn phương pháp tính khấu kết quả như sau:
Bảng 3.7. Quy mô DN với các phương pháp tính khấu hao TSCĐ
Quy mô DN Phương pháp tính khấu hao
Tổng Đường thẳng Số dư giảm dần Sản lượng
< 1 tỷ Số lƣợng 9 1 0 10
% 90.0% 10.0% 0.0% 100.0%
Từ 1 tỷ đến 10 tỷ Số lƣợng 65 8 2 75
% 86.7% 10.7% 2.7% 100.0%
Từ 10 tỷ đến 20 tỷ Số lƣợng 14 2 2 18
% 77.8% 11.1% 11.1% 100.0%
Từ 20 tỷ đến 50 tỷ Số lƣợng 4 0 0 4
% 100.0% 0.0% 0.0% 100.0%
> 50 tỷ Số lƣợng 4 0 0 4
% 100.0% 0.0% 0.0% 100.0%
Tổng Số lƣợng 96 11 4 111
% 86.5% 9.9% 3.6% 100.0%
Giá trị kiểm định Chi-bình phương = 4,85; Sig.= 0,773
Nguồn: Tác giả tính toán
Với mẫu nghiên cứu thu thập đƣợc có 67,57% DN có tổng tài sản từ 1 tỷ đến 10 tỷ, trong số đó có tới 86,7% số DN lựa chọn phương pháp khấu hao theo đường thẳng, 10,7% DN chọn khấu hao theo số dư giảm dần và chỉ có 2,7% số DN chọn khấu hao theo sản lƣợng. Đối với các DN có quy mô lớn hơn từ 20 tỷ trở lên, qua thống kê trên có thể thấy rằng tất cả các DN đều chọn khấu hao theo đường thẳng chứ không chọn các phương pháp khác.
Nhưng đáng chú ý là các DN có quy mô dưới 1 tỷ thì có tới 90% DN chọn khấu hao theo đường thẳng và chỉ có 10% là chọn khấu hao theo số dư giảm dần, không có khấu hao theo sản lƣợng. Kiểm chứng mối liên hệ giữa quy mô là việc lựa chọn thủ tục khấu hao qua giá trị Sig. của kiểm định Chi-bình phương, kết quả cho thấy với Sig. = 0,773 ở mức ý nghĩa thống kê 5% nên có thể nói rằng không có mối liên hệ giữa quy mô của DN với việc lựa chọn thủ tục khấu hao TSCĐ tại DN.
Qua xem xét lý do thực sự của việc lựa chọn các phương pháp này, đề tài nhận thấy, các DN đều cho rằng mức ảnh hưởng tới việc tính thuế TNDN và ảnh hưởng tới dòng tiền sau này là điều quan trọng tác động vào lựa chọn các phương pháp khấu hao, bên cạnh đó là yếu tố nhằm tạo ra một hình ảnh thuận lợi về DN trong trường hợp DN chọn khấu hao theo đường thẳng và theo số dư giảm dần nhưng yếu tố này lại không ảnh hưởng đáng kể đối với DN chọn khấu hao theo sản lƣợng. Ngoài ra còn có một số lý do tác động không đáng kể tới việc lựa chọn phương pháp khấu hao của DN như đặc điểm TSCĐ, đơn giản trong tính toán khấu hao, quyết định của ban lãnh đạo về việc ghi nhận và đánh giá TSCĐ, hay là trình độ kế toán.
Ngoài việc lựa chọn phương pháp khấu hao một cách hợp lý thì các DN còn quan tâm tới việc lựa chọn tỷ lệ khấu hao TSCĐ, kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 3.8. Căn cứ lựa chọn tỷ lệ khấu hao TSCĐ
Căn cứ Số lƣợng Phần trăm (%)
Quy chế quản lý và khung khấu hao 71 64.0
Sự linh động trong thu hồi vốn của DN 40 36.0
Tổng 111 100.0
Nguồn: Tác giả tính toán
Theo đó, các DN quyết định lựa chọn phương pháp khấu hao đồng thời phải lựa chọn tỷ lệ khấu hao thích hợp, căn cứ cho việc lựa chọn tỷ lệ khấu hao của các DN thường là dựa vào quy chế quản lý và khung khấu hao được Bộ tài chính ban hành (chiếm tới 64%), có 36% DN là lựa chọn tỷ lệ khấu hao dựa vào sự linh động trong thu hồi vốn của DN theo chuẩn mực kế toán.