CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.3. ĐO LƯỜNG CÁC BIẾN VÀ THIẾT KẾ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.3.1. Đo lường các biến
Các giả thuyết đã đƣợc hình thành trong các hình thức của mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc. Để kiểm tra các giả thuyết đƣợc xây dựng ở trên thì điều quan trọng là cần xác định đƣợc các biến sử dụng và đo lường được các biến đó. Dựa trên các nghiên cứu trước, đề tài tiến hành xây dựng và đo lường các biến gồm: biến phụ thuộc, biến độc lập và biến kiểm soát. Việc đo lường các biến tạo điều kiện cho việc sử dụng các kỹ thuật thống kê để nghiên cứu và đánh giá mối quan hệ của các biến.
a. Biến phụ thuộc – Biến chính sách kế toán
Biến phụ thuộc trong nghiên cứu đƣợc thiết theo kiểu biến nhị phân theo hai hướng: Các CSKT được lựa chọn có xu hướng làm tăng lợi nhuận và các CSKT được lựa chọn có xu hướng không làm tăng lợi nhuận.
Đề tài nghiên cứu các CSKT đƣợc lựa chọn bởi các DN bao gồm: Chính sách kế toán hàng tồn kho, Chính sách kế toán tài sản cố định, Chính sách kế
toán nợ phải thu, Chính sách kế toán về doanh thu và chi phí. Đây là những chính sách phổ biến đang đƣợc các DN quan tâm và phù hợp với đặc thù hoạt động của DNNVV nói chung và DNNVV trên địa bàn TP Tuy Hòa nói riêng.
Đối với các DNNVV thì các CSKT này thường không được công bố rộng rãi mà chỉ đƣợc gửi cho các cơ quan quản lý bắt buộc thông qua BCTC.
Đối với chính sách kế toán HTK, theo quy định DN đƣợc phép lựa chọn 1 trong 4 phương pháp (LIFO, FIFO, bình quân gia quyền và thực tế đích danh) để tính giá hàng xuất kho. Trong trường hợp giá HTK có xu hướng tăng thì việc lựa chọn tính giá HTK theo phương pháp FIFO sẽ làm cho thu nhập hiện tại tăng lên cao hơn so với các trường hợp chọn phương pháp bình quân hay phương pháp thực tế đích danh.
Đối với chính sách TSCĐ, đề tài tập trung vào chính sách lựa chọn phương pháp khấu hao TSCĐ. Theo quy định DN được phép lựa chọn 1 trong 3 phương pháp (khấu hao theo đường thẳng, theo số dư giảm dần và khấu hao theo sản lượng) để trích khấu hao các tài sản trong DN. Áp dụng phương pháp nào thì kết quả cuối cùng cũng là phản ánh tổng chi phí đã bỏ ra của DN cho một tài sản. Phương pháp khấu hao theo đường thẳng sẽ luôn làm tăng lợi nhuận trong hiện tại nhƣng chi phí của lợi nhuận là giống nhau trong một thời điểm ở tương lai.
Đối với CSKT liên quan đến nợ phải thu, đề tài tập trung vào xem xét chính sách lựa chọn trích lập dự phòng phải thu khó đòi của các DN. Theo đó, DN căn cứ vào mức độ nợ quá hạn và xét đoán nghề nghiệp kế toán đối với từng khoản nợ của khách hàng hoặc DN căn cứ vào số liệu lịch sử về nợ khó đòi trên doanh số bán chịu của từng khách hàng để tiến hành trích lập các khoản dự phòng nợ khó đòi cho từng khách hàng. DN căn cứ vào mức độ nợ quá hạn và xét đoán nghề nghiệp của kế toán viên có thể dẫn đến dự kiến mức tổn thất cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào nhận thức chủ quan của kế toán
viên công nợ trong DN, từ đó làm ảnh hưởng đến chi phí phát sinh trong kỳ.
Vì thế, lợi nhuận của DN trong kỳ cũng thay đổi nghịch với sự thay đổi của chi phí.
Giá trị các biến phụ thuộc – biến CSKT được đo lường như sau: nếu phương pháp lựa chọn làm tăng lợi nhuận trong kỳ thì nhận giá trị 1 và nếu phương pháp lựa chọn không làm tăng lợi nhuận trong kỳ thì nhận giá trị 0.
Bảng 2.1. Bảng phân loại CSKT làm tăng hoặc không làm tăng lợi nhuận Chính sách
kế toán
Xu hướng làm tăng lợi nhuận (1)
Xu hướng không làm tăng lợi nhuận (0)
Hàng tồn kho
FIFO Phương pháp khác (LIFO, thực tế đích danh, bình quân)
Khấu hao TSCĐ
Đường thẳng Phương pháp khác (số dư giảm dần, sản lƣợng)
Dự phòng Nợ phải thu
Mức độ nợ quá hạn và xét đoán nghề nghiệp kế toán
Phương pháp khác (số liệu lịch sử về nợ khó đòi trên doanh số bán chịu)
Nguồn: Tác giả tính toán b. Biến độc lập
Các nhân tố kinh tế tác động tới sự lựa chọn các phương pháp kế toán của một DN đƣợc xem xét trong đề tài gồm các nhân tố thuộc về đặc thù của DN, cụ thể các biến được đo lường như sau:
Biến quy mô DN
Quy mô DN được các nhà nghiên cứu trước xem xét như là một biến đại diện cho tầm nhìn chính trị của nhà quản trị DN. Các nghiên cứu trước sử dụng nhiều loại thang đo khác nhau để đo lường biến này như sử dụng tổng doanh thu và giá trị sổ sách của tài sản [17], [18].
Trong bảng câu hỏi khảo sát, quy mô của DN đƣợc đo bằng cách sử dụng tổng giá trị doanh thu và tổng tài sản trên Bảng cân đối kế toán năm gần nhất (năm 2014).
Số năm thành lập
Các nghiên cứu trước cho thấy số năm thành lập của một DN có mối quan hệ với việc lựa chọn các CSKT tại DN. Theo đó, DN mới thành lập có xu hướng tập trung vào phát triển các sản phẩm và phát triển thị trường chứ không phải tập trung vào công tác kế toán. Trong khi các nhà quản lý ít kinh nghiệm về quản lý và việc tuân thủ các quy định hiện hành dẫn đến một thực tế là các DN mới thành lập thường có chất lượng thông tin kế toán thấp. Ngược lại các DN đã thành lập lâu năm có xu hướng hoàn thiện hệ thống kế toán, nhà quản trị có kinh nghiệm quản lý và điều hành hơn, dẫn đến chất lƣợng của thông tin kế toán đƣợc nâng cao và tuân thủ các quy định hiện hành hơn.
Các DN có thời gian thành lập lâu năm, họ trưởng thành hơn từ việc rút kinh nghiệm trong quá trình tham gia các hoạt động kinh doanh, hoàn thiện hơn về hệ thống kế toán và các nhân viên kế toán cũng nhiều kinh nghiệm hơn hẳn để có thể ứng phó với các tình huống phát sinh trong kỳ. Điều này sẽ làm giảm chi phí và tăng lợi nhuận một cách dễ dàng, đồng thời họ cũng dễ dàng xử lý và công bố các thông tin cần thiết để thực hiện các yêu cầu về tiết lộ thông tin. Trong khi đó các DN mới thành lập thì không có nhiều kinh nghiệm nên có thể bị các đối thủ cạnh tranh gây bất lợi, làm mất thị trường và có thể bị rơi vào tình trạng khủng hoảng dẫn đến phá sản.
Để đo lường số năm thành lập của các DNNVV, đề tài sử dụng đơn vị tính là năm cho chỉ tiêu này, tuy nhiên cá biệt có một DN trong quá trình khảo sát mới thành lập đƣợc 7 tháng thì đƣợc làm tròn là 1 năm để đồng nhất về đơn vị đo trong chỉ tiêu.
Loại hình doanh nghiệp
Qua khảo sát đặc thù các DNNVV tại TP Tuy Hòa, có thể phân thành các nhóm là: DN sản xuất (DNSX), thương mại (DNTM) và khác (DN dịch vụ và khác). Luận văn sử dụng biến giả để xem xét ảnh hưởng đến lựa chọn CSKT nhƣ sau:
D1 = 1 (DNSX) và D1= 0 (không phải là DNSX) D2 = 1 (DNTM) và D2 = 0 (không phải là DNTM) Trình độ của kế toán
Trình độ của kế toán không đồng bộ hay trình độ của kế toán thấp dự báo có ảnh hưởng đến việc lựa chọn CSKT phục vụ cho quản trị lợi nhuận.
Qua khảo sát, các DN đƣợc trả lời câu hỏi liệu rằng trình độ kế toán có ảnh hưởng tới việc lựa chọn các CSKT của DN hay không theo vấn đề: trình độ của nhân viên kế toán trong DN đƣợc phân loại thành trình độ Đại học, Cao đẳng hay Trung cấp. Luận văn sử dụng biến giả để đo lường nhân tố này như sau:
D3 = 1 (nhân viên có trình độ từ đại học trở lên) D3 = 0 (nhân viên không phải là trình độ đại học) Đòn bẩy tài chính
Các nghiên cứu trước đây đã lập luận rằng các công ty có cấu trúc vốn với khoản nợ lớn trong cơ cấu tài sản thì nhà quản trị có nhiều khả năng lựa chọn phương pháp kế toán làm tăng thu nhập. Các trung gian tài chính cho vay tiền các DN dựa trên một cấu trúc hợp đồng thành lập mà thường bao gồm các giao ƣớc nợ và những tài sản thế chấp để kiểm soát các khoản vay của DN. Đòn bẩy tài chính của DN đƣợc coi là đại diện cho cấu trúc vốn của DN có thể cho thấy nguy cơ vỡ nợ, rủi ro của DN. Biến đòn bẩy tài chính được đo lường bằng tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu [10], [17], [18].
c. Biến kiểm soát
Mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập trên trong quá trình giải thích cần được đặc trong một môi trường kiểm soát, đối với thị trường Việt Nam nói chung thì các DN luôn đặt mục tiêu lợi nhuận và thuế lên hàng đầu để tiến hành hoạt động kinh doanh, do đó khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến CSKT được lựa chọn trong các DN tất yếu phải xem xét môi trường thuế và tác động của lợi nhuận. Vì thế hai biến thuế TNDN và lợi nhuận đƣợc đƣa vào mô hình nhƣ là hai biến kiểm soát.
Thuế TNDN là một khoản bắt buộc các DN phải thực hiện dù là DNNVV hay các DN lớn. Trong quá trình hoạt động của mình các DN ngoài mục tiêu về lợi nhuận còn rất quan tâm tới mục tiêu về thuế TNDN. Các nghiên cứu cho thấy, thuế có mối quan hệ mật thiết tới việc lựa chọn các CSKT. Các quy định về việc xác định các chi phí tính thuế hiện nay với các chi phí kế toán còn có nhiều chênh lệch, do đó hầu hết các DN đều muốn giảm hoặc né tránh khoản chênh lệch đó bằng việc lựa chọn các phương pháp kế toán sao cho có sự tương đồng với quy định của thuế và kế toán. Thuế TNDN theo quy định đƣợc tính bằng thu nhập chịu thuế nhân với thuế suất thuế TNDN hiện hành. Tuy nhiên mức thuế suất là ổn định đối với tất cả các DN do đó thuế TNDN chịu ảnh hưởng từ việc xem xét thu nhập chịu thuế và xét đến cùng thì thuế TNDN có mối liên hệ mật thiết với chi phí tính thuế. Để kiểm tra mức độ ảnh hưởng của thuế TNDN tới việc lựa chọn các CSKT, đề tài kiểm tra thông qua tỷ lệ chi phí thuế trên thu nhập thuần.
Tỷ suất lợi nhuận là một trong những biến kiểm soát đƣợc đƣa vào mô hình phân tích bởi vì nó dựa trên kết quả doanh thu của DN trong kỳ báo cáo.
Bằng chứng từ các nghiên cứu trước cho thấy có mối quan hệ mạnh mẽ giữa lợi nhuận mong muốn đạt đƣợc trong kỳ với các CSKT. Dựa trên lý thuyết đại diện, có thể nói rằng các nhà quản trị có xu hướng tác động vào việc lựa
chọn các phương pháp kế toán để có thu nhập cao hơn. Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu như là một giá trị đo lường hợp lý để kiểm tra vấn đề này [10], [17].
Tổng hợp các biến đƣa vào mô hình nghiên cứu của đề tài nhƣ sau:
Bảng 2.2. Bảng tổng hợp định nghĩa và đo lường các biến
Biến Loại biến Đo lường
CSKT hàng tồn kho Phụ thuộc Phương pháp FIFO: nhận giá trị 1 Phương pháp khác: nhận giá trị 0 CSKT tài sản cố
định
Phụ thuộc Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: nhận giá trị 1 và phương pháp khác nhận giá trị 0 CSKT nợ phải thu Phụ thuộc Dựa trên mức độ nợ quá hạn và xét đoán nghề
nghiệp kế toán: nhận giá trị 1. Trường hợp khác nhận giá trị 0
Quy mô DN Độc lập Đo bằng: Tổng doanh thu, tồng tài sản đƣợc báo cáo trong năm 2014
Số năm hoạt động Độc lập Đơn vi đo lường là năm.
Loại hình DN Biến giả Các DN đƣợc chia thành: DN sản xuất, DN thương mại, DN dịch vụ và khác. Được mã hóa nhƣ sau: D1 = 1 (DNSX), D1 = 0 (không phải là DNSX); D2 = 1 (DNTM), D2 = 0 (không phải là DNTM)
Trình độ kế toán Biến giả Trình độ của nhân viên kế toán gồm: Đại học trở lên; dưới đại học. Được mã hóa như sau: D3
= 1 (trình độ từ đại học trở lên), D3 = 0 (trình độ không phải là đại học)
Đòn bẩy tài chính Độc lập Đo bằng tỷ suất nợ trên vốn chủ sợ hữu.
Tỷ suất lợi nhuận Biến kiểm soát Đo bằng tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu Biến thuế Biến kiểm soát Đo bằng tỷ lệ chi phí thuế trên thu nhập thuần.
Nguồn: Tác giả tính toán