CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM
3.1. THỰC TRẠNG VỀ QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI
3.1.2. Thực trạng về Quản trị công ty trong ngành ngân hàng TMCP Việt Nam
Quản trị ngân hàng tác động đến khả năng chấp nhận rủi ro của ngân hàng, là thước đo cho khả năng chống đỡ của ngân hàng trước biến động của nền kinh tế. Không những thế, hoạt động của ngân hàng tác động đến sản lượng của nền kinh tế bởi lẽ các ngân hàng huy động và phân bổ tiết kiệm của xã hội. Đặc biệt, ở các nước đang phát triển, khi các ngân hàng là nguồn tài chính bên ngoài r ất lớn của doanh nghiệp, quản trị ngân hàng tốt sẽ không những tác động đến giá trị của ngân hàng và giá vốn của họ mà còn tác động đến giá vốn của các doanh nghiệp và hộ gia đình mà họ cho vay vốn.
a. Những kết quả đạt được
Các ngân hàng đều xây dựng và có sửa đổi điều lệ mẫu cho phù hợp với các văn bản ban hành mới và phù hợp đặc điểm hoạt động từng ngân hàng. Và các thay đổi lớn đều được thông qua hội đồng cổ đông và các đối
tượng có liên quan khác. Vai trò nhiệm vụ của HĐQT, Ban Giám đốc, Ban kiểm soát được quy định rõ trong điều lệ công ty. Bên cạnh các cuộc họp chức năng của HĐQT, của HĐQT với ban giám đốc, thì HĐQT còn giám sát đôn đốc tình hình thực hiện hoạt động công ty, giải quyết các vấn đề tồn đọng, lấy ý kiến của cổ đông đối với các vấn đề lớn. Hầu hết các ngân hàng đều thành lập các ủy ban, hội đồng chuyên trách để hỗ trợ hoạt động của mình. Tùy vào từng ngân hàng có các ủy ban khác nhau, tuy nhiên luôn có các ủy ban chuyên trách rủi ro, Ủy ban chuyên trách Nhân sự, Ủy ban tài chính, Ủy ban Chiến lược phát triển…hỗ trợ cho hoạt động Quản trị công ty trong ngân hàng.
b. Những điểm hạn chế
Năng lực quản trị của các TCTD còn nhiều bất cập so với quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ rủi ro trong các hoạt động: Sự hạn chế về năng lực quản trị xuất phát chủ yếu từ vấn đề cơ cấu sở hữu, năng lực của cổ đông và hội đồng quản trị, hội đồng thành viên và các vị trí quản lý của TCTD. Nhiều cổ đông lớn và người đại diện cổ đông lớn tham gia các vị trí quản lý, điều hành ngân hàng nhưng lại thiếu kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm về ngân hàng. Hệ thống quản trị, nhất là hệ thống quả trị rủi ro, hệ thống kiểm tra, kiểm soát và kiểm toán nội bộ của các TCTD hoạt động chưa có hiệu quả và chưa phù hợp với thông lệ, chuẩn mực quốc tế. Chuẩn mực, chính sách; phương pháp, quy trình kinh doanh của các TCTD nhìn chung chưa có hiệu quả cao dẫn đến chưa kiểm soát có hiệu quả những rủi ro trọng yếu trong hoạt động của TCTD.
- Sự chồng chéo trong quản lý :
Hiện nay trong ngân hàng chồng chéo trong các mối quan hệ sở hữu khá là phức tạp. Thậm chí một người có thể kiêm nhiệm một lúc nhiều chức vụ trong hội đồng quản trị hay trong ban giám đốc của nhiều công ty. Sự chồng
chéo trong nhiệm vụ và quyền hạn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vai trò đóng góp đánh giá tới việc quản trị rủi ro của ngân hàng. Vai trò của HĐQT và BĐH ở một số NHTM chưa được phân tách r õ ràng. Do v ậy, HĐQT có thể bị rơi vào trường hợp: hoặc là không tập trung được các luồng thông tin chủ yếu về hoạt động của ngân hàng để xây dựng, kiểm tra các mục tiêu chiến lược v à các quyết định phòng ngừa rủi ro; hoặc lại tham gia quá sâu v ào các ho ạt động thường ngày của hoạt động quản lý.
- Vai trò của ủy ban kiểm toán khá mờ nhạt
Cùng với sự phát triển của khung quản trị rủi ro công ty, kiểm toán nội bộ đang dần được xem là một công cụ hữu hiệu để một doanh nghiệp kiểm soát các rủi ro của mình thông qua cả chức năng đảm bảo và chức năng tư vấn cho ban giám đốc và cho các chủ sở hữu. Vai trò của kiểm toán nội bộ chuyển dịch từ vai trò truyền thống trong hoạt động đánh giá công tác quản lý sang các hoạt động mang tính chất tư vấn và đưa ra các đảm bảo mang tính khách quan cho các cấp quản lý. Kiểm toán nội bộ tham gia trực tiếp vào chu trình quản trị DN, bao gồm chu trình hoạt động, thủ tục kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và cả báo cáo tài chính.
Tuy nhiên vai trò của ủy ban kiểm toán khá mờ nhạt trong cơ chế quản trị công ty, chỉ mang tính hình thức. Thông thường số thành viên ủy ban kiểm toán có từ 3 đến 5 người, nhưng thường là 3 người thường là một trưởng ban kiểm toán, 2 thành viên chuyên trách. Mô hình này được áp dụng tại nhiều công ty cổ phần như Ngân hàng Hàng Hải, Sacombank, Đông Á, Việt Nam thịnh vượng, Phương Nam, Đại Dương… Mà hầu hết những thành viên trong ban kiểm toán lại hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, nên rất khó để kiểm toán tư vấn hoạt động HĐQT và Ban giám đốc và dường như khuôn mẫu này được khá nhiều công ty áp dụng.
- Vấn đề sở hữu của cổ đông nước ngoài còn nhiều bất cập:
Các ngân hàng Việt Nam đều mong muốn lựa chọn được nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ trong các công việc chính sau: nâng cao năng lực quản trị, điều hành, quản trị rủi ro; áp dụng công nghệ hiện đại; phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; phát triển sản phẩm các lĩnh vực khác phù hợp với chiến lược phát triển của từng ngân hàng. Hiện nay có một số nhỏ các ngân hàng có sự tham gia của cổ đông chiến lược như:
Sacombank có cổ đông chiến lược là ANZ, sở hữu 10%, bắt đầu từ 3/2005, Cổ đông chiến lược của ACB là Standard Chartered sở hữu 15%, ngoài ra còn có VP Bank, ABBank, DongA Bank, VIBank có cổ đông chiến lược lần lượt là OCBC, Maybank, Citibank, CommonwealthBank of Australia.
Theo Nghị định 69/2007/NĐ-CP có quy định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của ngân hàng thương mại Việt Nam, ban hành ngày 20/4/2007. Tỷ lệ sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư nước ngoài đó không được vượt quá 20% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng Việt Nam. Chính sách hạn chế quyền sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài đối với ngân hàng Việt Nam làm giảm cơ hội cho các ngân hàng trong nước đẩy nhanh quá trình củng cố năng lực tài chính, đổi mới năng lực quản trị, điều hành. Với tỉ lệ cổ phiếu nắm giữ này, cổ đông chiến lược nước ngoài không thể đủ thẩm quyền để cái cách triệt để các vấn đề quản trị chưa tốt còn tồn tại. Trong một chừng mực nhất định, họ chỉ có thể chuyển giao cho ngân hàng Việt Nam kinh nghiệm quản trị một ngân hàng thương mại hiện đại, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ tiên tiến.Tuy nhiên các công việc này phải mất vài năm mới có thể áp dụng và thực hiện có hiệu quả trên thực tế, trong khi ngay từ năm đầu tiên, nhà đầu tư chiến lược nước ngoài đã hoàn tất thủ tục cử cán bộ quản lý cấp cao đảm nhiệm một số vị trí quan trọng trong bộ máy quản lý của ngân hàng thương mại nhà nước cổ
phần hóa (như thành viên HĐQT, thành viên Ban điều hành và một số chức vụ quan trọng khác theo thỏa thuận trong hợp đồng mua cổphần). Như vậy, với thời gian từ 2 - 3 năm, rất khó để nhà đầu tư chiến lược nước ngoài thực hiện được vai trò hỗ trợ ngân hàng thương mại nhà nước cổ phần hóa đạt được mục đích nêu trên.
- Công tác công khai thông tin và kiểm toán các báo cáo tài chính thiếu minh bạch.
Tỷ lệ các công ty báo cáo quản trị công ty và các báo cáo giám sát của ban kiểm soát ở các ngân hàng rất hạn chế. Tính tới thời điểm tháng 11 năm 2011 có khoảng 14 công ty công bố các báo cáo này một cách đầy đủ và đúng thời hạn - tức là chưa tới một nửa các ngân hàng thực hiện tốt quy chế này. Theo quy định thì các báo cáo này phải được gửi lên Ủy ban chứng khoán nhà nước SSC, và sở giao dịch chứng khoán nơi ngân hàng niêm yết.
Mặc dù các báo cáo quản trị chỉ áp dụng bắt buộc và khuyến khích đối với các ngân hàng chính thức niêm yết, tuy nhiên hầu hết các công ty thực hiện tốt lại là các ngân hàng vững mạnh.