Một số ý kiến đề xuất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam. (Trang 92 - 105)

CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU MỐI QUAN HỆ GIỮA QUẢN TRỊ CÔNG TY VÀ QUẢN TRỊ RỦI RO CỦA CÁC NGÂN HÀNG TMCP VIỆT NAM

3.3.2. Một số ý kiến đề xuất

Một là, cần một khuôn khổ pháp lý hoàn chỉnh cho hoạt động quản trị ngân hàng. Hội nhập quốc tế đã mở ra cơ hội để ngành Ngân hàng trao đổi, hợp tác, tiếp cận các luồng vốn và trợ giúp kỹ thuật quốc tế cho ngân hàng Việt Nam, góp phần làm cho quản trị của hệ thống ngân hàng Việt Nam phù hợp hơn với trình độ và chuẩn mực quốc tế. Song, quản trị ngân hàng cần đứng trên giác độ tổng thể từ quản trị mục tiêu - chiến lược đến tổ chức - hoạt động và đặc biệt là quản trị rủi ro mới mang lại sự an toàn cho NHTM. Để tạo một sự thay đổi có tính chiến lược về quản trị ngân hàng, một Bộ Luật rành rẽ là cần thiết.

Hai là, cần có lộ trình cụ thể cho việc tái cấu trúc ngân hàng. Trên cơ sở tái cấu trúc ngân hàng lọc ra các ngân hàng yếu, sáp nhập để tạo thành các ngân hàng mạnh, vững trên thương trường. Lộ trình cần phải quan tâm đến các nội dung như sau:

- Cần có sự nhất quán trong điều hành chính sách ti ền tệ để các hoạt động ngân hàng diễn ra phù hợp với các quy luật của kinh tế thị trường;

- Cần có những chính sách công khai minh bạch hoá thông tin của các ngân hàng để các ngân hàng tự bộc lộ ra nội lực của mình, trên cơ sở đó phân loại được các ngân hàng yếu và mạnh; hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu, tham gia kiểm soát vốn một phần để cùng đưa ra phương án giải quyết đối với các trường hợp cụ thể;

- Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng cần quan tâm nhiều đến các vấn đề về tái cấu trúc tài chính, hoạt động và cơ chế quản lý, trong đó Vốn và Cách

điều hành là 2 yếu tố trọng tâm quyết định sự lớn mạnh của ngân hàng. Ngoài ra, cần quan tâm đến vấn đề xử lí nợ xấu, cơ cấu nợ, mua bán nợ.

Ba là, xiết chặt cơ chế quản lý, yêu cầu các ngân hàng thực hiện tốt Quản trị công ty bởi đặc tính kinh doanh tiền tệ. Bắt buộc công khai các thông tin liên quan tới công tác QTCT, các báo cáo kiểm soát của BKS cùng với các báo cáo tài chính đã qua kiểm toán nhằm làm tăng tính minh bạch, cơ cấu sở hữu và tình trạng quản trị của ngân hàng.

b. V phía NHTMCP

Vấn đề thay đổi Cách quản trị điều hành là một vấn đề mấu chốt trong hoạt động kinh doanh của NHTMCP hiện nay. Để nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro, cần quan tâm đến 3 vấn đề sau:

Cơ cu li mô hình t chc, cơ cu s hu ca các ngân hàng : Về mô hình tổ chức của ngân hàng, ta quan tâm đến mô hình hoạt động, cơ cấu HĐQT và năng lực kinh doanh của bộ máy.

- V mô hình hot động: Các ngân hàng cần xác định lại mô hình hoạt động của m ình là Tập đoàn tài chính hay chỉ là công ty mẹ con. Trên cơ sở đó, đối chiếu các Luật áp dụng cho phù hợp.

- V mô hình t chc ca ngân hàng: các ngân hàng cần phân thành từng khối khách hàng để quản lí cho dễ, ví dụ: Khối kinh doanh (bao gồm khối Bán buôn, Bán lẻ, Khối kinh doanh vốn) và Khối hỗ trợ. Các ngân hàng cần có mô hình tổ chức phân tách chức năng của Trung ương và chi nhánh cho rõ ràng.

Về cơ cấu sở hữu, các ngân hàng cần cân nhắc việc đóng góp của các cổ đông nước ngoài. Nếu chỉ đơn thuần là góp vốn hoạt động sẽ không đóng góp nhiều trong công tác quản trị. Vì vậy, cùng với việc tham gia của các cổ đông chiến lược, ngân hàng nên sắp xếp để các cổ đông nước ngoài có mặt trong bộ máy điều hành cấp cao. Từ đó có thể học tập thêm các kinh

nghiệp, cách thức quản trị rủi ro, giải quyết nợ xấu – vấn đề đang nản giải nhất hiện nay.

Hoàn thin cơ cu t chc ca Hi đồng qun tr và Ban điu hành - Cần xác định rõ nhiệm vụ của HĐQT: tập trung xây dựng chiến lược và giám sát mục tiêu chiến lược của ngân hàng. Cơ cấu lại HĐQT với số thành viên tham gia sao cho hợp lí.

- Các NHTMCP phải đảm bảo có các Ủy ban hỗ trợ HĐQT và BĐH ( Ủy ban quản lí rủi ro, ALCO, Ủy ban nhân sự và Chiến lược) và hoàn thiện cơ cấu của các Ủy ban .

- Nhiều thách thức đặc thù trong quản trị công ty nảy sinh khi cơ cấu tổ chức ngân hàng quá phức tạp, thiếu minh bạch. Một người có thể kiêm nhiệm cùng lúc quá nhiều chức năng, điều này ảnh hưởng tới việc phân bổ trách nhiệm. Vì vậy mỗi ngân hàng thông qua Đại hội cổ đông cần chú ý đến số thành viên hội đồng quản trị, tăng tỉ lệ thành viên bên ngoài; đồng thời cần bổ sung thêm các thành viên độc lập, những người sẽ có những cái nhìn khác quan nhận xét về hoạt động của chính ngân hàng nhưng khuyến khích quy mô của hội đồng quản trị nên vừa phải và thay đổi linh hoạt vào hoàn cảnh từng thời kì.

Tăng cường năng lc qun tr cp cao

- Tham khảo các khuyến nghị của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng và nâng cao năng lực quản trị điều hành ngân hàng để áp dụng hợp lí, hiệu quả vào mô hình quản trị ngân hàng.

- Nghiên cứu và tuân thủ các nguyên tắc quản trị ngân hàng của OECD, IFC,S&P.

- Hoàn thiện các quy chế, quy trình hoạt động của các bộ máy quản trị (HĐQT, BĐH, các Ủy ban, các Hội đồng...) bảo đảm sự phối hợp tương tác, chia sẻ thông tin và ra các quy định phù hợp chức năng nhiệm vụ của bộ máy

nhằm phát huy vai trò và hiệu quả của bộ máy quản trị.

- Hoàn thiện cơ chế phân cấp, phân quyền và trách nhiệm cụ thể của các thành viên HĐQT.

- Nâng cao năng lực kinh doanh của các ngân hàng.

- Tăng cường công tác phân tích, dự báo, thống kê, đánh giá chính sách, thị trường, đối thủ cạnh tranh để kịp thời ứng phó với những thay đổi của môi trường.

- Tiếp tục từng bước ứng dụng các mô thức quản trị hiện đại theo chuẩn mực quốc tế.

- Tăng cường hệ thống thông tin minh bạch, đầy đủ trong nội bộ và bên ngoài.

- Đo lường, đánh giá kinh doanh thườ ng xuyên của ngân hàng để kịp thời đưa ra quyết định kinh doanh đúng, phù hợp.

- Hoàn thiện toàn bộ quy trình quy chế hoạt động của ngân hàng theo hướng chuẩn hóa, tuân thủ theo quy trình quản lí ISO.

- Thường xuyên đánh giá, kiểm điểm, bổ sung, điều chỉnh chính sách ban hành phù hợp với thị trường và mục tiêu của ngân hàng.

Hoàn thin b máy qun tr ri ro

- Tăng cường hiệu quả hoạt động của HĐQT và các Ủy ban quản lí rủi ro.

- Củng cố hoạt động của Hệ thống kiểm tra giám sát tuân thủ: bao gồm Phòng Kiểm tra giám sát tuân thủ tại Hội sở chính, các phòng/tổ kiểm tra giám sát tuân thủ tại các Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc Ngân hàng.

- Tăng cường hoạt động của Hệ thống kiểm toán nội bộ: là bộ phận trực thuộc BKS ngân hàng, thực hiện rà soát, đánh giá một cách độc lập và khách quan đối với hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ về tính thích hợp và sự tuân thủ các chính sách, thủ tục, quy chế, quy trình đã được thiết lập nhằm quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng.

- Các phòng ban có nhiệm vụ quản trị rủi ro (QLRR) tại Hội sở chính tăng cường hiệu quả hoạt động QLRR, bao gồm việc soạn thảo các văn bản hướng dẫn, quy trình nghiệp vụ và các chính sách chỉ đạo cụ thể phù hợp với tình huống thị trường; giám sát và đánh giá hoạt động QLRR nói chung trong toàn ngân hàng và nói riêng đối với từng Chi nhánh, đơn vị cơ sở trực thuộc;

đề xuất các biện pháp thực thi nhằm cải thiện tình hình.

- Tạo sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các bộ phận để nâng cao hiệu quả giám sát.

Nâng cao năng lc qun tr ri ro

- Chuẩn hoá các quy trình quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế, xây dựng bộ công cụ đo lường quản lí, giám sát rủi ro.

- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện hệ thống báo cáo quản lý nội bộ và hệ thống kế toán quản lý nhằm hỗ trợ công tác quản lý kinh doanh, ứng dụng hiệu quả các hệ thống thông tin quản lý trong việc hỗ trợ ra quyết định trong hoạt động kinh doanh cũng như tăng cường vai trò điều hành kinh doanh, kiểm soát và quản trị rủi ro của ngân hàng.

- Tiếp tục thực hiện việc phân tách rõ ràng ch ức năng nhiệm vụ giữa ba bộ phận: quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro và tác nghiệp trong tất cả các lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của ngân hàng.

- Xây dựng hệ thống định danh, quản lí nhóm khách h àng/khách hàng liên quan để bảo đảm tuân thủ các giới hạn an toàn theo quy định của luật.

- Rà soát hoàn thiện cơ sở dữ liệu đúng, kịp thời về khách hàng và doanh số kinh doanh của từng sản phẩm dịch vụ để phục vụ công tác điều hành, quản trị rủi ro hữu hiệu.

KT LUN CHƯƠNG 3

Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố của QTCT thực sự ảnh hưởng đến QTRR tài chính. Các nhân tố về thành phần hội đồng quản trị, cổ đông nước ngoài, ảnh hưởng của cổ đông, ảnh hưởng của người gửi tiền thật sự tác động đến QTRR tài chính. Trong đó các yếu tố thuộc về QTCT theo cơ chế bên ngoài tác động nhiều nhất.

Để các ngân hàng TMCP nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm thiểu rủi ro tài chính thì cần đến sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà nước và sự nổ lực của chính bản thân các NHTMCP. Trong đó việc hoàn thiện về cơ cấu tổ chức và cơ cấu sở hữu ngân hàng có ý nghĩa quan trọng.

KT LUN

1. Kết qu đạt được a. V nghiên cu lý thuyết

- Nghiên cứu đã hệ thống hóa các khái niệm, các nguyên tắc và quy trình cơ bản Quản trị công ty, Quản trị rủi ro, cách thức đo lường rủi ro tài chính trong ngân hàng.

- Đồng thời đề tài cũng chỉ ra một số nghiên cứu đã được thực hiện trước đó, so sánh và cung cấpthêm chứng cứ chứng minh mối quan hệ giữa Quản trị công ty và Quản trị rủi ro.

-Bằng thống kê toán học và phân tích của phần mềm Eviews, đề tài xây dựng thành công quy trình xây dựng mô hình nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR.

b. V ý nghĩa thc tin

- Đề tài khái quát đặc điểm hệ thống Ngân hàng Việt Nam, thực trạng của QTCT và QTRR của các ngân hàng trong thời gian từ năm 2009 - 2013;

- Đưa ra mô hình hồi quy nghiên cứu mối quan hệ giữa QTCT và QTRR vốn, QTRR tín dụng và QTRR thanh khoản. Kết quả thực nghiệm với các mô hình cho thấy sự tồn tại mối quan hệ giữa QTCT và QTRR tài chính tương ứng với từng loại rủi ro cụ thể. Trong các yếu tố Quản trị công ty được nghiên cứu thì các yếu tố bên trong như thành phần HĐQT, tỷ lệ góp vốn của cổ đông nước ngoài và các yếu tố bên ngoài như công khai BCQT, ảnh hưởng cổ đông, ảnh hưởng người gửi tiền đều có tác động đến QTRR. Kết quả nghiên cứu tạo cơ sở để các NHTMCP đưa ra quyết định phù hợp để cải thiện QTCT;

- Đề tài đưa ra một số đóng góp ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống QTCT của các NHTMCP góp phần nâng cao việc QTRR một cách hiệu quả.

2. Hn chế

- Đề tài nghiên cứu trong phạm vi 26 NHTMCP, số liệu báo cáo tài chính giới hạn trong giai đoạn năm 2009 – 2013, nên kết quả chỉ chính xác ở một mức độ nhất định;

- Số liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các ngân hàng, tức là tính theo giá trị sổ sách, không xét đến giá trị tính theo giá trị thị trường;

- Nghiên cứu vẫn còn một số hạn chế về dữ liệu điều tra, có thể điều tra thêm các yếu tố quan trọng như quyền sở hữu nội bộ, mức độ cho vay các bên lien quan, sử dụng kiến thức, kỹ năng của Ban điều hành, sự gắn kết của HĐQT, v.v. Ngoài ra các thông tin nội bộ công bố trên thị trường rất hạn chế, tính minh bạch của thông tin không cao.

3. Hướng nghiên cu và phát trin sau khi hoàn thành đề tài

- Các nghiên cứu tiếp theo có thể nghiên cứu thêm các vấn đề của quản trị, đặc biệt là vấn đề quyền sở hữu, đưa thêm biến vào mô hình để tăng độ phù hợp của mô hình.

- Phân tích dữ liệu bảng cho ta nhiều thông tin hơn nếu được nghiên cứu trong khoảng thời gian dài hơn, so sánh tiêu chí theo thời gian.

- Dựa trên nghiên cứu này có thể phát triển nghiên cứu mối quan hệ giữa ba cấu trúc QTCT, QTRR và Hiệu quả hoạt động ngân hàng. Đồng thời có thể mở rộng nghiên cứu cho lĩnh vực khác ngoài các NHTMCP.

DANH MC TÀI LIU THAM KHO Tiếng Vit:

[1] Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright (2010), “Chương 16: Các mô hình hồi quy dữ liệu bảng”, Trường Kinh tế Fulbright.

[2] PGS.TS. Phan Thị Cúc, (2009), Qun tr ngân hàng thương mi, NXB Giao thông vận tải, Công ty cổ phần in Khánh Hội.

[3] IFC (2010), Cm nang qun tri công ty, Hà Nội, tháng 10,2010

[4] IFC (2012), Báo cáo th đim Qun tr công ty năm 2012, Hà Nội: Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) giữ bản quyền.

[5] Nguyễn Cao Khôi và Nguyễn Phương Linh, (2012) , C đông chiến lược nước ngoài k vng ca ngân hàng vit nam và nhng khong trng pháp lý, Ngân hàng Nhà nước

[6] PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, (2006), Qun tr ngân hàng thương mi, NXB Tài chính, Công ty in và sản xuất bao bì Hà Nội.

[7] Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (2010), Các nguyên tc tăng cường qun tr đối vi các t chc ngân hàng, Hà Nội 10/2010.

Tiếng Anh:

[8] Bassem Salhi, Younes Boujelbene, (2012), “ Effect of the Internal Banking Mechanisms of Governance on the Risk- talking by the Tunisian Banks”, Researcher, University of Sfax, Tunisian, Professor, University of Sfax, Tunisian.

[9] Cillanelli & Gonzaler, (2000), “Corporate Governance in Banking: A Conceptual Framework”, Social Science Research Network.

[10] Christopher, Mo Fung Yung, (2009), “The relationship between corporate governance and bank performance in hong kong”, Auckland University of technology.

[11] Dao Thi Thanh Binh, Hoang Thi Truong Giang (2012). Corporate Governance and Performance in Vietnamese Commercial Banks.Journal of Economics and Development, Vol. 14, No.2,72-95.

[12] Davis, J. H., Schoorman, F.D., & Donaldson, L. (1997). Towards a stewardship theory of management. Academy of Management Review, 22, 20-47

[13] Donaldson, L & Davis, J. (1991), “Stewardship Theory or Agency Theory: CEO Governance and Shareholder Return”, Australian Journal of Management, Vol.16, No.1, pp.49-64.

[14] Donaldson, T., & Preston, L. E. (1995). The stakeholders theory of the corporation: concept, evidence, and implication. Academy of Management Review, 20, 65-91.

[15] Eduardus Tandelilin, Hermeindito Kaaro, Putu Anom Mahadwartha, Supriyatna, (2007), “Corporate Governance, Risk Management, and Bank Performance: Does Type of Ownership Matter?”, Final Report of an EADN Individual Research Grant Project.

[16] Freeman, R.E.1994. The politics of stakeholder theory. Business Ethics Quart.

[17] Jensen, M.C. and Meckling, W. (1976),‘Theory of the Firm:

Managerial Behaviour, Agency Costs and Capital Structure’, Journal of Financial Economics, Vol.3, pp. 305-360.

[18] Joan Selorm Tsorhe, Anthony Q. Q. Aboagye1, and Anthony Kyereboah- Coleman, (2009), “Corporate governance and bank risk management in Ghana”, University of Ghana Business School.

[19] King, R. G. and Levine, R. (1993a), “Finance and growth: Schumpeter might be right”, Quarterly Journal of Economics, Vol.108, pp:717-37.

[20] King, R.G and R. Levine (1993b), ‘Finance, Entrepreneurship and Growth: Theory and Evidence’, Journal of Monetary Economics, Vol.32, pp: 513-42.

[21] Levine, R. (2004), The Corporate Governance of Banks: A Concise Discussion of Concepts and Issues, World Bank Policy Research Paper WPS340

[22] Lipton, M., & Lorsch, J. (1992).Modest proposal for improved corporate governance. Business Lawyer, 12(3), 48-59.

[23] Macey, Jonathan R., and O’Hara, Maureen, “The Corporate Governance of Banks”, Federal Reserve Bank of New York Economic Policy Review, Vol. 9 (1), 2003, 91-107.

[24] OECD, (2004), OECD Priciples of Corporate Governance, Hà Nội [25] Shleifer, A. and Vishny, R. (1997), ‘A Survey of Corporate

Governance’, Journal of Finance, Vol.52, pp.737-783 .

[26] Terry McNulty, Chris Florackis, Phillip Ormrod, (2012), “Corporate Governance and Risk: A Study of Board Structure and Process”, University of Liverpool Management School.

[27] Yermack, D., 1996. Higher market valuation of companies with a small board of directors. Journal of Financial Economics 40, 185–211.

Website:

[28] www.abbank.com.vn [29] www.acb.com.vn

[30] www.baovietbank.com.vn [31] www.dongabank.com.vn [32] www.eximbank.com.vn [33] https://www.hdbank.com.vn

[34] https://www.kienlongbank.com.vn [35] www.lienvietpostbank.com.vn [36] www.mdb.com.vn

[37] https://www.mbbank.com.vn [38] www.msb.com.vn

[39] http://www.msb.com.vn [40] www.namabank.com.vn [41] http://oceanbank.vn [42] www.pgbank.com.vn [43] www.saigonbank.com.vn [44] www.sacombank.com.vn [45] www.scb.com.vn

[46] www.seabank.com.vn [47] www.shb.com.vn

[48] www.southernbank.com.vn

[49] https://www.techcombank.com.vn [50] https://www.vib.com.vn

[51] www.vietcapitalbank.com.vn [52] www.vpb.com.vn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ giữa quản trị công ty và quản trị rủi ro của các ngân hàng TMCP Việt Nam. (Trang 92 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(150 trang)