Chương 2 MỤC TIÊU N I DUNG V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
2.5.2. Phương pháp nghiên cứu
2.5.2.1. Xác định phân bố loài Găng néo trong rừng tự nhiên
+ Tiến hành điều tra, khảo sát rừng tự nhiên bằng phương pháp điều tra lâm học: Dùng phương pháp sinh thái mô tả, thiết kế tuyến điều tra, bố trí ô tiêu chuẩn và ô dạng bản.
+ Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến đi theo chiều từ dưới lên (theo độ cao so với mặt biển) kết hợp với việc thu th p thông tin. Mục đích là xem xét khả
năng phân bố của cây Găng néo trong rừng tự nhiên đi từ dưới lên, xác định vùng phân bố chủ yếu của loài cây trong phạm vi VQG Côn Đảo.
Thiết kế ô tiêu chuẩn
+ p ô tiêu chuẩn có diện tích 2.500 m2 điển hình cho mỗi địa điểm. Số lượng ô điều tra là 3 cho mỗi địa điểm. Mỗi ô có khoảng cách không gian cách xa nhau từ 700 m đến 1.000 m để tạo được sự đa dạng cho các địa điểm điều tra. Mục đích là xác định số cây và các loài cây gỗ cùng đặc điểm phân bố của chúng trong các trạng thái rừng tự nhiên chủ yếu nhất tại VQG Côn Đảo.
+ Trong mỗi ô tiêu chuẩn 2.500 m2 l p 5 ô dạng bản A, B, C, D, E (với diện tích mỗi ô dạng bản là 25 m2). Mục đích là xác định thành phần loài cây và số cây tái sinh của các loài cây gỗ trong lâm phần. Dùng sơn đánh dấu lên các cây ở vị trí gốc để phân biệt ranh giới các ô dạng bản trong ô tiêu chuẩn.Tổng cộng có 45 ô dạng bản được điều tra trên 9 ô tiêu chuẩn. Thực hiện đo đếm và ghi nh n chiều cao các loài cây gỗ tái sinh (cây có D1,3 dưới 10 cm) vào bảng chiều cao cây.
+ Phần lớn diện tích của đảo thuộc dạng địa hình đối núi, bề mặt địa hình lồi lõm, bị chia c t bởi các hệ thống đường tụ thủy. Vì v y, để thu n lợi cho việc đo đếmvà thu th p số liệu, các ô tiêu chuẩn sẽ được l p theo hình chữ nh t có chiều dài theo chiều đường đồng mức, còn ô dạng bản là hình vuông.
Kỹ thuật sử dụng trong điều tra
+ Xác định cấu trúc phân bố lâm phần, phân bố loài cây và xác định theo t lệ (%) giá trị quan trọng của loài Găng néo trong phân bố của lâm phần.
+ Quan sát sơ bộ tuyển chọn những cây cao, có đường kính lớn, thân cây thẳng đẹp, khúc thân dưới cành dài, sau đó dùng sơn đánh dấu lại.
+ Dùng máy định vị GPS để xác định địa điểm phân bố của những cây Găng néo dự định chọn làm cây mẹ lấy giống.
Phương pháp thu thập số liệu trên OTC + Về sinh trưởng cây
- Đo đường kính ngang ngực (D1,3) thông qua đo chu vi thân cây bằng thước dây, đơn vị đo là centimet (cm), đo ở vị trí ngang ngực (1,3 m).
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) bằng sào dài 4 - 5 m, đơn vị là mét (m) và có độ chính xác là 0,5 m. Chọn một cây tương đối thẳng, ước lượng chiều cao của cây đó, sau đó ước lượng cho các cây xung quanh.
- Đo chiều cao khúc thân dưới cành (Hdc) bằng sào, đơn vị là mét (m) và có độ chính xác là 0,5 m. Chiều cao thân được xác định là chiều cao tính từ gốc cây cho đến cành sống thấp nhất tham gia tạo tán của cây.
+ Về phẩm chất cây
- Các chỉ tiêu đánh giá về phẩm chất cây được xác định bằng cách quan sát và cho điểm ở từng chỉ tiêu đo đếm.
- Quan sát khúc thân dưới cành để đánh giá độ tròn thân cây và độ thẳng thân cây. Mức độ sâu bệnh được đánh giá bằng cách quan sát mức thể hiện sâu bệnh của tán cây và thân cây.
2.5.2.2. Chọn cây mẹ lấy hạt giống Phương pháp chọn cây mẹ
Cây Găng néo cung cấp sản phẩm chính là gỗ nên cần quan tâm đến độ vượt của đường kính ngang ngực, chiều cao vút ngọn và chiều cao dưới cành. Ngoài ra, cũng cần chú trọng đến phẩm chất cây như: thân thẳng, tròn đều, cây phát triển tốt, tán lá rộng và xanh đ m.
Bước 1: Trong mỗi ô điều tra, tiến hành đo đếm và thu th p số liệu về đường kính (D1,3), chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc). Chỉ điều tra những cây Găng néo có đường kính D1,3≥ 10 cm.
Bước 2: Tiến hành khảo sát, đánh giá và ghi nh n điểm cho từng cây mẹ dự tuyển vào phiếu thông tin cây dự tuyển cây mẹ (phần phẩn chất cây):
+ Độ tròn của thân (Dtrt):
Tròn đều, đầy đặn (A): 15 điểm
Hơi lệch hình bầu dục hoặc có rãnh nông (B): 10 điểm
Bầu dục lệch hoặc có rãnh múi khế sâu (C): không chọn + Độ thẳng thân cây (Dtt):
Rất thẳng (A): 15 điểm
Hơi cong ở 1/3 phía trên của khúc thân (B): 10 điểm
Cong hoặc hơi cong ở đoạn thân đưới cành (C): 5 điểm + Mức độ sâu bệnh (Msb):
Hoàn toàn khỏe mạnh (A): 10 điểm
Bị sâu bệnh hại nhẹ (B): 5 điểm
Bị nhiễm sâu bệnh rõ rệt (C): không chọn
Bước 3: Dùng máy định vị GPS c p nh t tọa độ theo thứ tự tất cả những cây Găng néo có các giá trị Hvn, Hdc và D1,3 nổi trội so với các cây Găng néo khác và có phẩm chất cây tốt. Sau đó ghi vào phiếu thông tin cây dự tuyển cây mẹ.
Bước 4: Tổng hợp số liệu từ phiếu thông tin cây dự tuyển cây mẹ, phiếu bình điểm và phiếu số lượng các loài cây có trong ô điều tra. C p nh t thông tin theo từng địa điểm, từng nội dung vào phần mềm Excel.
Ưu tiên chọn theo thứ tự: phẩm chất cây (tổng điểm từng cây), đường kính thân cây tại vị trí 1,3m, chiều cao vút ngọn, chiều cao khúc thân dưới cành. Nếu ở cây thứ 10 có nhiều hơn 2 cây bằng điểm thì sẽ xem xét lại các chỉ số bình quân về đường kính và chiều cao đã có, cây nào có chỉ số cao hơn sẽ được chọn.
Thực hiện lọc cho đến khi chọn được đủ số lượng cây xứng đáng làm cây mẹ (chi tiết tại Phụ lục 1.2).
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
+ Số liệu thu th p từ ngoại nghiệp được chỉnh lý, tính toán và phân tích trên phần mềm Excel và Statgraphics. Các giá trị và tham số thống kê như sau:
- Phân tích % phân bố của loài cây Găng néo thông qua biểu đồ tròn.
- So sánh xếp hạng giữa các cấp chiều cao bằng biểu đồ.
T lệ (%) giá trị quan trọng cây Găng néo trong lâm phần
NGăng néo% = x 100
T lệ (%) phân bố cây Găng néo theo chiều cao ở từng tầng:
NTGăng néo%= x 100
Trong đó: NTGăng néo : số cây Găng néo ở từng tầng - Tính toán để chọn cây mẹ Găng néo:
Tiến hành xử lý trên phần mềm Excel, tìm ra các giá trị trung bình cho từng cột (D1,3, Hvn, Hdc, Dtrt, Dtt, Msb) (chi tiết tại Phụ lục 1.2).
Dùng công cụ lọc (Sort & Filter) để chọn ra những cây có trị số cao hơn hoặc bằng giá trị trung bình (tuyển chọn lần 1). Tổng hợp những cây được chọn qua tuyển chọn lần 1 thành bảng riêng.
Từ bảng số liệu được tổng hợp qua lần tuyển chọn 1 tiếp tục tuyển chọn lần 2 và lần 3… cũng thực hiện lọc tương tự như lần tuyển chọn 1.
2.5.2.3. Bố trí thí nghiệm gieo ươm
Dựa theo nguyên lý sinh thái giới hạn, đề tài tiến hành thí nghiệm xác định những phản ứng sinh trưởng của cây con Găng néo đối với một số cấp biến đổi của nhân tố thí nghiệm như t lệ che sáng, hỗn hợp ruột bầu. Từ đó, xác định được ngưỡng tác động thích hợp nhất của mỗi nghiệm thức đối với sinh trưởng của cây trong giai đoạn vườn ươm.
Xử lý hạt giống
Thu hái quả và sơ chế hạt: Sau khi xác định được thời điểm thu hái cho từng giai đoạn thích hợp, sẽ tiến hành thu hái tại tuần đầu tiên của mỗi giai đoạn.
Quả thu về được đo đếm tính khối lượng và làm sạch bằng cách c t bỏ vỏ và thịt quả. Quả Găng néo thuộc loại quả thịt, mỗi quả thường chứa 1 hạt. Phương pháp kiểm nghiệm chủ yếu dựa vào hướng dẫn của tiêu chuẩn ngành 04-TCN-33- 2001 (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
Bố trí gieo ươm
Kỹ thu t làm đất ruột bầu:
- ấy đất: cuốc hoặc cày lớp đất mặt sâu không quá 20 - 30 cm, đ p nhỏ, nhặt bỏ đá cục và các tạp v t thô, sàng đất qua lưới thép để loại bỏ các tạp v t.
- Trộn hỗn hợp ruột bầu: Cân đong chính xác từng loại nguyên liệu (đất, trấu ủ, phân bón) theo đúng t lệ cần dùng. Dùng xẻng đảo đều hỗn hợp.
Kỹ thu t cấy cây vào bầu:
- Sau khi chuẩn bị đất tiến hành đóng bầu, khi đóng bầu chú ý bầu đất không quá chặt cũng không quá lỏng lẻo.
- Cấy cây con vào bầu: Khi chồi rễ đạt được 2- 3 cm tiến hành cấy cây con vào bầu. Dùng que xoi một lỗ ở giữa bầu đất, sau đó đặt cây vào bầu, dùng tay ấn nhẹ hai bên mặt bầu để giảm các khoảng hở lớn trong bầu đất..
Chăm sóc cây mạ và cây con:
Sử dụng nước tưới của vườn ươm, tưới phun thủ công, ngày phun 2 lần, vào sáng sớm và buổi chiều. Không tưới nước vào những ngày n ng g t, lúc buổi trưa.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ bảo quản tới khả năng nảy mầm của hạt giống cây Găng néo, được tiến hành với 3 nghiệm thức:
- Nghiệm thức 1: Bảo quản bằng tủ lạnh với nhiệt độ 50C.
- Nghiệm thức 2: Bảo quản bằng bọc trong túi vải ở nhiệt độ 280C.
- Nghiệm thức 3: Bảo quản bằng vùi trong cát ẩm ở nhiệt độ 300C.
Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) 1 nhân tố với bốn lần lặp lại, mỗi nghiệm thức 100 hạt. Sau mỗi tháng đếm số hạt có khả năng nảy mầm, theo dõi đến khi còn khoảng 20% số hạt còn sống.
Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của các chế độ che sáng tới sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây Găng néo 8 tháng tuổi tại vườn ươm.Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức:
- Nghiệm thức 1: Che sáng 25%, dùng dàn che bằng lưới nylon.
- Nghiệm thức 2: Che sáng 50%, dùng dàn che bằng lưới nylon.
- Nghiệm thức 3: Che sáng 75%, dùng dàn che bằng lưới nylon.
Thành phần ruột bầu trong trường hợp này gồm 80% đất xám bề mặt, 10%
phân chuồng hoai, 10% phân vô cơ (super lân). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) 1 nhân tố với ba lần lặp lại, mỗi nghiệm thức gồm 50 cây.
Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các hỗn hợp ruột bầu tới sinh trưởng đường kính, chiều cao của cây Găng néo 8 tháng tuổi tại vườn ươm.Thí nghiệm được tiến hành với 3 nghiệm thức:
- Nghiệm thức 1: Ruột bầu gồm 90% đất bề mặt + 10 phân vô cơ - Nghiệm thức 2: Ruột bầu gồm 90% đất bề mặt + 10 phân hữu cơ - Nghiệm thức 3: Ruột bầu gồm 100% đất (50% vùng thấp + 50% cao)
Chế độ che sáng trong trường hợp này là 50% ánh sáng tự nhiên và giống nhau cho cả ba nghiệm thức ruột bầu. Thí nghiệm được bố trí theo kiểu khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD) 1 nhân tố với ba lần lặp lại, mỗi nghiệm thức gồm 50 cây trong một lô thí nghiệm.
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Mỗi ô thí nghiệm của một nghiệm thức được tiến hành đo đếm 50 cây và đều nhau cho tất cả các ô. Cây to hay nhỏ đều được đo. Thời gian đo đếm được thực hiện định kỳ 30 ngày/ 1 lần. Chỉ tiêu và cách thức đo đếm như sau:
- Đường kính cổ rễ (cách mặt bầu 2 cm) được đo bằng thước kẹp kính.
- Chiều cao vút ngọn (từ mặt bầu đến ngọn cây) được đo bằng thước kỹ thu t.
- Số lá trên cây: đếm toàn bộ số lá hiện có trên cây.
Các số liệu đo đếm về sinh trưởng đường kính cổ rễ, chiều cao vút ngọn, số lá của cây trên các nghiệm thức được xử lý bằng phương pháp thống kê, sử dụng bảng tính Excel và phần mềm Statgraphics 3.0.
Việc phân tích số liệu và đánh giá kết quả thí nghiệm được thực hiện theo các bước sau đây:
- Tính các đặc trưng thống kê mô tả (giá trị bình quân, phương sai, độ lệch tiêu chuẩn và hệ số biến động…) về đường kính, chiều cao và số lá. Sử dụng phần mềm Satgraphics 15.1 để tính toán các tham số thống kê.
- Sử dụng phân tích phương sai (ANOVA) 1 nhân tố để xem xét ảnh hưởng đến sinh trưởng cây con. Sau đó dùng tr c nghiệm Duncan để phân hạng. Tuy nhiên, theo thời gian (tháng thí nghiệm) nếu có sự khác biệt về chỉ tiêu theo dõi thì cũng coi nó như một nhân tố tác động, khi đó việc phân tích giống như 2 nhân tố:
xem xét ảnh hưởng tương tác của nhân tố thí nghiệm với nhân tố thời gian. Sử dụng phần mềm Statgraphics 15.1 để tính ANOVA và Duncan.
- Chọn 1 đến 2 nghiệm thức tốt nhất thông qua chỉ tiêu đo đếm (đường kính, chiều cao, số lá) của mỗi thí nghiệm để đưa vào đề xuất xử lý kỹ thu t gieo ươm đối với cây Găng néo.