Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN
3.1. Đặc điểm lâm học của lâm phần và kết quả chọn cây mẹ Găng néo tại rừng tự nhiên ở VQG Côn Đảo
3.1.2. Một số đặc điểm sinh trưởng của lâm phần
Trong diện tích VQG Côn Đảo thì có một đảo lớn (đảo Côn Sơn) và nhiều đảo nhỏ. Qua khảo sát, chuyên đề điều tra tại 3 địa điểm: (i) Tiểu khu Bảy Cạnh tại hòn Bảy Cạnh, (ii) tiểu khu Hòn Bà tại đảo Hòn Bà, và (iii) tiểu khu 55B khu vực núi Con Ngựa thuộc đảo Côn Sơn.
TK Bảy Cạnh: Diện tích 566 ha, trạng thái rừng IIA-IIB
TK Hòn Bà: Diện tích 461 ha, trạng thái rừng IIA-IIB và IIIA1 TK 55B (Con Ngựa): Diện tích 623 ha, trạng thái rừng IIA-IIB
Tổng số cá thể đã điều tra ở Bảy Cạnh là 398 cây, ở Hòn Bà là 408 cây và khu vực núi Con Ngựa là 412 cây.Vì loài cây Găng néo là đối tượng chính của nghiên cứu nên các trình bày sau đây đều có so sánh giữa lâm phần tự nhiên với quần thể loài cây Găng néo.
Bảng 3.2a. Đặc điểm của các lâm phần rừng theo địa điểm nghiên cứu Tiểu khu M t độ cây
(cây/ha)
D1,3 trung bình (cm)
Hvn trung bình (m)
Hdc trung bình (m)
Bảy Cạnh 531 23,3 6,6 3,5
Hòn Bà 544 26,7 7,3 3,7
55B 549 24,9 6,5 3,5
Bảng 3.2b. Đặc điểm của quần thể Găng néo theo địa điểm nghiên cứu Tiểu khu M t độ cây
(cây/ha)
D1,3 trung bình (cm)
Hvn trung bình (m)
Hdc trung bình (m)
Bảy Cạnh 49 35,1 8,2 3,1
Hòn Bà 48 27,8 6,5 3,2
55B 57 38,7 8,9 3,4
Hình 3.2a Các chỉ tiêu đo của rừng và quần thể Găng néo ở Bảy Cạnh
Hình 3.2b Các chỉ tiêu đo của rừng và quần thể Găng néo ở Hòn Bà
Hình 3.2c Các chỉ tiêu đo của rừng và quần thể Găng néo ở TK55B
Nhìn chung, sự khác biệt về chỉ tiêu số cây cũng như các chỉ tiêu đo đếm D1,3, Hvn và Hdc không chênh nhiều giữa các địa điểm đo đếm. M t độ cây rừng cao hơn tại khu vực núi Con Ngựa, nhưng sinh trưởng của rừng lại tốt hơn tại tiểu khu Hòn Bà. Tương tự, số cây Găng néo nhiều nhất tại khu vực núi Con Ngựa và sinh trưởng của loài này tại núi Con Ngựa cũng tốt hơn so với hai địa điểm kia.
Nh n xét cho từng địa điểm:
- Ở khu vực Hòn Bảy Cạnh, bình quân của D1,3 và Hvn của quần thể Găng néo đều cao hơn của rừng chung, riêng Hdc thì thấp hơn, chênh lệch cao nhất là ở D1,3 tới 1,5 lần. Có thể nói các cây lớn và chiếm nhiều ở tầng cao của rừng tại hòn Bảy Cạnh đều thuộc về Găng néo.
- Ở khu vực Hòn Bà, bình quân của D1,3 của quần thể Găng néo cao hơn của rừng chung, còn Hvn và Hdc thì thấp hơn, chênh lệch ở các cấp đường kính và chiều cao đều không nhiều. Có thể nói đặc điểm sinh trưởng của rừng tự nhiên nói chung và quần thể Găng néo tại Hòn Bà đều xấp xỉ nhau.
- Ở khu vực núi Con Ngựa, bình quân của D1,3 và Hvn của quần thể Găng néo đều cao hơn của rừng chung, riêng Hdc thì thấp hơn, chênh lệch cao nhất là ở D1,3 tới 1,5 lần. Có thể nói các cây lớn và chiếm nhiều ở tầng cao của rừng tại khu vực tiểu khu 55B thuộc về Găng néo.
Như v y, sinh trưởng bình quân D1,3 và Hvn của loài Găng néo cao hơn hoặc xấp xỉ bằng với rừng tự nhiên, còn sinh trưởng Hdc thì thường thấp hơn. Điều đó chứng tỏ Găng néo là loài cây trội về sinh trưởng so với các loài cây gỗ trong rừng, đồng thời cũng biểu thị là loài phân cành thấp, tán lá cao hơn so với bình quân chung của rừng.
3.1.2.2. Đặc điểm sinh trưởng theo trạng thái rừng
Theo phân chia của VQG Côn Đảo thì có 10 trạng thái rừng, trong đó 4 trạng thái rừng gỗ đang tồn tại: IIIA1 (rừng gỗ nghèo), IIIA2 (rừng gỗ trung bình), IIA3 (rừng gỗ giàu), IIA-IIB (rừng phục hồi).
Trạng thái rừng IIIA1 có ở tiểu khu Hòn Bà và Hòn Bảy Cạnh, còn trạng thái rừng IIA và IIB có ở cả 3 khu vực nghiên cứu. Như v y, chung lại trong 3 địa điểm nghiên cứu chỉ có hai trạng thái là IIA-IIB và IIIA1. Dưới đây là những đặc điểm chính của hai loại trạng thái rừng.
Nhìn chung, theo Bảng 4.3, sự khác biệt về chỉ tiêu số cây cũng như các chỉ tiêu đo đếm không chênh nhiều giữa hai trạng thái rừng. M t độ cây rừng ở trạng thái IIA-IIB cao hơn so với trạng thái IIIA1, nhưng D1,3 và Hvn của IIIA1 cao hơn IIA-IIB. Đó cũng là đặc điểm chung của các loại rừng này. Tuy nhiên, cả hai loại đều thuộc dạng rừng nghèo đến rất nghèo về trữ lượng gỗ, tại trạng thái IIA-IIB khoảng 49 m3/ha, còn tại IIIA1 khoảng 70 m3/ha.
Bảng 3.3a. Đặc điểm của các lâm phầnphân theo trạng thái rừng Trạng thái M t độ cây
(cây/ha)
D1,3 trung bình (cm)
Hvn trung bình (m)
Hdc trung bình (m)
IIA-IIB 534 24,6 6,7 3,5
IIIA1 524 28,1 7,6 3,9
Bảng 3.3b. Đặc điểm của quần thể Găng néo phân theo trạng thái rừng
Trạng thái M t độ cây (cây/ha)
D1,3 trung bình (cm)
Hvn trung bình (m)
Hdc trung bình (m)
IIA-IIB 544 24,6 6,7 3,5
IIIA1 524 28,1 7,6 3,8
Trong điều kiện hiện trạng rừng của VQG Côn Đảo, không thể phân biệt một cách rõ rệt trạng thái IIA với IIB, cho nên chuyên đã gộp chung. Giải thích về sự tương đối giống nhau về đặc điểm sinh trưởng giữa hai loại rừng IIA-IIB và IIIA1 tại khu vực nghiên cứu, có lẽ liên quan đến tiêu chí phân loại trạng thái và điều kiện cho sinh trưởng của rừng tại đây.
Hình 3.3 So sánh các chỉ tiêu đo giữa trạng thái IIA-IIB và IIIA1
Theo tiêu chuẩn phân loại rừng truyền thống, rừng IIA hay IIB là rừng phục hồi sau khai thác, còn rừng IIIA1 là rừng nghèo do khai thác.Theo đó, rừng phục hồi thường và rừng IIIA1 thường có trữ lượng thấp so với các trạng thái rừng trung
bình (IIIA2) hay rừng giàu (IIIB). Tuy nhiên, rừng tại VQG Côn Đảo đều là rừng nguyên sinh, số cây bị chặt chỉ là không đáng kể, nhưng sinh trưởng của rừng ch m dẫn đến trữ lượng nhìn chung không lớn (thấp hơn 100 m3/ha) chính là do phụ thuộc vào điều kiện sống tại đây, đa số diện tích rừng là núi đá, tầng đất mặt mỏng và nghèo chất dinh dưỡng, độ dốc lớn. Như v y, rừng nghèo là do bản chất của rừng tại đây chứ không phải do con người tác động vào rừng. Điều đó cũng dẫn đến sự không khác biệt về một số chỉ tiêu đo đếm giữa các trạng thái rừng đã điều tra.