Ảnh hưởng của công thức trồng đến sinh trưởng của cây con

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây găng néo (manilkara hexandra dula) phục vụ công tác bảo tồn tại vườn quốc gia côn đảo (Trang 70 - 75)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU V THẢO LUẬN

3.3. Ảnh hưởng của các nhân tố sinh thái tới tỷ lệ cây sống và sinh trưởng cây con giai đoạn trồng rừng

3.3.2. Ảnh hưởng của công thức trồng đến sinh trưởng của cây con

Tiếp theo, chuyên đề dánh giá khả năng sinh trưởng của cây con sau trồng với các chỉ tiêu D0 và H của cây. Các kết quả tính toán và phân tích thống kê được trình bày trong Bảng 4.21, Bảng 4.22 và Hình 4.16.

Bảng 3.21. Kết quả tính toán các đặc trưng sinh trưởng của D0 và H ở cây Găng néo sau 2 tháng trồng

Chỉ tiêu đo Đường kính (D0) Chiều cao (H)

NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3

Số cá thể (cây) 174 141 232 174 141 232

Tr.bình (D,mm; H,cm) 9,3 8,8 8,3 54,6 54,3 48,8 Hệ số biến động (%) 11,7 12,6 15,2 13,1 14,6 9,2 Biên độ (D,mm; H,cm) 3,8 3,7 3,5 35,0 38,0 25,0

Hình 3.16 Sinh trưởng của D0 và H cây Găng néo sau 2 tháng trồng Nh n xét:

Sinh trưởng của đường kính (D0) và chiều cao (H) ở các nghiệm thức khác nhau cũng có sự khác nhau. Các giá trị bình quân của D0 và H đều cao hơn ở nghiệm thức 1 và 2 và cũng đều thấp nhất ở nghiệm thức 3.

Hệ số biến động của chiều cao lớn hơn đường kính (trừ nghiệm thức 3) nhưng nhìn chung là thấp (10% đến 15%). Sự khác biệt về hệ số biến động cũng như biên độ biến động đều tương đương nhau giữa các nghiệm thức.

Để xác định được mức độ khác biệt về phương diện thống kê, kết quả ANOVA và LSD như trình bày trong Bảng 4.22.

Bảng 3.22a. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm SD ảnh hưởng của m t độ trồng đến sinh trưởng đường kính (theo nghiệm thức)

Chỉ tiêu Nghiệm thức

Số giá

trị

Dtb (mm)

Nhóm thuần

nhất

F–ratio P-value

Đ.kính

3 (3,5x1,5) 232 8,30 X

37,21 0,000 2 (4x2, m) 141 8,83 X

1 (3x2, m) 174 9,31 X

Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.

Bảng 3.22b. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm SD ảnh hưởng của m t độ trồng đến sinh trưởng chiều cao (theo nghiệm thức)

Chỉ tiêu Nghiệm thức

Số giá

trị

Htb (cm)

Nhóm thuần

nhất

F–ratio P-value

Chiều cao

3 (3,5x1,5) 232 48,8 X

52,32 0,000 2 (4x2, m) 141 54,3 X

1 (3x2, m) 174 54,6 X

Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.

Nh n xét:

Từ bảng kết quả phân tích thống kê số liệu sau 8 tháng trồng, cho thấy sinh trưởng đường kính và chiều cao có những biểu hiện như sau:

Thứ nhất, về giá trị tuyệt đối đến hết tháng thứ 2 thì D gốc của NT1 đạt 9,31 mm (lớn nhất), của NT2 đạt 8,83 mm (lớn nhì) và NT3 đạt 8,30 mm (thấp nhất).

Chênh lệch tuy nhỏ nhưng sự khác biệt về D (mm) là rất có ý nghĩa giữa NT1 và NT2, giữa NT2 và NT3 (P = 0,000). Bước đầu cho phép khẳng định rằng nghiệm thức trồng 1 và 2 (cự ly 3x2 và 4x2) là tốt cho sinh trưởng D gốc (mm),

Thứ hai, về giá trị tuyệt đối đến hết tháng thứ 2 thì H của NT1 đạt 54,6 cm, của NT2 đạt 54,3 cm (lớn nhất) và NT3 đạt 48,8 cm (thấp nhất). Rõ ràng, sự khác biệt về H (cm) giữa nghiệm thức 1 và 2 là không có ý nghĩa, nhưng cả hai khác biệt rất rõ rệt với nghiệm thức 3. Điều đó khẳng định nghiệm thức thứ 3 (trồng với băng rộng 10m) là có vấn đề đối với sinh trưởng chiều cao cây con giai đoạn sau trồng.

Tóm lại, sau 2 tháng trồng ngoài thực địa, m t độ cây trồng và dẫn đến không gian dinh dưỡng có tác dụng làm tăng trưởng cả đường kính và chiều cao cây.Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy sự khác biệt là rất rõ rệt. Ở nghiệm thức 3 (trồng 1.666 c/ha trên băng lớn), cây sinh trưởng xấu hơn cả về đường kính và chiều cao.

+ Sau 8 tháng trồng

Tiếp theo, chuyên đề dánh giá khả năng sinh trưởng của cây con sau trồng với các chỉ tiêu D0 và H của cây. Các kết quả tính toán và phân tích thống kê được trình bày trong Bảng 4.23, Bảng 4.24 và Hình 4.17.

Bảng 3.23. Kết quả tính toán các đặc trưng sinh trưởng của D0 và H ở cây Găng néo sau 8 tháng trồng

Chỉ tiêu đo Đường kính (D0) Chiều cao (H)

NT1 NT2 NT3 NT1 NT2 NT3

Số cá thể (cây) 192 150 150 192 150 150

Tr.bình (D,mm; H,cm) 12,4 12,8 11,6 66,8 71,3 60,8 Hệ số biến động (%) 16,4 16,7 11,2 21,8 26,1 16,6 Biên độ (D,mm; H,cm) 10,0 9,3 5,0 62,0 87,0 53,0

Sinh trưởng D0 Sinh trưởng Hvn Hình 3.17 Sinh trưởng của D0 và H cây Găng néo sau 8 tháng trồng Nh n xét:

Sinh trưởng của đường kính (D0) và chiều cao (H) ở các nghiệm thức khác nhau cũng có sự khác nhau. Các giá trị bình quân của D0 và H đều cao hơn ở nghiệm thức 2 và 1 và cũng đều thấp nhất ở nghiệm thức 3.

Hệ số biến động của chiều cao lớn hơn đường kính, nhìn chungcủa D0 là rất thấp (dưới 20%), của H là thấp (trên 20%). Sự khác biệt về hệ số biến động cũng như biên độ biến động đều tương đương nhau giữa các nghiệm thức.

Để xác định được mức độ khác biệt về phương diện thống kê, kết quả ANOVA và LSD như trình bày trong Bảng 4.24.

Bảng 3.24a. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm SD ảnh hưởng của m t độ trồng đến sinh trưởng đường kính (theo nghiệm thức)

Chỉ tiêu Nghiệm thức

Số giá

trị

Dtb (mm)

Nhóm thuần

nhất

F–ratio P-value

Đ.kính

3 (3,5x1,5) 150 11,6 X

17,27 0,000

1 (3x2, m) 192 12,4 X

2 (4x2, m) 150 12,8 X

Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.

Bảng 3.24b. Kết quả ANOVA và tr c nghiệm SD ảnh hưởng của m t độ trồng đến sinh trưởng chiều cao (theo nghiệm thức)

Chỉ tiêu Nghiệm thức

Số giá

trị

Htb (cm)

Nhóm thuần

nhất

F–ratio P-value

Chiều cao

3 (3,5x1,5) 150 60,8 X

18,93 0,000

1 (3x2, m) 192 66,8 X

2 (4x2, m) 150 71,3 X

Ghi chú: các chữ cái X (không cùng đường thẳng) chỉ sự khác biệt với mức ý nghĩa 0,05.

Nh n xét:

Từ bảng kết quả phân tích thống kê số liệu sau 8 tháng trồng, cho thấy sinh trưởng đường kính và chiều cao có những biểu hiện như sau:

Thứ nhất, về giá trị tuyệt đối đến hết tháng thứ 8 thì D gốc của NT2 đạt 12,8 mm (lớn nhất), của NT1 đạt 12,4 mm (lớn nhì) và NT3 đạt 11,6 mm (thấp nhất). Chênh lệch tuy nhỏ nhưng sự khác biệt về D (mm) là rất có ý nghĩa giữa NT1 và NT2 với NT3 (P = 0,000). Bước đầu cho phép khẳng định rằng nghiệm thức trồng 1 và 2 (cự ly 3x2 và 4x2) có băng trồng 5 m là tốt cho sinh trưởng D gốc (mm) so với nghiệm thức 3 với băng trồng rộng 10m.

Thứ hai, về giá trị tuyệt đối đến hết tháng thứ 8 thì H của NT2 đạt 71,3 cm(lớn nhất), của NT1 đạt 66,8 cm và NT3 đạt 60,8 cm (thấp nhất). Rõ ràng, sự khác biệt về H (cm) giữa các nghiệm thức 1, 2 và 3 đều rất có ý nghĩa (P = 0,000).

Điều đó càng khẳng định nghiệm thức thứ 3 (trồng với băng rộng 10m) là có vấn đề đối với sinh trưởng chiều cao cây con giai đoạn sau trồng.

Tóm lại, sau 8 tháng trồng ngoài thực địa, m t độ cây trồng và không gian dinh dưỡng có tác dụng làm tăng trưởng cả đường kính và chiều cao cây.Kết quả phân tích thống kê cũng cho thấy sự khác biệt là rất rõ rệt. Ở nghiệm thức 3 (trồng 1.666 c/ha trên băng lớn), cây sinh trưởng xấu hơn cả về đường kính và chiều cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu kỹ thuật trồng cây găng néo (manilkara hexandra dula) phục vụ công tác bảo tồn tại vườn quốc gia côn đảo (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)